Đúng vào thời điểm dịch virus Covid-19 đang “tàn sát” khắp cả Trung Quốc, thì một sự việc khác đã nhanh chóng làm nổ ra tranh luận trong dân chúng nước này. Bộ Tư Pháp Trung Quốc vừa qua đã hạ thấp tư cách xét duyệt xin lưu trú vĩnh viễn, nhằm kích thích nhiều người nước ngoài nhập quốc tịch Trung Quốc.
Khách du lịch nước ngoài tại Sân bay Thủ đô Bắc Kinh vào ngày 30 tháng 1 năm 2020 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Những thông tin xung quanh vấn đề này đang làm dậy sóng dư luận. Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi, tin tức này đã thu hút 4,7 tỷ lượt xem và 3,56 triệu lượt bình luận.
Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi, tin tức này đã thu hút 4,7 tỷ lượt xem và 3,56 triệu lượt bình luận.
Ngày 27/2, Bộ Tư Pháp Trung Quốc công bố “Điều lệ quản lý lưu trú vĩnh viễn cho người nước ngoài” (bản trưng cầu ý kiến), liệt kê rõ ràng trình tự về quy trình xin và điều kiện để có thể xin cấp tư cách lưu trú vĩnh viễn, đồng thời cũng trưng cầu ý kiến bên ngoài.
Điều lệ này quy định, người nước ngoài chỉ cần phù hợp với các điều kiện sau thì có thể được cấp lưu trú vĩnh viễn tại Trung Quốc: “Có cống hiến hoặc tiến cử người ái quốc, tham gia các hoạt động công ích, tham gia đầu tư cổ phần vào doanh nghiệp, đã kết hôn 5 năm với người Trung Quốc".
Ngoài ra, điều lệ có quy định: người nước ngoài sau khi được cấp quyền cư trú vĩnh viễn tại Trung Quốc, có thể tự do mua bán bất động sản tại đại lục, có thể áp dụng các quy định về chế độ bảo đảm nhà ở tại Đại lục, nếu không có việc làm thì có thể nhận tiền phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm dưỡng lão, chỉ cần trong nhà có 1 người đạt được quyền cư trú vĩnh viễn thì cả nhà sẽ được cư trú vĩnh viễn tại Trung Quốc.
Bên cạnh đó, “Điều lệ quản lý cư trú vĩnh viễn cho người nước ngoài" còn có một điều khoản rất sơ hở: “người nước ngoài nếu có lý do chính đáng cần thiết lưu trú vĩnh viễn tại Trung Quốc thì sẽ được cấp tư cách lưu trú vĩnh viễn”.
Tin tức này vừa đưa ra đã dẫn tới một cuộc thảo luận trong dân chúng, và nhanh chóng tạo thành một phong trào “phản điều lệ" trên toàn mạng xã hội. Vì vậy, Bộ tư pháp bất đắc dĩ phải tắt chức năng bình luận trên Weibo.
Weibo chính thức của Bộ Tư Pháp Trung Quốc đã đóng chức năng bình luận.
Trên trang mạng hỏi đáp Zhihu tại Trung Quốc, có thể dễ dàng nhận thấy rằng cư dân mạng Trung Quốc vẫn luôn giữ thái độ phê bình một chiều về Điều lệ này.
Không ít dân mạng bình luận: “Lần này chính phủ nới lỏng quá rồi, chỉ cần thực hiện chút thao tác là cả nhà đều tới đây được rồi”, “Trung Quốc là của người Trung Quốc!”, “Cấp quốc tịch trá hình, thực chất là đang cung cấp loại sản phẩm mới thôi”.
Cũng có người viết: “Nhìn vào điều khoản này, tôi quyết định không làm người Trung Quốc nữa, làm người quốc tịch nước ngoài, sau đó ở Trung Quốc 5 năm, tôi liền trở thành người Trung Quốc ngoại quốc rồi. Con cái của tôi sau này sẽ giống như người da đen, được miễn học phí, có học bổng, tiết kiệm được bao nhiêu tiền, cùng thêm được hưởng nhiều loại hỗ trợ phúc lợi. Cảm giác cao hơn người Trung Quốc một bậc”.
Có người lại nói: “Mấy điều khoản đầu tiên còn coi được, sau đó thì lỗ hổng rất lớn. Đối với khoản thứ 17, chỉ cần tìm một người Trung Quốc kết hôn giả, 5 năm sau có thể xin cư trú vĩnh viễn rồi, tái hôn là hợp pháp tại Trung Quốc… lại còn cái gì mà ‘các lý do chính đáng khác’ “.
Bình luận khác viết: “Xin hỏi chút, bản thân nước mình lo còn chưa xong, không tìm biện pháp giải quyết, lại còn chiêu mộ nước khác. Thật khó hiểu quá! Chuyện xấu đủ loại còn chưa đủ mất mặt hay sao, giờ lại việc mới, có phải trong nhà còn ngại chưa đủ loạn nên bổ sung thêm!?”
Ngoài trang Zhihu, “Điều khoản quản lý cư trú vĩnh viễn cho người nước ngoài" đăng trên Weibo nhận được 4,78 tỷ lượt xem và 3,56 triệu lượt bình luận.
Một tài khoản có ID “Luật sư Dương Sĩ Truyền tranh luận" có bài viết về chủ đề này, hiện đã có hơn 4 tỷ lượt xem, hàng triệu lượt chia sẻ: Trong bài viết có đoạn: “Tôi thấy đa số các bình luận đều không thể hiện chút ủng hộ nào, toàn là tiếng nói phản đối, thật mỏi mắt mong chờ”.
Ngoài ra còn có một đối tượng nữa cũng bị dân chúng “đánh dẹp”, đó là bài viết của Dương Nghi Dũng: “Quyền cư trú vĩnh viễn của người nước ngoài". Các tư liệu công khai cho thấy Dương Nghi Dũng là Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội Trung Quốc.
Dân mạng còn “đào" ra được bài viết thời kỳ đầu của Dương Nghi Dũng, trong đó ông này dựa trên hiện trạng thiếu lao động của Trung Quốc để đưa ra quan điểm “Phục hưng dân tộc Trung Hoa có thể cần người nước ngoài đến hoàn thành". Người này thậm chí còn khuyến khích kết hôn giữa nữ sinh đại học Trung Quốc và lưu học sinh.
Có người lo lắng cho rằng: “Người ngoại quốc sát nhập vào sẽ khiến thị trường việc làm tại Trung Quốc càng thêm xấu đi. Vấn đề lao động ở Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết, lại thu hút thêm lao động nước ngoài, vậy thì các sinh viên Đại học trong nước sẽ thế nào đây?”
Điều đáng nói ở đây là căn cứ theo số liệu của Bộ giáo dục Trung Quốc đầu năm 2019, hiện trong 500.000 lưu học sinh của WTO, các quốc gia xếp đầu danh sách đều thuộc về các quốc gia “Một vành đai, một con đường", như người gốc Thái, Pakistan, châu Phi, với số lượng hơn 80.000 người, chiếm đến 16,57%.
Tháng 7 năm ngoái, sau khi tin tức về việc Đại học Sơn Đông cho các lưu học sinh ngoại quốc giao lưu với bạn khác giới được truyền ra, điều này liền chịu nhiều chỉ trích. Cũng chỉ có duy nhất Đại học Sơn Đông thực hiện hạng mục này. Các bên đều chỉ rõ đây là do Bộ giáo dục Trung Quốc đứng sau chỉ đạo.
Thanh Hoa/NTDVN Tin quốc tế , Xã hội , Y tế
No comments:
Post a Comment