Từ đầu năm tới nay, nhiều DN BĐS kêu cứu, rằng sẽ đi chết vì dự án chậm được triển khai, gọi vốn, bày bán,... Bạn đoán xem, họ lo cho ngân hàng, người lao động, hay lo cho đế chế của họ?
Ảnh: Ông Võ Văn Hoan - PCT UBND TP.HCM trong cuộc gặp gỡ với các DN BĐS (Thái Minh Võ).
Thực tế, các DN BĐS ngoài một số được chính quyền hỗ trợ cưỡng chế, thâu tóm được đất công, thì đa phần triển khai dự án trần ai khoai củ.
Những mỏi mệt hôm nay, bề nổi là bắt nguồn từ hiện tượng một số DN lòn lách sao đó mà thó được công viên, bờ sông, lấn kênh lấp ruộng. Giờ thì cuộc đốt lò đang bùng cháy, các bộ ngành, địa phương cầm bút ký cũng chùn tay, khiến nhiều dự án bất động.
Nhưng cái gốc của sự mệt mỏi ấy có lẽ vẫn là từ “nút thắt” dai dẳng: Thể chế!
1. Theo GS - TSKH Lê Du Phong, VN hiện có nhiều rào cản về thể chế như chất lượng hệ thống pháp luật chưa cao, thường xuyên sửa đổi; Một số luật chồng chéo, mâu thuẫn; Bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả; Thủ tục hành chính phức tạp; Công chức còn thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu; Các chủ thể tham gia nền kinh tế chưa được đối xử công bằng…
Riêng về con người, VN có số lượng công chức, viên chức vào khoảng 2,8 triệu người, trong khi Mỹ chỉ có 2,1 triệu, dân số thì gấp 3,5 và diện tích gấp 30.
Bộ máy cồng kềnh dẫn đến hiệu quả, hiệu lực kém. Nguy hại hơn, nó còn khiến Nhà nước không thể tăng thu nhập đáng kể, dẫn tới “nhũng nhiễu” tràn lan.
Khảo sát của VCCI cho thấy 60% DN Top giữa phải móc hầu bao cho các khoản chi không chính thức. Đó vẫn là "bề nổi".
2. TS Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế TƯ thẳng thắn: Do mô hình kinh tế thị trường định hướng CHCN ở nước ta hoàn toàn mới cả về mặt lý luận và thực tiễn. Thế giới hiện chưa có mô hình này dẫn đến việc dùng dằng, chần chừ, thử đi thử lại...
Trong sự “dùng dằng” ấy, DN quốc doanh mờ nhạt vai trò, nhiều “cú đấm thép” táng vào mặt nhân dân; Các chủ thể tham gia nền kinh tế còn chưa được đối xử công bằng, ở đây là cơ chế, chính sách hỗ trợ, khả năng tiếp cận vốn, tài nguyên, và nhiều khi là công bằng trước luật pháp;...
Sự “dùng dằng” ấy đã tạo nhiều kẽ hở để nhóm lợi ích tham nhũng, gây lãng phí, bất công.
Không đâu xa, với ngành BDS, có những DN lấy công sản rất dễ dàng (thậm chí không qua đấu giá công khai, hoặc đấu giá cho có), nhưng nhiều DN phải tự tay thu mua, giải phóng mặt bằng, xin đủ loại giấy phép,…
3. Thể chế là một khái niệm khá phức tạp. Theo WorldBank, thể chế bao hàm 03 nội dung quan trọng, là luật chơi, cơ chế thực thi và tổ chức.
Bất kỳ Nhà nước, chế độ nào cũng phải đặt ra và trả lời câu hỏi làm sao để phát triển, hay để giảm thiểu rủi ro trong tiến trình phát triển. Việt Nam nhận rõ và có những bước đi, nhưng lại chưa thực sự bắt đầu từ gốc của mọi cải cách: Con Người!
- - -
Vụ DN BĐS kêu cứu, yếu tố con người đang bị "xoáy" vào. Nhưng căn nguyên dẫn tới vẫn là thể chế, là sự tồn tại cơ chế xin - cho.
Các DN BĐS đa phần rất đáng thương, vì vài DN ăn công sản, lấn lấp sông rạch mà toàn ngành chịu khổ. Mấy ông "trời con" cứ để cơ quan CSĐT làm. Lúc ăn chơi phè phỡn, hotgirl, siêu xe các loại sao không kêu cứu?
Nhà nước trước hết phải tính cách cứu các DN làm dự án đàng hoàng, trên đất không có máu và nước mắt lương dân.
FB Kiên Giang Kinh tế , Tin trong nước , Xã hội
No comments:
Post a Comment