Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba 7/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông có thể sẽ “đặt một lệnh dừng rất mạnh” lên nguồn ngân sách cấp cho Tổ chức Y tế Thế giới trong khi ông lên án tổ chức này chủ yếu nhận tiền của Mỹ mà lại thân Trung Quốc.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Xinhua)
Trước đó, trên Twitter, ông Trump viết:
“WHO thực sự đã thất bại. Vì lý do nào đó, họ được cấp ngân sách chủ yếu bởi Mỹ mà lại rất thân Trung Quốc. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ chuyện này. May mắn là tôi đã bỏ qua khuyến cáo của họ về chuyện mở cửa biên giới với Trung Quốc từ sớm. Tại sao họ lại đưa cho chúng ta một đề nghị đầy khuyết điểm như vậy?”
Nhắc lại bình luận trên Twitter của mình trong cùng ngày, ông Trump chỉ trích “WHO đã sai lầm về rất nhiều thứ”, chẳng hạn việc phản đối lệnh cấm biên của ông với Trung Quốc và Châu Âu trong khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán còn chưa được coi là đại dịch.
“Họ đã sai nhiều thứ lắm. Họ có vẻ coi Trung Quốc là trung tâm”, ông nói.
“Chúng ta sẽ đặt một lệnh tạm ngừng mạnh mẽ lên khoản tiền được gửi cho WHO”.
Sau đó, khi được phóng viên yêu cầu giải thích, ông Trump nói ông sẽ “cân nhắc việc cắt ngân sách cho WHO” chứ chưa cắt ngay.
WHO nhiều lần ca ngợi Trung Quốc về sự minh bạch và công tác chống dịch bệnh “mẫu mực” của Bắc Kinh, mặc dù có rất nhiều người, trong đó có cả giới khoa học và lãnh đạo các quốc gia, tin rằng quy mô dịch bệnh và con số người chết vì virus Vũ Hán ở Trung Quốc phải cao gấp nhiều lần số lượng và Bắc Kinh thông báo.
Nhiều người cũng nghi ngờ tính chính trực của WHO khi mà tổ chức này nhiều lần lên tiếng bảo vệ hoặc khẳng định các thông tin từ Trung Quốc là đúng. Hồi tháng Một, WHO nhắc lại tuyên bố của Trung Quốc rằng chưa có bằng chứng cho thấy virus corona Vũ Hán lây từ người sang người, và việc đóng cửa hoặc hạn chế thương mại với Trung Quốc là hoàn toàn không thích đáng. Sau đó hai tháng, virus corona đã lây lan toàn cầu với một tốc độ truyền nhiễm khủng khiếp và trở thành đại dịch.
Mỹ là quốc gia đóng góp nhiều nhất cho WHO, với số liệu từ hóa đơn gần nhất mà WHO gửi về Mỹ là gần 116 triệu USD/năm. Ngoài ra Hoa Kỳ còn tình nguyện góp thêm từ 100 triệu đến 400 triệu đô mỗi năm cho các dự án cụ thể của WHO, và vào năm 2017 năm gần nhất có con số đầy đủ, con số này là 400 triệu USD, theo Fox News. Vậy Mỹ đã đóng góp vào ngân sách WHO hơn 500 triệu USD trong năm 2017, tức là hơn ¼ ngân sách hàng năm của WHO.
“WHO đã nhận những khoản tiền khổng lồ của Mỹ. Chúng ta trả cho phần lớn chi tiêu của họ.” ông Trump nói.
“Họ thực sự đã phản đối và chỉ trích lệnh cấm đi lại của tôi [với Trung Quốc], và họ đã sai. Họ đã sai lầm với rất nhiều điều… Họ dường như rất thân Trung Quốc. Chúng tôi sẽ điều tra chuyện này.”
Họ đã đánh giá sai lầm, họ đã bỏ lỡ thời gian. Họ đáng ra phải thông báo [về dịch] từ lâu rồi. Đáng ra họ phải biết, họ nên biết và có khi họ đã biết trước rồi. Chúng tôi sẽ điều tra chuyện này.”
Hồi cuối tháng Một, WHO ra thông báo nói rằng “lệnh cấm đi lại đối với các vùng ảnh hưởng bởi dịch bệnh hoặc từ chối nhập cảnh đối với những người đến từ vùng dịch thường không hiệu quả trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của các ca nhiễm bệnh mà thay vào đó có thể có hậu quả xã hội và kinh tế nghiêm trọng”.
“Nhìn chung, bằng chứng chỉ ra rằng việc hạn chế di chuyển của con người và hàng hóa trong các cuộc khủng hoảng y tế là không hiệu quả trong hầu hết các trường hợp và có thể làm trệch hướng nguồn tài nguyên đối với các nguồn tài nguyên cần thiết, như làm gián đoạn sự hỗ trợ y tế và kỹ thuật và hoạt động kinh tế”, báo cáo của WHO viết.
Trung Quốc đã tỏ ra vô cùng tức giận với lệnh cấm biên của ông Trump, nói rằng Mỹ đã đi ngược lại hoàn toàn với khuyến cáo của WHO và làm một tấm gương xấu để các nước khác đi theo.
Trong tháng này, khi ngày càng nhiều các chính trị gia Mỹ chỉ trích rằng việc Trung Quốc cung cấp sai số liệu về dịch bệnh đã khiến thế giới đánh giá sai về sự nguy hiểm của dịch bệnh và không có sự chuẩn bị đầy đủ, quan chức của WHO lại lên tiếng bảo vệ Trung Quốc. Tiến sĩ Michael Ryan, một quan chức WHO nói rằng nhiều người đang quá chú tâm vào Trung Quốc:
“Tôi nghĩ chúng ta cần phải thật cẩn thật để không gán ghép một khu vực nào đó trên thế giới là không hợp tác hay thiếu minh bạch, và chúng ta cần phải nhìn vào sự minh bạch trên khắp thế giới. Ý, quốc gia bị dịch bệnh tấn công nặng nhất Châu Âu cũng tồn tại những thông tin thiếu chính xác. Chúng ta có nói rằng họ không minh bạch và không gửi cho WHO mọi dữ liệu mà họ có mỗi ngày không? Không. Nói thẳng ra, nhiều lúc tôi nghĩ chúng ta đang quá chú tâm vào chuyện này”.
Trọng Đức Chính trị , Kinh tế , Tin quốc tế
No comments:
Post a Comment