Hồ Duy Hải nếu có nhận tội, thì toà với cương vị, trách nhiệm là phải chứng minh lời nhận tội đó có phù hợp với các yếu tố như hiện trường, đặc biệt là có phù hợp với tang chứng, vật chứng không. Tóm lại là có đúng không rồi xử. Không chỉ đúng, toà cần phải chứng minh là đúng tuyệt đối mới được, và không được kết tội bị cáo - dù chỉ còn một chút nghi ngờ.
Thế nhưng ở xứ ta - Toà chuyên làm điều ngược lại. Vụ án của Hồ Duy Hải, cơ quan điều tra thì huỷ, nguỵ tạo tang chứng vật chứng. Rồi toà lại là chốt chặn cuối cùng - chỉ dựa vào cung, không biết vô tình hay cố ý, khép nghi can thành có tội.
Ngược đời, hài hước nhưng đó chưa phải là tất cả. Sự việc sau đây mới là đỉnh cao của bi hài kịch.
Hồ Duy Hải bị kết tội giết người, cướp của. Nhưng Hải cướp gì? Của ai?
Để chứng minh lập luận của mình, cơ quan điều tra đến nhà thu nhẫn vàng của em gái Hải làm vật chứng vụ cướp. Số vàng này do mua có hoá đơn đầy đủ, nên sau này được / phải trả lại cho gia đình bị án.
Nhưng không chỉ thế, tang vật vụ án còn 2 chiếc nhẫn có hột đá, cùng khoản tiền mặt 893.000đ. Số tang vật này cũng được dúi cho gia đình Hồ Duy Hải. Cứ giả sử đây là đồ Hải đi cướp, thì phải tìm cho ra là cướp của ai mà trả cho người ta chứ. Sao lại mang bắt gia đình Hải nhận?
Gia đình Hải tất nhiên không thể nhận. Các cơ quan liên quan (toà; kiểm sát; công an) phải tổ chức họp để tìm xem là của ai. Họp xong cũng chẳng biết là của ai, họ quyết định cưa đôi - chia cho gia đình 2 nạn nhân của vụ án là Vân và Hồng.
Tiền thì dễ cưa, 893.000 / 2 = 446.500 đ / người (gia đình). Còn nhẫn thì nhà Hồng nhận chiếc nhẫn có nhiều hạt đá hơn nhà Vân (có thể do Hồng là chị)
Hết chuyện
Hỏi thì hơi hài, nhưng - mấy thứ tang vật đó rốt cuộc của ai?
Theo FB Thắng Thế Lê Chính trị , Pháp luật , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment