Không có gì lạ khi các nhân vật trong chính phủ đặt lợi ích chính trị của mình lên trước sức khỏe cộng đồng. Nhưng với sự lây lan nhanh chóng của virus và mức độ nghiêm trọng của tình hình ở Trung Quốc, tôi nghĩ rằng chính phủ có thể bỏ đi sự kiểm duyệt và tuyên truyền trong một thời gian. Và tôi đã sai.
Các sinh viên Trung Quốc tổ chức một buổi tưởng niệm cho bác sĩ Lý Văn Lượng, người đầu tiên cảnh báo về Coravavirus, Covid-19, có nguồn gốc ở Vũ Hán, Trung Quốc, bên ngoài khuôn viên UCLA ở Westwood, California, vào ngày 15 tháng 2, 2020. (Ảnh: Mark RALSTON / AFP qua Getty Images)
Vào một đêm tôi nhận được một cuộc điện thoại từ bác sĩ Song. Anh vừa hoàn thành ca làm việc tại một bệnh viện ở Vũ Hán và chuẩn bị quay trở lại làm việc. Anh nói với tôi rằng đã vài tuần anh không có một đêm ngủ trọn vẹn hoặc một ngày nghỉ. Anh không thể nhớ lần cuối cùng anh có thời gian dành cho gia đình và ăn một bữa cơm ấm áp là khi nào. Tại nơi làm việc, anh ta quấn mình trong áo mưa do bệnh viện thiếu đồ bảo hộ. Một số đồng nghiệp của anh mặc tã đi làm để tránh phải cởi bỏ bộ đồ bảo vệ.
Anh nói: “Có lẽ bạn có thể viết một cái gì đó để cho các bệnh nhân biết rằng tất cả chúng tôi đã cố gắng hết sức”. Chỉ vài giờ trước đó, khi một bệnh nhân đã chết tại bệnh viện Vũ Hán, các thành viên gia đình của bệnh nhân đã đánh đập và làm hai bác sĩ bị thương nặng. Mặc dù Song và đồng nghiệp của anh đã làm việc không ngừng nghỉ - quá tải, không được trang bị đầy đủ và kiệt sức, họ vẫn phải đối mặt với sự phản ứng dữ dội từ những bệnh nhân - những người bị từ chối cho nhập viện vì thiếu giường bệnh. Một số thất vọng rời đi. Những người khác đã hành hạ anh.
Tôi biết Song khi tôi đang giúp một nhóm quyên góp vật tư y tế. Anh ấy không phải là người duy nhất cầu xin sự giúp đỡ thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Tôi đã nhận được các cuộc gọi từ hàng chục nhân viên y tế, những người này đều mô tả một tình huống tuyệt vọng. Tôi cũng nhận được rất nhiều lời cầu xin sự giúp đỡ từ bệnh nhân. Họ đã phải chờ đợi trong các hành lang bệnh viện chật cứng trong nhiều ngày, vì sợ bị bỏ rơi, không được điều trị và cuối cùng chết vì dịch bệnh mà hiện nay được gọi là Covid-19. Một số người đã cảm thấy bị bệnh trong gần một tuần và trong thời gian đó, các thành viên gia đình của họ cũng bắt đầu cảm thấy bị bệnh. Nhưng họ đã phải chờ đợi rất lâu để được chẩn đoán và điều trị.
Lin, một sinh viên đại học, bắt đầu cảm thấy đau đầu và nghĩ rằng mình đã bị cảm lạnh. Vào thời điểm đó, mọi người vẫn chưa có thông tin chính thức nào về sự bùng phát của Coronavirus. Nhưng tình trạng của cô đã xấu đi nghiêm trọng. Lệnh phong tỏa địa phương có nghĩa là cô và mẹ cô phải đi bộ hàng giờ để đến bệnh viện. Cô đã đợi trong sảnh bệnh viện suốt một đêm, sau đó cô được cho một ít thuốc và khuyên nên quay lại vào ngày hôm sau trong trường hợp có sẵn bộ dụng cụ xét nghiệm Coronavirus.
Bức ảnh này được chụp vào ngày 16 tháng 2 năm 2020 cho thấy một bác sĩ đang nhìn vào một hình ảnh khi anh ta kiểm tra một bệnh nhân bị nhiễm Coronavirus, COVID-19, tại Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán ở Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. (Ảnh: STR / AFP qua Getty Images)
Cô đã được chẩn đoán nhiễm virus vào cuối tháng 1. Mẹ cô cũng bị lây bệnh khi chăm sóc cô. Họ được nói đi nói lại là họ phải ở lại nhà và chờ được đưa đến bệnh viện. Thời gian trôi qua, nội dung những tin nhắn của cô dường như ngày càng chán nản. Một đêm nọ, cô ấy nói với tôi rằng cô ấy cảm thấy như mình đang chờ chết. Lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện, cô ấy đã quay lại bệnh viện, và lại phải chờ đợi một lần nữa: “Nếu chỉ có một chiếc giường, tôi sẽ để mẹ tôi nằm ở đó. Sức khỏe của bà đang suy giảm nhanh chóng. Còn tôi sẽ tự cách ly tại nhà”. Cô vừa khóc vừa nói.
