Trong bài viết “Vũ Hán: Câu chuyện về thất bại của hệ thống miễn dịch và sức mạnh xã hội” mà tôi dịch cách đây vài ngày, tác giả Mã Thiên Kiệt đã mượn hình ảnh những con chim hoàng yến trong mỏ than để viết về chuyện các bác sỹ bị khiển trách vì lên tiếng báo động về bệnh dịch trước hơn ai hết.
“Hóa ra 8 công dân Vũ Hán bị khiển trách vào tháng 12 vì lan truyền "tin đồn" về dịch bệnh là các bác sĩ đã cảnh báo cho đồng nghiệp và bạn bè của họ về căn bệnh đáng ngờ thông qua WeChat. Chính quyền Vũ Hán đã chủ động giết chết những con chim hoàng yến trong mỏ than của mình”, Mã viết.
Cách ví von này bắt nguồn từ thành ngữ “hoàng yến dưới hầm”. Đây là hình ảnh chỉ những dấu hiệu cảnh báo sớm đối với một mối nguy sắp xảy đến, xuất phát từ việc các thợ mỏ phương Tây trước kia thường mang một lồng chim hoàng yến xuống hầm mỏ. Nếu lượng khí độc trong hầm tăng cao thì chim hoàng yến sẽ chết trước, các thợ mỏ thấy hoàng yến chết sẽ nhanh chóng rút khỏi hầm.
Khi ví von như thế hẳn Mã Thiên Kiệt chỉ muốn nói rằng bằng cách bịt miệng các bác sỹ, chính quyền Vũ Hán đã tự triệt tiêu tín hiệu cảnh báo sớm sống còn của mình, từ đó đẩy thành phố này cũng như cả Trung Quốc lún sâu vào một thảm họa chưa có hồi kết.
Thế nhưng đêm nay, một trong những con chim hoàng yến ấy, bác sỹ Lý Văn Lượng đã chết thật rồi, theo nghĩa đen.
Giá như chính quyền Vũ Hán hay những cấp cao hơn có phản ứng khác khi lắng nghe những hồi chuông cảnh báo của vị bác sỹ trẻ tuổi, liệu có phải cái chết đau lòng này đã có thể tránh được?
Cái chết của bác sỹ Lý như một cơn địa chấn buồn thảm trong dư luận Trung Quốc. Hàng triệu lời than khóc, hàng triệu nỗi phẫn uất và hàng triệu dấu hỏi tuôn ra như núi lửa phun trào.
Tiếc thay, những nỗi phẫn uất, những dấu hỏi ấy nhanh chóng mất hút trong mạng lưới kiểm duyệt khổng lồ ở Trung Quốc. Người dân Trung Quốc chỉ được than khóc, chứ không được phép phẫn nộ trước cái chết của bác sỹ Lý.
Khi còn sống, hệ thống ấy đã một lần bịt miệng bác sỹ Lý. Và nay, cả khi ông đã qua đời, họ một lần nữa bịt miệng người khác về cái chết của ông.
Hệ thống ấy không thể tự sửa chữa!
Via: Duan Dang
Chính trị
,
Tin quốc tế
,
Tin trong nước
,
Văn hóa
,
Y tế
“Hóa ra 8 công dân Vũ Hán bị khiển trách vào tháng 12 vì lan truyền "tin đồn" về dịch bệnh là các bác sĩ đã cảnh báo cho đồng nghiệp và bạn bè của họ về căn bệnh đáng ngờ thông qua WeChat. Chính quyền Vũ Hán đã chủ động giết chết những con chim hoàng yến trong mỏ than của mình”, Mã viết.
Cách ví von này bắt nguồn từ thành ngữ “hoàng yến dưới hầm”. Đây là hình ảnh chỉ những dấu hiệu cảnh báo sớm đối với một mối nguy sắp xảy đến, xuất phát từ việc các thợ mỏ phương Tây trước kia thường mang một lồng chim hoàng yến xuống hầm mỏ. Nếu lượng khí độc trong hầm tăng cao thì chim hoàng yến sẽ chết trước, các thợ mỏ thấy hoàng yến chết sẽ nhanh chóng rút khỏi hầm.
Khi ví von như thế hẳn Mã Thiên Kiệt chỉ muốn nói rằng bằng cách bịt miệng các bác sỹ, chính quyền Vũ Hán đã tự triệt tiêu tín hiệu cảnh báo sớm sống còn của mình, từ đó đẩy thành phố này cũng như cả Trung Quốc lún sâu vào một thảm họa chưa có hồi kết.
Thế nhưng đêm nay, một trong những con chim hoàng yến ấy, bác sỹ Lý Văn Lượng đã chết thật rồi, theo nghĩa đen.
Giá như chính quyền Vũ Hán hay những cấp cao hơn có phản ứng khác khi lắng nghe những hồi chuông cảnh báo của vị bác sỹ trẻ tuổi, liệu có phải cái chết đau lòng này đã có thể tránh được?
Cái chết của bác sỹ Lý như một cơn địa chấn buồn thảm trong dư luận Trung Quốc. Hàng triệu lời than khóc, hàng triệu nỗi phẫn uất và hàng triệu dấu hỏi tuôn ra như núi lửa phun trào.
Tiếc thay, những nỗi phẫn uất, những dấu hỏi ấy nhanh chóng mất hút trong mạng lưới kiểm duyệt khổng lồ ở Trung Quốc. Người dân Trung Quốc chỉ được than khóc, chứ không được phép phẫn nộ trước cái chết của bác sỹ Lý.
Khi còn sống, hệ thống ấy đã một lần bịt miệng bác sỹ Lý. Và nay, cả khi ông đã qua đời, họ một lần nữa bịt miệng người khác về cái chết của ông.
Hệ thống ấy không thể tự sửa chữa!
Via: Duan Dang
No comments:
Post a Comment