Dùng nhiều cách thức để trúng đấu giá đất với số lượng lớn rồi bán sang tay, Dương thu lời hàng trăm triệu đồng sau mỗi cuộc như vậy.
Nguyễn Thị Dương – bị can vừa bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam chiều 7/4 trong vụ án cố ý gây thương tích – được biết đến là “đại gia quê lúa”.
Nhiều năm qua, người dân Thái Bình không còn lạ cách thức kiếm tiền của “đại gia bất động sản này”. Vợ chồng Dương thường tham gia các cuộc đấu giá đất chuyển đổi tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh, sau đó “bán lúa non” lấy vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi lô.
Vợ chồng doanh nhân Nguyễn Thị Dương bên cạnh hàng trăm giấy tờ nhà đất. Ảnh: Báo Giao thông
Tại những cuộc đấu giá (thường là đấu giá đất giãn dân, đất chuyển đổi quỹ đất 5% để lấy kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản), vợ chồng Nguyễn Thị Dương thường đưa nhiều nhân viên xăm trổ bặm trợn đi theo.
Có những cuộc đấu giá đất công khai, Dương cho nhân viên lên ngồi cùng đấu giá, thực chất là “kèm” những người mua hồ sơ, ép không cho người đấu giá bỏ giá, hoặc đứng ra đàm phán để họ bỏ giá thấp… để không còn đối thủ cạnh tranh.
Mỗi một cuộc đấu giá như trên, Dương thường đấu trúng số lượng lớn, sau đó bán chênh kiếm lời hàng trăm triệu đồng.
Bữa tiệc sinh nhật của nữ doanh nhân.
Một lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất ở Thái Bình cho biết tại địa phương này, thời điểm năm 2018, UBND tỉnh cho chủ trương chuyển đổi, đấu giá đất 5% để lấy kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản. Khi các xã trong huyện tổ chức đấu giá, Nguyễn Thị Dương đều tham gia với tư cách người mua hồ sơ.
“Tuy nhiên, chị này không về đấu giá một cách dân chủ, bình thường mà cho nhiều người đi theo. Những người lạ mặt này có những hành vi áp đặt, đe dọa những người cùng tham gia đấu, bắt họ bỏ giá thấp, không cho đấu giá, ép bỏ hồ sơ đấu giá… Có những xã, những người đấu giá trúng bị nhóm người lạ hành hung, dọa dẫm”, vị lãnh đạo này cho biết.
Nguyễn Thị Dương khoe sự giàu có trên Facebook cá nhân.
Như cuộc đấu giá đất giãn dân tại xã Đông Động, huyện Đông Hưng, nhóm thanh niên xăm trổ đi trên mấy chiếc ôtô đến điểm đấu giá, ngồi lẫn trong phòng đấu giá. Những người tham gia đấu bỏ hết hồ sơ, không dám đấu. Cuộc đấu giá bất thành, phải tổ chức lại.
Tại xã Đông Các, Dương cho đàn em đứng ra “mua” mỗi người có hồ sơ đấu giá từ 5 đến 10 triệu đồng để thôi đấu giá, hoặc đấu giá không thành. Tại xã Đông Phương, những người đã trúng đấu giá bị nhóm người lạ hành hung, đe dọa…
Sự lộng hành ngang nhiên của những kẻ lạ mặt này khiến người dân kinh sợ. Kết quả, mỗi một cuộc như trên, Nguyễn Thị Dương “ôm” được rất nhiều suất đất, bán chênh từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng/lô, kiếm lời hàng trăm triệu đồng.
Việc o bế, không cho người khác đấu giá không chỉ làm mất sự dân chủ, công bằng, bình đẳng, nó còn khiến nhà nước thất thu ngân sách do cuộc đấu giá không có nhiều người tham gia đồng nghĩa với việc không có tính cạnh tranh, ganh đua trong các bước đấu giá…
Không riêng huyện Đông Hưng, tất cả các xã, huyện trên địa bàn tỉnh Thái Bình tổ chức đấu giá, Dương và nhân viên đều có mặt.
Vẫn với cách thức như trên, các cuộc đấu giá đất tại huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Kiến Xương… mỗi khi nhóm người của “Công ty Dương Đường” xuất hiện, người dân sở tại lại lo ngại, bất an.
Gần đây nhất, tháng 3/2020, Công ty BĐS Đường Dương tham gia đấu giá dự án khu dân cư ở xã Vũ Ninh, huyện Kiến Xương, trúng 30/46 lô dù số lượng hồ sơ đăng ký đấu là 700 bộ. Còn dự án khu dân cư liền kề phía sau Bệnh viện đa khoa Lâm Hoa (TP Thái Bình), Công ty BĐS Đường Dương đang rao bán 128 lô đất.
Trụ sở công ty cũng là nơi ở của doanh nhân Nguyễn Thị Dương.
“Một cuộc đấu giá chỉ diễn ra trong buổi sáng, tiền chênh lệch nhóm này kiếm được lên tới hàng trăm, thậm chí cả tỷ đồng. Cho nên, họ sẵn sàng dùng các thủ đoạn, kể cả hành hung những người đã đấu giá trúng để dằn mặt”, anh K. (một người dân tham gia đấu giá đất tại xã Đ.P.) cho biết.
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thái Bình đang mở rộng điều tra vụ án, trong đó có liên quan đến việc Nguyễn Thị Dương cùng “nhân viên” sử dụng các hành vi đe dọa, ép những người tham gia đấu giá phải bỏ đấu giá nhằm đấu giá trúng, sau đó bán chênh lệch kiếm lời.
Sáng 30/3, công ty của vợ chồng Dương gửi một gói hàng qua xe khách từ TP Thái Bình lên Hà Nội. Người nhận chuyển phát là phụ xe Ngọc Anh (24 tuổi, ở huyện Kiến Xương).
Đến nơi, do Ngọc Anh và người nhận hàng không thống nhất được địa điểm gặp nhau nên phụ xe giao hàng muộn giờ. Sau đó, ông Nguyễn Xuân Đường (chồng Dương) đã gọi điện yêu cầu Ngọc Anh về TP Thái Bình để nói chuyện.
Nạn nhân tường trình rằng tối 30/3, anh ta đi cùng đại diện hãng ôtô khách đến trụ sở Công ty TNHH Đường Dương tại phường Kỳ Bá, cũng là nhà riêng của vợ chồng Dương. Tại đây, nữ doanh nhân cùng 2 người khác gồm Nguyễn Đức Mạnh (28 tuổi, lái xe của Dương) và Phạm Ngọc Quý (17 tuổi, ở huyện Vũ Thư) đã đe dọa, giữ Ngọc Anh lại rồi hành hung.
Sau thời gian điều trị, ngày 2/4, bị hại gửi đơn trình báo cơ quan điều tra địa phương. Qua giám định thương tích, cảnh sát xác định nạn nhân tổn hại sức khỏe 14%. Ngày 7/4, Công an tỉnh Thái Bình ra quyết định khởi tố Nguyễn Thị Dương, Nguyễn Đức Mạnh và Phạm Ngọc Quý về tội Cố ý gây thương tích.
Thái Bình/VNN
Kinh tế
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Nguyễn Thị Dương – bị can vừa bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam chiều 7/4 trong vụ án cố ý gây thương tích – được biết đến là “đại gia quê lúa”.
Nhiều năm qua, người dân Thái Bình không còn lạ cách thức kiếm tiền của “đại gia bất động sản này”. Vợ chồng Dương thường tham gia các cuộc đấu giá đất chuyển đổi tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh, sau đó “bán lúa non” lấy vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi lô.
Vợ chồng doanh nhân Nguyễn Thị Dương bên cạnh hàng trăm giấy tờ nhà đất. Ảnh: Báo Giao thông
Tại những cuộc đấu giá (thường là đấu giá đất giãn dân, đất chuyển đổi quỹ đất 5% để lấy kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản), vợ chồng Nguyễn Thị Dương thường đưa nhiều nhân viên xăm trổ bặm trợn đi theo.
Có những cuộc đấu giá đất công khai, Dương cho nhân viên lên ngồi cùng đấu giá, thực chất là “kèm” những người mua hồ sơ, ép không cho người đấu giá bỏ giá, hoặc đứng ra đàm phán để họ bỏ giá thấp… để không còn đối thủ cạnh tranh.
Mỗi một cuộc đấu giá như trên, Dương thường đấu trúng số lượng lớn, sau đó bán chênh kiếm lời hàng trăm triệu đồng.
Bữa tiệc sinh nhật của nữ doanh nhân.
Một lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất ở Thái Bình cho biết tại địa phương này, thời điểm năm 2018, UBND tỉnh cho chủ trương chuyển đổi, đấu giá đất 5% để lấy kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản. Khi các xã trong huyện tổ chức đấu giá, Nguyễn Thị Dương đều tham gia với tư cách người mua hồ sơ.
“Tuy nhiên, chị này không về đấu giá một cách dân chủ, bình thường mà cho nhiều người đi theo. Những người lạ mặt này có những hành vi áp đặt, đe dọa những người cùng tham gia đấu, bắt họ bỏ giá thấp, không cho đấu giá, ép bỏ hồ sơ đấu giá… Có những xã, những người đấu giá trúng bị nhóm người lạ hành hung, dọa dẫm”, vị lãnh đạo này cho biết.
Nguyễn Thị Dương khoe sự giàu có trên Facebook cá nhân.
Như cuộc đấu giá đất giãn dân tại xã Đông Động, huyện Đông Hưng, nhóm thanh niên xăm trổ đi trên mấy chiếc ôtô đến điểm đấu giá, ngồi lẫn trong phòng đấu giá. Những người tham gia đấu bỏ hết hồ sơ, không dám đấu. Cuộc đấu giá bất thành, phải tổ chức lại.
Tại xã Đông Các, Dương cho đàn em đứng ra “mua” mỗi người có hồ sơ đấu giá từ 5 đến 10 triệu đồng để thôi đấu giá, hoặc đấu giá không thành. Tại xã Đông Phương, những người đã trúng đấu giá bị nhóm người lạ hành hung, đe dọa…
Sự lộng hành ngang nhiên của những kẻ lạ mặt này khiến người dân kinh sợ. Kết quả, mỗi một cuộc như trên, Nguyễn Thị Dương “ôm” được rất nhiều suất đất, bán chênh từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng/lô, kiếm lời hàng trăm triệu đồng.
Việc o bế, không cho người khác đấu giá không chỉ làm mất sự dân chủ, công bằng, bình đẳng, nó còn khiến nhà nước thất thu ngân sách do cuộc đấu giá không có nhiều người tham gia đồng nghĩa với việc không có tính cạnh tranh, ganh đua trong các bước đấu giá…
Không riêng huyện Đông Hưng, tất cả các xã, huyện trên địa bàn tỉnh Thái Bình tổ chức đấu giá, Dương và nhân viên đều có mặt.
Vẫn với cách thức như trên, các cuộc đấu giá đất tại huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Kiến Xương… mỗi khi nhóm người của “Công ty Dương Đường” xuất hiện, người dân sở tại lại lo ngại, bất an.
Gần đây nhất, tháng 3/2020, Công ty BĐS Đường Dương tham gia đấu giá dự án khu dân cư ở xã Vũ Ninh, huyện Kiến Xương, trúng 30/46 lô dù số lượng hồ sơ đăng ký đấu là 700 bộ. Còn dự án khu dân cư liền kề phía sau Bệnh viện đa khoa Lâm Hoa (TP Thái Bình), Công ty BĐS Đường Dương đang rao bán 128 lô đất.
Trụ sở công ty cũng là nơi ở của doanh nhân Nguyễn Thị Dương.
“Một cuộc đấu giá chỉ diễn ra trong buổi sáng, tiền chênh lệch nhóm này kiếm được lên tới hàng trăm, thậm chí cả tỷ đồng. Cho nên, họ sẵn sàng dùng các thủ đoạn, kể cả hành hung những người đã đấu giá trúng để dằn mặt”, anh K. (một người dân tham gia đấu giá đất tại xã Đ.P.) cho biết.
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thái Bình đang mở rộng điều tra vụ án, trong đó có liên quan đến việc Nguyễn Thị Dương cùng “nhân viên” sử dụng các hành vi đe dọa, ép những người tham gia đấu giá phải bỏ đấu giá nhằm đấu giá trúng, sau đó bán chênh lệch kiếm lời.
Sáng 30/3, công ty của vợ chồng Dương gửi một gói hàng qua xe khách từ TP Thái Bình lên Hà Nội. Người nhận chuyển phát là phụ xe Ngọc Anh (24 tuổi, ở huyện Kiến Xương).
Đến nơi, do Ngọc Anh và người nhận hàng không thống nhất được địa điểm gặp nhau nên phụ xe giao hàng muộn giờ. Sau đó, ông Nguyễn Xuân Đường (chồng Dương) đã gọi điện yêu cầu Ngọc Anh về TP Thái Bình để nói chuyện.
Nạn nhân tường trình rằng tối 30/3, anh ta đi cùng đại diện hãng ôtô khách đến trụ sở Công ty TNHH Đường Dương tại phường Kỳ Bá, cũng là nhà riêng của vợ chồng Dương. Tại đây, nữ doanh nhân cùng 2 người khác gồm Nguyễn Đức Mạnh (28 tuổi, lái xe của Dương) và Phạm Ngọc Quý (17 tuổi, ở huyện Vũ Thư) đã đe dọa, giữ Ngọc Anh lại rồi hành hung.
Sau thời gian điều trị, ngày 2/4, bị hại gửi đơn trình báo cơ quan điều tra địa phương. Qua giám định thương tích, cảnh sát xác định nạn nhân tổn hại sức khỏe 14%. Ngày 7/4, Công an tỉnh Thái Bình ra quyết định khởi tố Nguyễn Thị Dương, Nguyễn Đức Mạnh và Phạm Ngọc Quý về tội Cố ý gây thương tích.
Thái Bình/VNN
No comments:
Post a Comment