Các chuyên gia lo ngại khi giá dầu thô rơi xuống mức âm sẽ khiến một loại hàng hóa đáng tin cậy trước kia nay trở thành "vô giá trị".
Một người giao dịch ở Kuwait đang xem bảng giá chứng khoán giảm mạnh ngày 8/3/2020. Sau khi giá dầu bị giảm xuống mức âm, nhiều hàng hóa khác có thể bị giảm theo. (Ảnh: YASSER AL-ZAYYAT/AFP via Getty Images)
Các thị trường đã mất hết niềm tin khi thương nhân dầu phải trả tiền để đẩy đi số dầu thô khi đến kỳ hạn giao tháng 5 và kho chứa dầu ở Oklahoma, Mỹ, đã hết chỗ chứa, theo Reuters.
Thị trường “vàng đen” này có thể trở thành một khoản nợ báo hiệu cho một vòng giảm phát mới và suy thoái tài chính trong bối cảnh đại dịch viêm phổi Vũ Hán tàn phá nền kinh tế thế giới.
Ông Murray Gunn, Giám đốc nghiên cứu toàn cầu tại công ty dự báo thị trường Elliott Wave International, nói: “Đây là một phần của quá trình giảm phát. Tại thời điểm này, phân tích của chúng tôi cho thấy đây rất có thể là làn sóng thứ hai của một cuộc đổ vỡ lớn hơn rất nhiều. Trong hai hoặc ba năm tới, chúng ta sẽ ở trong giai đoạn giảm phát. Ai tồn tại được sẽ có vai trò lớn. Tiền mặt khi đó là vua”.
Theo ông Murray Gunn, sắp tới kinh tế thế giới sẽ có một loạt vấn đề cơ bản xuất hiện:
- Hiện tượng phá sản của giới đầu cơ dầu,
- Sự sụp đổ của ngành dầu đá phiến Mỹ,
- Các vấn đề tín dụng nếu nợ xấu của công ty năng lượng tăng và ngân hàng thắt chặt hầu bao.
Ông Patrick Perret-Green, Giám đốc nghiên cứu tại công ty tư vấn đầu tư AdMacro ở London (Anh) dự báo: “Điều chúng ta đang thấy ở đây là cuộc suy thoái diễn biến nhanh. Thua lỗ trong buôn bán có thể nhanh chóng khiến rủi ro lan nhanh tới các ngân hàng, khiến các ngân hàng có khả năng phản ứng bằng cách giảm cho vay. Sau đó, câu hỏi là ngân hàng có bắt đầu định giá lại các tài sản khác không? Do đó, mọi hàng hóa được giao dịch… chúng tôi dự báo không chỉ dầu sụp đổ mà còn mọi thứ khác”.
Giá dầu âm còn phản ánh nhu cầu năng lượng gần như hoàn toàn bằng 0 trong bối cảnh đại dịch. Như vậy, khó khăn sẽ chồng chất với các nhà xuất khẩu dầu và những nền kinh tế phụ thuộc dầu.
Ông David Winans tại công ty nghiên cứu tín dụng PGIM Fixed Income nhận định: “Cuối cùng thì loại virus này cũng phải được giải quyết và thị trường dầu có thể phục hồi ở mức độ nào đó. Mức giá vô cùng thấp hiện nay không có lợi cho bất kỳ ai, nhưng tôi không rõ liệu có thể làm gì hơn mà chưa xử lý được virus này. Tôi cho rằng dầu đã dương tính với COVID-19”.
Dịch Covid-19 đã tác động mạnh vào hoạt động kinh tế trên toàn cầu và Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với những hậu quả do vai trò của đảng này trước nguồn gốc và sự lây lan của virus corona.
ĐCS Trung Quốc bị khởi kiện vì gây ra dịch viêm phổi Vũ Hán
Virus ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc), thường được gọi là virus corona mới, gây bệnh Covid-19, có nguồn gốc từ thành phố Vũ Hán. Chính quyền Trung Quốc ban đầu che giấu sự bùng phát qua các biện pháp bao gồm bịt miệng tám bác sĩ khi họ muốn cảnh báo về virus này trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc.Virus này đã lan rộng đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 200.000 người tử vong trên toàn thế giới.
NTD Việt Nam gọi virus corona mới là virus ĐCSTQ do sự che đậy và quản lý sai lầm của ĐCSTQ khiến virus này lây lan khắp thế giới và gây ra đại dịch toàn cầu.
Hai thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa vừa tuyên bố ý định trình dự luật cho phép người Mỹ có thể kiện chính quyền Trung Quốc tại các tòa án Hoa Kỳ về trách nhiệm gây ra đại dịch toàn cầu, theo The Epoch Times đưa tin hôm 20/4.
“Việc luật pháp của chúng ta cho phép người Mỹ nộp đơn kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc vì vai trò của nó trong việc lây lan toàn cầu của virus corona sẽ mang lại công lý cho Hoa Kỳ”, Thượng nghị sỹ Martha McSally, người đồng tài trợ cho dự luật, cho biết trong một tuyên bố.
Theo một bài báo ngày 19/4 của The Jerusalem Post, tổ chức phi chính phủ NGO Shurat HaDin có trụ sở tại Tel Aviv cũng tuyên bố rằng họ có kế hoạch đệ trình một vụ kiện tập thể chống lại chế độ Trung Quốc tại Hoa Kỳ.
Nguyễn Minh/NTDVN Kinh tế , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment