Phòng thí nghiệm sinh học Vũ Hán là nơi lưu giữ hơn 1.500 chủng virus chết người và có những nghi vấn về nguồn gốc virus corona chủng mới.
Một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm làm việc với các mẫu xét nghiệm lấy từ những bệnh nhân dương tính với virus corona chủng mới tại phòng thí nghiệm Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)
Phòng thí nghiệm Vũ Hán là gì?
Viện Virus học Vũ Hán nằm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc là nơi chuyên nghiên cứu những mầm bệnh nguy hiểm nhất.Tiền thân của cơ sở nghiên cứu này là Phòng Thí nghiệm Vi trùng học Vũ Hán được thành lập từ năm 1956. Sau một số lần nâng cấp và đổi tên, đến năm 1978, nó có tên chính thức là Viện Virus học Vũ Hán (Wuhan Institute of Virology)
Năm 2003, Viện bắt đầu triển khai Phòng Thí nghiệm An toàn Sinh học Quốc gia trị giá 300 triệu nhân dân tệ (tương đương 44 triệu USD). Phải sau hơn một thập kỷ, đến năm 2015, phòng thí nghiệm này chính thức đi vào hoạt động, và đạt mức an toàn sinh học cấp độ 4 (BSL-4) đầu tiên ở Trung Quốc.
BSL – 4 (viết tắt của Biosafety Level 4) là cấp độ an toàn sinh học cao nhất, một tập hợp các biện pháp phòng ngừa diệt khuẩn cần thiết để cô lập các tác nhân sinh học nguy hiểm trong phòng thí nghiệm. Ở mức độ an toàn sinh học cao nhất, các biện pháp phòng ngừa bao gồm: hệ thống luồng không khí, nhiều phòng chứa, thùng kín, bộ quần áo áp lực dương, thiết lập các giao thức cho tất cả các quy trình, đào tạo nhân sự rộng rãi và mức độ bảo mật cao để kiểm soát truy cập vào cơ sở.
Phòng thí nghiệm này ban đầu nghiên cứu mầm bệnh gây ra dịch SARS, sau đó chuyển sang nghiên cứu virus Ebola và virus Lassa Tây Phi.
Hình ảnh phòng thí nghiệm Vũ Hán thuộc Viện Virus học Vũ Hán (JOHANNES EISELE / AFP via Getty Images)
Nghi vấn virus corona rò rỉ từ phòng thí nghiệm
Ông Steven W. Mosher, Chủ tịch của Viện Nghiên cứu Dân số, viết trên tờ New York Post hồi tháng 2/2020 rằng virus corona chủng mới có thể xuất phát từ phòng thí nghiệm sinh học ở Vũ Hán.Bài báo dẫn thông tin, tại một phiên họp khẩn tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 2, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói về sự cần thiết phải thiết lập tiêu chuẩn an toàn phòng thí nghiệm để tránh những rủi ro về an ninh sinh học.
"Một hệ thống toàn quốc nhằm kiểm soát những rủi ro về an ninh sinh học cần phải được thiết lập nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân", ông Tập nói, "an toàn phòng thí nghiệm là một vấn đề an ninh quốc gia".
Báo Epoch Times cũng cho biết:
Đúng ngày hôm đó, 14/2, ông Tập Cận Bình đã chủ trì tổ chức buổi họp và phát biểu về "Cải cách sâu sắc" Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Trong bài phát biểu, lần đầu tiên ông Tập đề cập đến "an toàn sinh học" và liên tục nhấn mạnh "an toàn sinh học" 5 lần. Ông nói: "Cần đưa an toàn sinh học vào hệ thống an ninh quốc gia, lên kế hoạch một cách có hệ thống về phòng ngừa và kiểm soát rủi ro an toàn sinh học quốc gia, cải thiện toàn diện năng lực kiểm soát an toàn sinh học quốc gia. Thúc đẩy sự ra đời của luật an toàn sinh học càng sớm càng tốt, đẩy nhanh xây dựng hệ thống pháp luật về an toàn sinh học quốc gia".Tiếp theo, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc công bố một văn bản có tiêu đề: "Hướng dẫn về việc tăng cường quản lý an ninh sinh học trong các vòng thí nghiệm vi trùng học chuyên xử lý các loại virus cấp cao như virus cororna chủng mới".
Trong khi đó, nơi duy nhất ở Trung Quốc đủ trang thiết bị để xử lý những chủng virus corona nguy hiểm là phòng thí nghiệm Vũ Hán kể trên.
Các nhà nghiên cứu virus đọc dữ liệu trên một thùng chứa các mẫu virus tại phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp bốn đầu tiên của Trung Quốc tại Viện Virus học ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, hôm thứ Tư vừa qua. [Xiao Yuzhou / Cho Nhật báo Trung Quốc]
Chuyên gia về vũ khí sinh học được điều tới Vũ Hán
Vào cuối tháng 1/2020, Trung Quốc đã điều một lực lượng quân y dẫn dầu bởi Thiếu tướng Trần Vi (Chen Wei), Viện trưởng Viện Khoa học Sinh học của Học viện Khoa học Quân y, đến Vũ Hán. Bà được gọi là "Chuyên gia đầu ngành về Phòng thủ Vũ khí Sinh hóa".Theo tờ Quân đội Giải phóng Nhân dân Nhật báo (PLA Daily), Thiếu tướng Trần Vi bắt đầu nghiên cứu các chủng virus corona kể từ khi dịch SARS bùng phát năm 2003, cũng như nghiên cứu về Ebola và bệnh than.
Sau khi đến Vũ Hán, bà Trần Vi và lực lượng này làm việc tại phòng thí nghiệm sinh học Vũ Hán kể trên, với nhiệm vụ điều chế vắc xin chống lại virus corona chủng mới, theo tờ IBTimes.
Một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm làm việc trên các mẫu từ những người được xét nghiệm Coronavirus mới tại phòng thí nghiệm "Mắt lửa" ở Vũ Hán ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc vào ngày 6 tháng 2 năm 2020. (STR / AFP qua Getty Images)
Chuyên gia Trung Quốc cũng đặt nghi vấn
Các chuyên gia của Đại học Công nghệ Nam Hoa ở Quảng Châu (Trung Quốc) đưa ra nghi vấn rằng một trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở Vũ Hán có khả năng là nơi phát tán virus gây dịch COVID-19.Hai nhà khoa học Botao Xiao và Lei Xiao của đại học trên đã đăng báo báo trên trang nghiên cứu nguồn mở Research Gate, trụ sở tại Berlin (Đức), với nội dung nghi ngờ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán nhiều khả năng là nguồn phát tán virus Corona chủng mới. Họ cũng đề xuất di dời các phòng thí nghiệm như vậy ra xa những nơi đông dân cư.
Trung tâm này nằm ở vị trí khá gần với Phòng thí nghiệm sinh học của Viện Virus học Vũ Hán.
Nguyễn Sơn/NTDVN Chính trị , Tin quốc tế , Y tế
No comments:
Post a Comment