Liên quan đến việc TP Hải Phòng chi 269 tỷ đồng để tặng quà cho toàn bộ 600.000 hộ dân, mỗi hộ một bộ ấm chén và một lá cờ nhân kỷ niệm 65 năm giải phóng thành phố. Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 3/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng TP Hải Phòng cần xem xét việc tặng quà sao cho tránh lãng phí.
Kỳ họp bất thường của HĐND TP Hải Phòng ngày 28/2 đã quyết định chi 269 tỷ đồng mua ấm chén tặng dân đang bị dư luận và các đại biểu phản đối
Thực tế, ngay khi thông tin về việc tặng quà trên được đăng tải rộng rãi trên mạng xã hội và báo chí, không chỉ người dân cả nước mà ngay người dân TP Hải Phòng đã lên tiếng phản ứng.
Chuyện của TP Hải Phòng
Tại kỳ họp bất thường của HĐND TP Hải Phòng ngày 28/2 đã quyết định chi 269 tỷ đồng để mua tặng mỗi hộ dân 1 bộ ấm chén, 1 lá cờ nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng thành phố này.
Theo số liệu báo cáo đến ngày 20/2/2020, toàn TP Hải Phòng có 644.324 hộ. Trong đó, số hộ đang sinh sống có hộ khẩu thường trú tại địa phương là 587.888 hộ; số hộ đang sinh sống không có hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng có đăng ký tạm trú tại địa phương là 37.666 hộ; số hộ đang sinh sống không có hộ khẩu thường trú và không đăng ký tạm trú tại địa phương là 18.770 hộ.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13-5-1955 – 13-5-2020), UBND TP Hải Phòng sẽ tặng phần quà cho mỗi hộ gia đình có đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng và đang sinh sống ở TP theo số liệu thống kê tính đến hết ngày 31/3/020.
Quà tặng bằng hiện vật, mỗi suất quà gồm 1 bộ ấm chén và 1 lá cờ Tổ quốc. Trị giá mỗi suất quà không quá 500 ngàn đồng/suất/hộ. Kinh phí dự kiến 269 tỉ đồng. Thời gian tặng quà bắt đầu từ tháng 5/2020 và hoàn thành trong tháng 6-2020. Riêng cờ Tổ quốc tặng trước ngày 13/5.
Một con số thống kề cho thấy, năm 2019, TP Hải Phòng tạo dấu ấn đậm nét khi thu ngân sách đạt gần 90.000 tỷ nhưng chỉ có 27.000 tỷ từ thu nội địa. Trong khi đó, Hà Nội thu ngân sách năm 2019 là 249.127 tỷ, TP HCM thu ngân sách là 409.923 tỷ đồng, Quảng Ninh thu ngân sách nội địa năm 2019 đạt 34.625 tỷ đồng…
Theo đó, TP Hải Phòng chưa phải là thành phố dẫn đầu trong việc thu ngân sách. Nhưng theo ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng thì thời gian qua liên tục đạt được những thành tựu quan trọng, mang tính đột phá trong sự nghiệp phát triển giai đoạn 2015 – 2020, tiềm lực của TP được nâng lên một bậc. Đây là quyết định được bàn bạc kỹ, phù hợp với điều kiện của Hải Phòng và không hề lãng phí.
Việc Hải Phòng quyết chi 269 tỷ mua ấm chén và cờ tặng cho dân “không phải mới”. Trước đây khi Vĩnh Phúc cũng chi 65 tỷ mua ấm chén tặng và đã bị phản ứng dữ dội..v..v.
Một quyết định chưa đúng đắn của TP Hải Phòng?
Gía trị bộ ấm chén không bao nhiêu, nhưng chi con số 269 tỷ đồng này là một sự lãng lãng phí
Thực chất, bộ ấm chén và cờ không có giá trị gì nhiều. Dịp kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Hải Phòng, phía chính quyền, khi thu ngân sách tốt, họ nghĩ đến người dân, muốn thể hiện một chính quyền do dân và vì dân.
Với người dân Hải Phòng một ngày vui trọng đại, có một số ý kiến cho rằng, việc tặng quà vốn là những hành động được cho là đẹp, mang lại nhiều ý nghĩa và giá trị tinh thần. Việc nhận quà từ thành phố càng thêm sự phấn khởi khi chính quyền thành phố nghĩ đến người dân. Món quà nào nếu tặng đúng quy định cũng đều đáng quý, đáng trân trọng.
Thế nhưng chuyện thành phố mà bỏ ra hàng trăm tỷ để thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đối với nhân dân bằng ngân sách là điều không hợp lý cho lắm. Tức là, món quà thật sự có ý nghĩa khi chính quyền thành phố không lấy nguồn từ ngân sách địa phương để mua quà tặng người dân.
Bởi tiền ngân sách cũng từ tiền thuế của dân, là tiền đóng góp của các doanh nghiệp. Lấy tiền của dân, mua quà tặng dân thì dù mục đích hướng đến có ý nghĩa thế nào cũng sẽ làm giảm đi giá trị của món quà rất nhiều.
Trong khi đó, số tiền 269 tỷ đồng mua quà tặng dân là một con số không nhỏ. Để có được số tiền trên có thể phải đánh đổi nhiều ha đất để đấu giá thu về ngân sách hoặc đó có thể là số tiền đóng thuế từ rất nhiều người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Dưới góc nhìn của dự luận thì chi số tiền lớn từ ngân sách để tặng món quà mà gia đình nào lâu nay cũng đang có là lãng phí, không phù hợp. “Tôi muốn giành số tiền đó mua khẩu trang, nước sát trùng tặng dân để chống dịch. Riêng cá nhân tôi xin được trả lại số tiền mua quà để thành nộp lại ngân sách để hỗ trợ cho người nghèo hay người khuyết tật tại địa phương” – một người dân nói.
Đồng tình với quan điểm của người dân, cũng có nhiều Đại biểu Quốc hội như nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Nhất là trong bối cảnh nhà nước đang đẩy mạnh chủ trương tập trung chống tham nhũng, lãng phí để lo đầu tư phát triển kinh tế. Song song, hiện chúng ta đang có một nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách hiện nay là phòng, chống dịch Covid-19.
TP Hải Phòng chưa có dịch nhưng đang cách ly nhiều người. Đây là địa phương có nhiều cảng, người nước ngoài và khách du lịch đến không ít nên không loại trừ khả năng xảy ra dịch bệnh. Vì thế, cần tập trung mua các trang thiết bị y tế để phòng dịch.
Liên quan đến vấn đề này, Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật nhìn nhận: “Lãnh đạo Hải Phòng nói đã tính toán kỹ, chi thế là hợp lý vì mức ngân sách của TP dư sức, nhưng không phải anh có tiền mà muốn chi gì thì chi”. Đó là chưa kể vấn đề về minh bạch, xem chỉ định thầu hay qua đấu giá được thực hiện như thế nào.
Đồng tình với quan điểm trên, Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nhận định: “Nhiều công trình quốc kế, dân sinh của Hải Phòng cũng đang thiếu. Thậm chí theo tôi biết, Hải Phòng đang đề xuất với Chính phủ, Trung ương là có tỉ lệ điều tiết hay hỗ trợ ngân sách để nâng cao chất lượng hạ tầng của cảng Hải Phòng, để có điều kiện phát triển nhiều hơn. Thế thì nên sử dụng ngân sách làm sao cho nó thiết thực”.
Mở rộng vấn đề một chút khi đặt mối liên hệ của Hải Phòng với nhiều địa phương khác. Cá nhân tôi rất đồng ý với quan điểm của Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: “Một tỉnh mà chi nhiều tiền, chi mạnh tay thế để tặng quà cho dân có nghĩ đến những tỉnh khác không? Hải Phòng có nghĩ những tỉnh nghèo như Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên… sẽ chạnh lòng? Hay những tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đang khóc vì hạn mặn, mất mùa?”
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gương sáng chói về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mà Người còn chỉ rõ nguồn gốc của lãng phí là do quan liêu: “Vì những người và những cơ quan lãnh đạo mắc bệnh quan liêu thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí. Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí. Vì vậy, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí, thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu”.
Không ai nói việc chính quyền TP Hải Phòng tặng quà cho nhân dân là không tốt. Dẫu vậy, khi ta nhìn vấn đề từ việc nêu gương theo đúng các quy định của Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thì có vẻ lãnh đạo TP có một quyết định chưa đúng đắn. Chính trị , Kinh tế , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment