Trong khi cả nước đang bận rộn chống dịch Covid-19 từ đầu năm mới đến giờ, thì ở vùng núi rừng Tây Nguyên ấy, các cơ quan chính quyền địa phương cũng “tất bật” đối diện với “ đốn hạ cây”.
Liên tiếp trong 3 tháng mùa khô, 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên đã xảy ra gần 100 vụ vi phạm về quản lý và bảo vệ rừng. Trong đó, huyện Kong Chro – Gia Lai đã xảy ra 7 vụ phá rừng, Đắc Lắc phá đến hàng chục ha rừng, hàng chục cây gỗ cổ thụ bị đốn đem đi tiêu thụ, Kom Tum không chỉ phá rừng trong các tháng mùa khô mà liên tiếp từ đầu năm 2019 đến nay có số vụ gần 300 vụ, Đắc Nông phá rừng ở quy mô lớn cộng thêm sự cố thủ của một số người dân đòi lấy đất rừng sản xuất…
Phá rừng là do nhận thức kém hay lòng tham?
Điều thú vị trong các vụ phá rừng là người ta phá không chỉ để lấy gỗ đem bán, không chỉ lấy đất làm nương rẫy, mà còn để lấy đất bán như bất động sản.
Các cơ quan chức năng cũng nhận định : cho dù hành vi phá rừng lấy gỗ rất phức tạp nhưng chưa nóng bằng hành vi phá rừng chiếm đất rồi rao bán đất, bởi giá trị lớn hơn rất nhiều.
Cụ thể: người ta thấy nhan nhản bên cạnh các bãi đất rừng vừa bị đốn hạ là có ngay những cọc biển rao bán đất kèm theo số điện thoại.
Vâng. Buôn bán đầu cơ đất không chỉ diễn ra sôi nổi ở các thành phố lớn mà còn ở trong vùng rừng núi sâu hút.
Rao bán đất rừng trao tay là chuyện thường ở huyện trong mấy năm nay
Việc buôn bán đất rừng phá được diễn ra ngang nhiên ngay trong rừng phòng hộ, rừng thuộc đề án khôi phục, bảo vệ và phát triển bền vững ở Tây Nguyên giai đoạn 2016 – 2030 do Thủ tướng chính phủ phê duyệt.
Không ít các bằng chứng đã cho thấy một số các vụ mua bán đất rừng có sự tham gia trực tiếp cũng như gián tiếp của các cán bộ chính quyền sở tại cũng như nhân viên thuộc Ban Quản Lý rừng địa phương.
Thật đau buồn, câu chuyện hết năm này sang năm khác, núi rừng Tây Nguyên nói riêng dường như chưa bao giờ ngừng tiếng kêu than về sự tàn phá, động vật bị săn bắt vô tội vạ. Không hiểu vì sao như vậy? Ý thức về tầm quan trọng của rừng đến thế kỷ này sao còn phải tuyên truyền. Đặc biệt với các đối tượng là các lãnh đạo của các địa phương sở tại.
Thế nhưng cũng hết năm này đến năm khác, phóng viên cứ đi đến gõ cửa hỏi tại sao? Tại sao? thì điệp khúc địa bàn rộng, đi lại khó khăn, thiếu người lại luôn được vang lên.
Chung quy lại, nguyên nhân đúc kết lại ở tại cả hai: sự bất lực trong quản lý và lòng tham . Bất lực trong quản lý là sao? Là từ sự yếu kém trong nhận thức trách nhiệm của nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chưa đầy đủ, là do chưa phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, địa phương.
Tham lam là sao? Là do lòng tham dẫn đến sự thờ ơ, lãnh đạm với của cải tài nguyên quốc gia, là do lợi ích kinh tế trước mắt quá lớn người ta không vượt qua nổi; là do sự thiếu thống nhất mạnh quyền ai người ấy làm từ trên xuống dưới dẫn đến chẳng cần coi trọng phát triển bền vững rừng để mà làm gì; là do một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền chẳng thật sự quan tâm, buông lỏng quản lý, thiếu quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng…
Theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đề ra 6 giải pháp chung trong khắc phục những yếu kém, hạn chế trên đồng thời tăng cường quản lý, bảo vệ phát triển rừng.
Sau cùng, nghị quyết đã có, các bước hành động cụ thể đã ra, tinh thần đã sẵn sàng, chỉ còn bước hành động là quyết định. Đừng tự gán mác mình với Nói một Đàng làm một nẻo. Việt Nam giờ đang tập trung chống dịch Covid song không quên các nhiệm vụ quan trọng khác cho một tương lai phát triển. Môi trường , Pháp luật , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment