Trong khi Hồ Duy Hải vẫn bị giam giữ vì các cơ quan tố tụng chưa chứng minh một cách thuyết phục về tội của Hải, đấy là chưa kể điều tra viên có những hành vi rất bậy bạ, thì Bắc nổi lên Đường Nhuệ, Nam nổi lên Loan Cá. Mà Đường Nhuệ, Loan Cá thì có lẽ đầy rẫy ra ở các tỉnh thành...
Cái này gọi là "pháp luật đi vắng" theo mỹ từ của báo Tuổi trẻ. Nhưng báo Tuổi trẻ sai rồi, pháp luật có đi vắng đâu, pháp luật ở nhà đấy chứ. Nhưng ở nhà mà làm câm làm điếc, thì mới ra những nông nỗi như trên.
Hơn 90 triệu dân đang chờ một phiên toà, với bao bộ óc luật pháp tạm gọi là lẫy lừng, chứng minh một con người có tội như họ từng kết luận có tội trước đó. Nếu chứng minh đúng, cộng với việc phải làm rõ những sai phạm tố tụng, thì chút niềm tin công lý còn phục dựng được. Nếu không chứng minh được, và quan trọng, không xử lý được những hậu quả chồng chéo từ những sai phạm trước đó, sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường.
Thực sự thì nên có một phiên toà công tâm, một kết luận khách quan, cũng là một cách "lo cho dân" lúc này. Những ngày tháng qua, họ đã cạn kiệt, vì dịch bệnh, vì giá điện của EVN nhân cái dịch bệnh mà tăng mà vắt đến những đồng xu cuối cùng. Vì thêm nữa, ngoài biển, giặc Tàu vẫn tiếp tục leo thang những hành vi cướp bóc. Đừng nói với nhau việc đó "có Đảng và Nhà nước lo", biển đảo của dân và của muôn đời sau, không phải của riêng ai đâu mà để ai đó lo.
Vấn đề biển, giặc Tàu hoành hành như Đường Nhuệ, Loan Cá, nhưng pháp luật cũng không đi vắng đâu, vẫn ở nhà cả đấy và là pháp luật quốc tế. Để pháp luật im lặng không chỉ có tội với từng tấc đất cương thổ cha ông, với dân, với cả chính chính thể của mình và với cả loài người nữa.
Tự dưng, từ khi nào, "pháp luật đi vắng" đã trở thành một thành ngữ quen thuộc như thế này nhỉ?
Theo FB Hoàng Nguyên Vũ Chính trị , Pháp luật , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment