Trung tuần tháng 2/2020, có một “cơn bão” xuất hiện trên mạng internet Trung Quốc: người ta thảo luận về “bệnh nhân số 0” (người nhiễm đầu tiên) của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán và đổ xô đi tìm cái tên một nhân viên của Viện nghiên cứu virus Vũ Hán. Tuy tin đồn này chưa được xác nhận, nhưng có rất nhiều diễn biến xung quanh đáng quan tâm.
Vào khoảng ngày 14, 15/2, một số kênh truyền thông hải ngoại tiếng Hoa đăng tải tin tức rằng: virus corona mới ở Vũ Hán (COVID-19 hay còn gọi là virus Trung cộng) xuất phát từ một sự cố rò rỉ virus tại Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán, dẫn đến cái chết của một nhà nghiên cứu nữ. Cơ thể của nhà nghiên cứu nữ này đã lây nhiễm virus sang cho một nhân viên tang lễ trong nhà hỏa táng, dẫn đến sự lây lan của căn bệnh.
Tin tức này lập tức gây sự chú ý trên internet. Nhiều cư dân mạng đã đào sâu tìm hiểu thêm thông tin về nhà nghiên cứu nữ này, người có tên là Hoàng Yến Linh (黃燕玲), một sinh viên cao học được nhận vào Viện nghiên cứu virus Vũ Hán năm 2012.
Ảnh của Hoàng Yến Linh trên mạng, cô gái hàng trên cùng, thứ 2 từ trái sang (Ảnh: Twitter)
Theo thông tin trên trang web của Viện nghiên cứu virus Vũ Hán (Viện virus học Vũ Hán, hay còn gọi là Phòng thí nghiệm sinh học P4), Hoàng Yến Linh từng theo học tại Đại học Giao thông Tây Nam, chuyên ngành vi sinh.
Trang web của Nhóm Chẩn đoán Vi sinh của Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán cho thấy Hoàng Yến Linh là một thành viên trong nhóm này. Trang web này hiển thị một số hình ảnh của nhóm sinh viên cao học. Nhấp vào tên bên dưới ảnh, người ta cũng có thể xem phần giới thiệu tiếng Trung và tiếng Anh cho sinh viên. Kỳ lạ thay, chỉ có khối của Hoàng Yến Linh không có ảnh, và không có giới thiệu tiểu sử trong tên.
Thông tin liên quan đến Hoàng Yến Linh trên trang web của Viện nghiên cứu virus Vũ Hán (Ảnh chụp màn hình trang web)
Trang thông tin của Hoàng Yến Linh trên trên trang web của Viện nghiên cứu virus Vũ Hán, trống không.
Nhưng chỉ cần xem mã code của webpage một chút, tên của cô vẫn lưu lại trên đó:
Trên trang web của Nhóm Chẩn đoán Vi sinh của Viện nghiên cứu Virus Vũ Hán, chỉ có khối của Hoàng Yến Linh không có ảnh và không có giới thiệu về cô trong tên:
(Ảnh chụp màn hình trang web)
Phản ứng của chính quyền
Trả lời phỏng vấn vào tối ngày 15/2 về tin đồn này trên internet, bà Thạch Chính Lệ, nhà nghiên cứu hàng đầu về virus corona tại Viện virus học Vũ Hán và ông Trần Toàn Giao, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Virus Cúm, đã nói rằng không biết có một nữ sinh viên cao học tên là Hoàng Yến Linh hay không. Tuy nhiên 2 người nhấn mạnh rằng không có nhân viên nào của Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán bị nhiễm loại virus corona mới.
Trước đó, trên mạng internet đại lục từng có thông tin rằng hơn 1.000 nhân viên và sinh viên của Viện nghiên cứu virus Vũ Hán đều không bị nhiễm loại virus mới. Một số người nghĩ rằng điều này là do nhân viên của viện biết cách ngăn chặn virus, nhưng một số người nghi ngờ rằng điều đó chỉ có nghĩa là virus xuất phát từ viện (nên nhân viên đã biết cảnh giác từ sớm).
Một chi tiết lạ khác là, khi phóng viên của tờ Tin tức Bắc Kinh hỏi Viện virus học Vũ Hán về tin đồn “bệnh nhân số 0”, viện đã phủ nhận rằng ở đó không có nhà nghiên cứu nào tên Hoàng Yến Linh. Nhưng sau khi biết một ít thông tin về cô Hoàng vẫn lưu lại trên mạng, viện lại trả lời rằng cô Hoàng từng làm việc tại đó nhưng đã nghỉ và không còn chịu trách nhiệm gì.
Chính quyền đã đăng một thông báo trên trang web của phòng thí nghiệm, cho biết có tin đồn là cô đã mất tích, nhưng cô vẫn còn sống và khỏe mạnh. Thông báo này không đưa ra bằng chứng gì kèm theo.
Câu chuyện này đã kéo theo tranh cãi lớn trên mạng ở Trung Quốc, nhưng đa số các bài viết đã bị xóa đi nhanh chóng. Nếu cô Hoàng còn sống và không có vấn đề gì thì tại sao thông tin và ảnh của cô trên trang web của Viện virus học Vũ Hán bị xóa, như thể họ không muốn cho ai biết các thông tin về cô?
Trong bối cảnh việc chống dịch đang rất áp lực vào trung tuần tháng 2/2020, chính quyền ĐCSTQ sẽ không muốn có bất kỳ tin đồn nào trong dân chúng. Nếu chính quyền không muốn các tin đồn này lan ra thì rất đơn giản, đó là cho cô Hoàng xuất hiện trên truyền hình, người ta sẽ thôi suy đoán.
Tuy nhiên, có lẽ lựa chọn này đã nằm ngoài tầm với của ĐCSTQ? Khi họ không thể thanh minh, cách làm thường thấy của chính quyền Trung Quốc sẽ là nói dối, che giấu và bưng bít thông tin.
Ông Tập Cận Bình đột nhiên đề cập đến luật an toàn sinh học
Hiện tại, không có nguồn thông tin nào xác minh câu chuyện về Hoàng Yến Linh. Tuy nhiên, vào ngày 14 và 15/2, ông Tập Cận Bình và Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã liên tiếp đề cập đến tin tức về việc tăng cường luật an toàn sinh học. Điều này làm dư luận bàn tán.
Khi ông Tập Cận Bình chủ trì cuộc họp của Ủy ban Cải cách Trung ương thuộc Ủy ban Trung ương ĐCSTQ vào ngày 14/2, ông nói: “Để đối phó với những sơ hở và thiếu sót do dịch bệnh này gây ra, chúng ta phải sớm khắc phục những thiếu sót và sơ hở;” “cần đưa vấn đề an ninh sinh học vào hệ thống an ninh quốc gia và thúc đẩy đưa ra luật an toàn sinh học càng sớm càng tốt.”
Vào ngày 15/2, “Mạng Hoàn Cầu” của Trung Quốc đã công bố một thông báo nói rằng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành “Hướng dẫn về tăng cường quản lý an toàn sinh học của Phòng thí nghiệm vi sinh học cao cấp đối với virus corona mới”, nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường quản lý các phòng thí nghiệm, đặc biệt là đối với virus, để đảm bảo an toàn sinh học.
Sau khi xem những tin tức nêu trên, cư dân mạng đã bày tỏ rằng chúng có ý nghĩa và ngày càng gần với sự thật.
Muốn biết virus corona, hãy hỏi… Viện virus học Vũ Hán
Viện virus học Vũ Hán là nghi vấn số 1 trong câu hỏi về nguồn gốc của virus Trung cộng. Chi tiết về các điểm nghi vấn đã được trình bày trong một số bài viết trước đây:
Trong rất nhiều các mảnh ghép, cái tên “Thạch Chính Lệ” xuất hiện rất nhiều lần. Một cách trùng hợp, bà là chuyên gia đầu ngành về virus corona ở Trung Quốc, làm việc trong Phòng thí nghiệm P4 hàng đầu – chuyên nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm nhất, và một loại virus corona “khác với tất cả virus corona khác” bỗng xuất hiện ở thành phố Vũ Hán rất gần nơi bà làm việc?
Hồ sơ của bà Thạch Chính Lệ
Bà Thạch Chính Lệ đã tìm hiểu về virus SARS từ tận những năm 2003 và ngày càng tập trung vào tìm hiểu lây truyền virus corona chéo loài (từ dơi sang người) một cách có hệ thống từ những năm 2010.
Bà Thạch từng nhận được giải thưởng vì đã chứng minh được dơi là “kho chứa” tự nhiên của các loài virus corona. Cho tới năm 2018, bà Thạch đã có 3 bài viết khoa học về việc dơi có thể truyền virus corona sang người như thế nào. Đây đều là các thông tin công khai.
Ví dụ, trong một lần tới tỉnh Vân Nam, nhóm của bà đã lấy mẫu máu của 218 dân làng và kiểm tra. Kết quả cho thấy người dân tiếp xúc gần với dơi (sống trong các hang động gần đó) có khả năng lây nhiễm virus corona rất cao. Trong 218 mẫu máu, có 6 mẫu đã nhiễm virus corona.
Vì thế, Phòng thí nghiệm virus Vũ Hán (P4) vẫn thường đăng tải các thông báo tuyển dụng, tìm nhà nghiên cứu về mối quan hệ giữa virus corona và dơi, đặc biệt là vì sao dơi mang virus corona mà vẫn sống lâu được.
Đáng chú ý là, trước khi có thông tin công khai về loại viêm phổi lạ xuất hiện ở Vũ Hán, Viện virus học Vũ Hán lại đăng tải một thông báo nữa mang nội dung quan trọng vào ngày 24/12/2019. Nội dung có đoạn:
“Sau khi nghiên cứu dài hạn về sinh học gây bệnh của dơi mang virus nghiêm trọng, đã xác nhận rằng các bệnh truyền nhiễm lây qua người như SARS và virus corona gây hội chứng tiêu chảy cấp tính ở lợn (SADS) có nguồn gốc từ dơi, đồng thời đã phát hiện và xác định được một lượng lớn virus mới từ dơi và động vật gặm nhấm.”
Nội dung thông báo ngụ ý rằng họ đã tìm ra một loại virus mới và rất nguy hiểm, muốn tuyển thêm người để nghiên cứu cho nhóm của bà Thạch Chính Lệ.
Thông báo ngày 24/12 xác nhận rằng Phòng thí nghiệm P4 rất có thể đã phát hiện ra khả năng lây nhiễm giữa người với người và cần thêm nhân lực để xử lý.
Mặt khác, Tiêu Ba Đào (Xiao Botao), giáo sư khoa học sinh học tại Đại học Công nghệ Hoa Nam Trung Quốc, đã công bố một báo cáo có tên “Nguồn gốc có thể của các loại virus corona mới trong năm 2019” (báo cáo này sau đó đã bị gỡ bỏ, nhưng vẫn lưu bản sao ở đây). Báo cáo này của ông Tiêu có thể nói là mạo hiểm, cũng giống như trường hợp bác sĩ Lý Văn Lượng.
Báo cáo chỉ ra rằng “Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán”, nơi có hơn 600 con dơi, vào năm 2017 và 2019 đã từng xảy ra sự cố, trong đó các nhà nghiên cứu bị văng máu và nước tiểu từ dơi, khiến họ phải tự cách ly trong 14 ngày. Hơn nữa trung tâm này chỉ cách chợ hải sản Hoa Nam nơi dịch bùng phát có 300m. Ngay cả lô bác sĩ đầu tiên bị nhiễm virus Vũ Hán cũng thuộc Bệnh viện Union ở gần đó. Điều này đã dấy lên nghi ngờ rằng mầm bệnh có thể đến từ mẫu thí nghiệm và rác thải bị ô nhiễm của trung tâm này.
(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)
Theo TrithucVN Tin quốc tế , Xã hội , Y tế
No comments:
Post a Comment