Lin không cô đơn. Trên Weibo, một trong những nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất ở Trung Quốc, có một nhóm hơn 150.000 người - chủ yếu là bệnh nhân và gia đình của họ - đang yêu cầu giúp đỡ. Đọc qua các bài viết, rõ ràng là thiếu mọi thứ. Nhiều người phải quyết định nên ưu tiên mẹ hay con gái, cháu trai hay ông, vợ hoặc chồng.
Biết được rằng cả nhân viên y tế và bệnh nhân đang phải vật lộn như thế nào, tôi không thể ngừng suy nghĩ về nguyên nhân gây ra tất cả những thảm kịch này ở một đất nước lẽ ra đã học được rất nhiều từ sự bùng nổ dịch Sars tại đó 17 năm trước.
Theo tờ Financial Times, đã có ít nhất một khoảng thời gian ba tuần trước khi các nhà chức trách Vũ Hán biết rằng virus này bùng phát nhưng họ đã “ban hành lệnh cấm lan truyền tin đồn”. Đầu tháng 1, tám chuyên gia y tế đã bị cảnh sát khiển trách vì tin đồn, trong đó có bác sĩ Lý Văn Lượng - người đã chết vì căn bệnh này. Bác sĩ này đã trở thành một biểu tượng cho sự thất vọng của công chúng đối với sự kiểm duyệt và quản lý kém của chính phủ Trung Quốc. Những “tin đồn” này thực sự dựa trên các trường hợp nhiễm virus tại các bệnh viện ở Vũ Hán, và nếu chính phủ thay vì kiểm duyệt thông tin mà bỏ công sức vào việc điều tra những trường hợp này, thì những bệnh nhân này có thể đã được cứu.
Vào giữa tháng 1, một y tá nói với tôi rằng nhân viên y tế ở Vũ Hán đã được khuyên không nên mặc đồ bảo hộ để tránh gây hoảng loạn. Sau đó, Song nói với tôi rằng nhân viên y tế đã được khuyên không nên đòi hỏi sự giúp đỡ trên các phương tiện truyền thông xã hội. Hiện 1.700 nhân viên y tế trên toàn quốc đã bị nhiễm bệnh.
Ngay cả bây giờ, khi virus đã khiến 70.000 người mắc bệnh và cướp đi hơn 1.700 mạng sống, chính phủ vẫn đang cố gắng che giấu thông tin. Hàng ngàn bài đăng đã bị xóa khỏi nhóm trực tuyến yêu cầu trợ giúp, bao gồm cả bài của Lin. Tôi đã được các biên tập viên của các phương tiện truyền thông Trung Quốc nói rằng họ không thể viết về bất cứ điều gì phản ánh tiêu cực về chính phủ.
Không có gì lạ khi các nhân vật trong chính phủ đặt lợi ích chính trị của mình lên trước sức khỏe cộng đồng. Nhưng với sự lây lan nhanh chóng của virus và mức độ nghiêm trọng của tình hình ở Trung Quốc, tôi nghĩ rằng chính phủ có thể bỏ đi sự kiểm duyệt và tuyên truyền trong một thời gian. Và tôi đã sai.
Thiếu hụt khẩu trang
Trong khi Trung Quốc hiện đang là quốc gia chịu tổn thất nặng nề nhất do dịch virus, thì chính sự thống trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu về sản xuất khẩu trang y tế đã gây hại cho đất nước này. Sự thiếu hụt khẩu trang đang ngày càng gia tăng khi virus COVID-19 tiếp tục lan rộng trên toàn đất nước Trung Quốc và trên toàn thế giới.
Nhu cầu về khẩu trang đã tăng mạnh trong những tuần gần đây. Điều này đã làm cạn kiệt không chỉ kho dự trữ mặt hàng khẩu trang của Trung Quốc, mà còn “làm trống” các kệ hàng từ Bangkok đến Boston. Tại Trung Quốc, hiện nay nhiều thành phố đã bắt buộc các công dân phải đeo khẩu trang ở các khu vực công cộng.
Mặt khác, tuy Trung Quốc chiếm khoảng một nửa sản lượng khẩu trang của thế giới, nhưng hiện nay nước này đang phải “tranh giành” nguồn cung khẩu trang từ nước ngoài thông qua cả các kênh ngoại giao chính thức và qua những người mua khẩu trang về từ nước ngoài.
Tuy vậy, các bác sĩ và y tá, bao gồm cả những người tuyến đầu trong tâm chấn virus ở Vũ Hán, vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn khẩu trang, đặc biệt là khẩu trang N95 - loại có khả năng bảo vệ tốt hơn.
Mặc dù không có ước tính chính thức nào về sự thiếu hụt nguồn cung khẩu trang được đưa ra, một điều rõ ràng là nhu cầu về khẩu trang sẽ tiếp tục vượt trên tất cả các mặt hàng được sản xuất tại Trung Quốc trong những tuần tới.
Văn Thiện
Theo theguardian, SCMP Chính trị , Tin quốc tế , Y tế
No comments:
Post a Comment