Tôi hồi trẻ làm cave, đến khi có tí tuổi, ngực dài, háng rộng, toan về già rồi, thì chuyển qua làm tú bà. Cái này cũng giống như mấy cầu thủ bóng đá, khi hết thời thì quay qua làm huấn luyện viên vậy. Cầu thủ chuyển qua làm huấn luyện viên có nhiều thuận lợi lắm, bởi họ có kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn trên sân cỏ. Còn tôi, từ cave chuyển qua làm tú bà cũng không gặp khó khăn gì mấy, bởi tôi có kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn trên giường.
Có lẽ sau nghề buôn thuốc phiện và trộm cướp thì cave là nghề bị xã hội khinh rẻ nhất. Tôi thấy có chút bất công. Bởi dù gì thì cave vẫn kiếm tiền bằng chính công sức của họ (dù ít hay nhiều), chứ họ không lấy trộm, không cướp giật, không ăn chặn của ai. Trong khi đó, đầy những kẻ làm giàu bằng những cách thất đức, bẩn thỉu hơn thì lại được người đời ngợi ca, trọng vọng.
Người ta bảo mại dâm làm cho đạo đức xã hội suy đồi. Ở vị trí là một tú bà, đương nhiên tôi không đồng tình với quan điểm ấy. Bởi cái việc mà đàn ông làm với cave về bản chất nó cũng chẳng khác gì cái việc vẫn được các tiểu thuyết tình yêu hay các sách văn chương gọi là sự thiêng liêng, sự thăng hoa, là đặc ân mà tạo hóa ban cho loài người (và cả loài vật). Đàn ông và cave làm việc đó với nhau sòng phẳng, “tiền đưa, dưa thúc”, chứ họ không loạn luân, không hiếp dâm. Nếu bắt buộc phải chịu cái tiếng xấu là làm cho xã hội suy đồi, thì sự suy đồi mà mại dâm tạo ra cho cái xã hội này cũng nhỏ xíu thôi, chẳng ăn thua gì so với bao nhiêu thứ suy đồi ngoài kia cả.
Người ta còn bảo mại dâm làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của các gia đình. Ở vị trí là một tú bà, tôi đương nhiên lại không đồng tình tiếp. Bởi đàn ông tìm đến cave chủ yếu để giải quyết sinh lý, không phải để yêu thương. Hiếm có thằng đàn ông nào vì đi chơi cave mà bỏ bê vợ con, chán nản gia đình. Thậm chí, khi mà quan hệ vợ chồng không được thuận hòa thì việc đàn ông đi chơi cave có lẽ lại là một cách để giải tỏa, để tránh những cuộc bạo hành trên giường, tránh những cuộc yêu (lẽ ra là thiêng liêng) của chồng của vợ bị biến thành một cuộc cướp giật, cưỡng đoạt ghê sợ giống như ở ngoài đường, ngoài chợ; để không còn cảnh sau mỗi cuộc bạo hành ấy, kẻ nằm hả hê, phì phò, người thì nghẹn ngào, nức nở, co ro.
Có người cho rằng, càng quản lý chặt, càng khắt khe với mại dâm thì sẽ càng làm tăng thêm những vụ hiếp dâm và lạm dụng tình dục. Họ ví von rằng: hiếp dâm giống hiện tượng vỡ ống nước do dòng lưu thông bị tắc dẫn đến áp suất tăng cao. Nếu không bị bóp nghẹt, nếu cứ cho phép nước chảy thảnh thơi, hiền hòa, thì sẽ thât hiếm khi ống vỡ. Lý luận này dù có vẻ hơi cùn nhưng tôi tin là rất nhiều anh sẽ đồng tình, gật gù tán thưởng.
Tại Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha và khoảng hơn chục nước thuộc Châu Âu khác, người ta đã công nhận mại dâm là một nghề, ở đó, cave được bảo vệ và tôn trọng. Tức là những đóng góp của ngành này cho việc cân bằng ham muốn sinh lý của cộng đồng (chủ yếu là nam giới) đã được thừa nhận. Tôi cũng rất mong một ngày không xa, ngành cave ở Việt Nam sẽ được công nhận như thế. Khi ấy, sẽ có một bộ gọi là Bộ Cave, ngày 6-9 sẽ được chọn làm ngày cave. Hằng năm, đúng ngày này, Bộ trưởng Bộ cave sẽ xuống đường, đến tận các ổ chứa, nhà nghỉ, ra tận các gốc cây, vỉa hè để thăm và tặng quà cho cán bộ công nhân viên trong ngành. Và tôi tin, cave sẽ là ngành đóng thuế nhiều và ổn định nhất cho ngân khố quốc gia.
Nghề cave còn giống nghề cầu thủ bóng đá ở cái điểm là tuổi thọ nghề rất ngắn. Với cầu thủ, ngoài 30 tuổi là không chạy nổi nữa rồi, nếu có cố chạy cũng không còn sức chiến đấu. Cave cũng vậy, ngoài 30 là không nằm nổi nữa rồi, nếu có cố nằm cũng không còn sức chiến đấu. Bởi vậy, tôi luôn khuyên nhủ các em cave trong đội của mình rằng khi còn đương trẻ, còn sung sức thì phải cố cày cuốc, dành dụm lấy ít vốn, sau này giải nghệ có cái mà chuyển qua làm ăn buôn bán, hoặc không thì cũng có khoản mà trông vào.
Mới hôm kia thôi, cái Trinh – trước làm cave ở chỗ tôi, giờ sức đã yếu nên về quê mở cửa hàng cắt tóc gội đầu – có gọi cho tôi khoe rằng nó vừa được phong tặng danh hiệu cá nhân ưu tú. Tôi hỏi sao được hay vậy, thì nó bảo là vì nó vừa ủng hộ 10 triệu cho quỹ bảo trợ trẻ em của làng, 10 triệu cho hội phụ nữ, thêm 10 triệu cho hội người cao tuổi. Tôi nể nó quá! Hồi còn xuân trẻ thì làm cave hầu hạ đàn ông, giờ giải nghệ về quê thì góp tiền ủng hộ hội phụ nữ, rồi quan tâm đến trẻ con, lo toan cho người già, thử hỏi còn thành phần nào của xã hội không được hưởng thụ tấm lòng nhân ái của nó? Nó mà không ưu tú thì ai dám ưu tú?
Chưa hết, hôm qua, tôi lại nghe mấy đứa kháo nhau rằng cái Thảo – cũng là cave cũ ở đội của tôi, mới nghỉ hưu – vừa được người làng nó dựng tượng dưới gốc đa, đặt ngoài ngã ba. Lý do là vì nó đã bỏ ra gần nửa tỉ để xây cho làng một cái nhà văn hóa to, đẹp và hiện đại như cái quán bar. Tôi cũng đã xem qua bức tượng con Thảo đăng trên Phây của nó rồi. Nhìn qua là biết bức tượng đó được dựng mô phỏng theo tượng Nữ thần tự do của Mĩ: tay phải con Thảo cầm cái ca giơ cao, tay trái cầm con ve chuẩn bị bỏ vào, đầu mũ có cái chỏm xinh xinh nhìn như cái bao.
Khá nhiều đứa đang làm cho tôi thì bỗng đâu lại kiếm được một anh tử tế, vậy là chúng xin nghỉ việc để lấy chồng. Dù chúng nó lấy chồng nghĩa là tôi mất đi một nhân viên, nhưng cùng là kiếp cave, tôi hiểu và mừng cho chúng nó!
Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo
Xã hội
Có lẽ sau nghề buôn thuốc phiện và trộm cướp thì cave là nghề bị xã hội khinh rẻ nhất. Tôi thấy có chút bất công. Bởi dù gì thì cave vẫn kiếm tiền bằng chính công sức của họ (dù ít hay nhiều), chứ họ không lấy trộm, không cướp giật, không ăn chặn của ai. Trong khi đó, đầy những kẻ làm giàu bằng những cách thất đức, bẩn thỉu hơn thì lại được người đời ngợi ca, trọng vọng.
Người ta bảo mại dâm làm cho đạo đức xã hội suy đồi. Ở vị trí là một tú bà, đương nhiên tôi không đồng tình với quan điểm ấy. Bởi cái việc mà đàn ông làm với cave về bản chất nó cũng chẳng khác gì cái việc vẫn được các tiểu thuyết tình yêu hay các sách văn chương gọi là sự thiêng liêng, sự thăng hoa, là đặc ân mà tạo hóa ban cho loài người (và cả loài vật). Đàn ông và cave làm việc đó với nhau sòng phẳng, “tiền đưa, dưa thúc”, chứ họ không loạn luân, không hiếp dâm. Nếu bắt buộc phải chịu cái tiếng xấu là làm cho xã hội suy đồi, thì sự suy đồi mà mại dâm tạo ra cho cái xã hội này cũng nhỏ xíu thôi, chẳng ăn thua gì so với bao nhiêu thứ suy đồi ngoài kia cả.
Người ta còn bảo mại dâm làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của các gia đình. Ở vị trí là một tú bà, tôi đương nhiên lại không đồng tình tiếp. Bởi đàn ông tìm đến cave chủ yếu để giải quyết sinh lý, không phải để yêu thương. Hiếm có thằng đàn ông nào vì đi chơi cave mà bỏ bê vợ con, chán nản gia đình. Thậm chí, khi mà quan hệ vợ chồng không được thuận hòa thì việc đàn ông đi chơi cave có lẽ lại là một cách để giải tỏa, để tránh những cuộc bạo hành trên giường, tránh những cuộc yêu (lẽ ra là thiêng liêng) của chồng của vợ bị biến thành một cuộc cướp giật, cưỡng đoạt ghê sợ giống như ở ngoài đường, ngoài chợ; để không còn cảnh sau mỗi cuộc bạo hành ấy, kẻ nằm hả hê, phì phò, người thì nghẹn ngào, nức nở, co ro.
Có người cho rằng, càng quản lý chặt, càng khắt khe với mại dâm thì sẽ càng làm tăng thêm những vụ hiếp dâm và lạm dụng tình dục. Họ ví von rằng: hiếp dâm giống hiện tượng vỡ ống nước do dòng lưu thông bị tắc dẫn đến áp suất tăng cao. Nếu không bị bóp nghẹt, nếu cứ cho phép nước chảy thảnh thơi, hiền hòa, thì sẽ thât hiếm khi ống vỡ. Lý luận này dù có vẻ hơi cùn nhưng tôi tin là rất nhiều anh sẽ đồng tình, gật gù tán thưởng.
Tại Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha và khoảng hơn chục nước thuộc Châu Âu khác, người ta đã công nhận mại dâm là một nghề, ở đó, cave được bảo vệ và tôn trọng. Tức là những đóng góp của ngành này cho việc cân bằng ham muốn sinh lý của cộng đồng (chủ yếu là nam giới) đã được thừa nhận. Tôi cũng rất mong một ngày không xa, ngành cave ở Việt Nam sẽ được công nhận như thế. Khi ấy, sẽ có một bộ gọi là Bộ Cave, ngày 6-9 sẽ được chọn làm ngày cave. Hằng năm, đúng ngày này, Bộ trưởng Bộ cave sẽ xuống đường, đến tận các ổ chứa, nhà nghỉ, ra tận các gốc cây, vỉa hè để thăm và tặng quà cho cán bộ công nhân viên trong ngành. Và tôi tin, cave sẽ là ngành đóng thuế nhiều và ổn định nhất cho ngân khố quốc gia.
Nghề cave còn giống nghề cầu thủ bóng đá ở cái điểm là tuổi thọ nghề rất ngắn. Với cầu thủ, ngoài 30 tuổi là không chạy nổi nữa rồi, nếu có cố chạy cũng không còn sức chiến đấu. Cave cũng vậy, ngoài 30 là không nằm nổi nữa rồi, nếu có cố nằm cũng không còn sức chiến đấu. Bởi vậy, tôi luôn khuyên nhủ các em cave trong đội của mình rằng khi còn đương trẻ, còn sung sức thì phải cố cày cuốc, dành dụm lấy ít vốn, sau này giải nghệ có cái mà chuyển qua làm ăn buôn bán, hoặc không thì cũng có khoản mà trông vào.
Mới hôm kia thôi, cái Trinh – trước làm cave ở chỗ tôi, giờ sức đã yếu nên về quê mở cửa hàng cắt tóc gội đầu – có gọi cho tôi khoe rằng nó vừa được phong tặng danh hiệu cá nhân ưu tú. Tôi hỏi sao được hay vậy, thì nó bảo là vì nó vừa ủng hộ 10 triệu cho quỹ bảo trợ trẻ em của làng, 10 triệu cho hội phụ nữ, thêm 10 triệu cho hội người cao tuổi. Tôi nể nó quá! Hồi còn xuân trẻ thì làm cave hầu hạ đàn ông, giờ giải nghệ về quê thì góp tiền ủng hộ hội phụ nữ, rồi quan tâm đến trẻ con, lo toan cho người già, thử hỏi còn thành phần nào của xã hội không được hưởng thụ tấm lòng nhân ái của nó? Nó mà không ưu tú thì ai dám ưu tú?
Chưa hết, hôm qua, tôi lại nghe mấy đứa kháo nhau rằng cái Thảo – cũng là cave cũ ở đội của tôi, mới nghỉ hưu – vừa được người làng nó dựng tượng dưới gốc đa, đặt ngoài ngã ba. Lý do là vì nó đã bỏ ra gần nửa tỉ để xây cho làng một cái nhà văn hóa to, đẹp và hiện đại như cái quán bar. Tôi cũng đã xem qua bức tượng con Thảo đăng trên Phây của nó rồi. Nhìn qua là biết bức tượng đó được dựng mô phỏng theo tượng Nữ thần tự do của Mĩ: tay phải con Thảo cầm cái ca giơ cao, tay trái cầm con ve chuẩn bị bỏ vào, đầu mũ có cái chỏm xinh xinh nhìn như cái bao.
Khá nhiều đứa đang làm cho tôi thì bỗng đâu lại kiếm được một anh tử tế, vậy là chúng xin nghỉ việc để lấy chồng. Dù chúng nó lấy chồng nghĩa là tôi mất đi một nhân viên, nhưng cùng là kiếp cave, tôi hiểu và mừng cho chúng nó!
Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo
No comments:
Post a Comment