14 tỷ đồng ở một huyện nghèo xơ như Phước Sơn, Quảng Nam thì đáng là bao so với những trăm tỷ “biết điều”. Vậy mà người dân thắc mắc rất nhiều.
Xây tượng lớn đâu chỉ để giải quyết khâu "oai"
Chuyện là huyện đang lấy tiền ngân sách xây một tượng đài Chiến thắng: tượng đài Khâm Đức do UBND huyện này thực hiện. Công trình rộng 10 ha, phải san phẳng một quả đồi rộng lớn lấy diện tích này. Dự toán ban đầu khoảng 14 tỉ đồng. Tượng đài xây cùng quần thể gồm công viên, khu bảo tồn văn hóa người Bhnong và khu du lịch tâm linh chùa Yên Sơn. Theo NLĐO, người dân thắc mắc, không đồng tình về tính cần thiết, họ yêu cầu “nên dành tiền đó đầu tư cho giáo dục, y tế, hay hỗ trợ sản xuất cho bà con dân tộc, vì huyện vẫn còn nghèo lắm!”.Thống kê của Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT- DL) cho thấy hiện cả nước có 360 công trình tượng đài. Số lượng tượng đài dự kiến sẽ còn tăng bởi các địa phương đang đua nhau xin làm.
Người ta chưa quên cơn ác mộng về 1 tượng đồng rỗng ruột, nứt chân . Tượng đài Chiến thắng Điện Biên phủ được chỉ định thầu với giá trị 40 tỷ đồng, BND tỉnh Lai Châu chỉ định thầu. Tượng đài được đúc bằng đồng, dày 3cm, cao 12,6m. Từ kế hoạch là đồng nguyên chất, tổng khối lượng đồng là 218,7 ngàn kg thì khi thi công, đơn vị thực hiện đã mua 134,1 ngàn kg đồng phế liệu để đúc tượng. Ngoài thay đổi chất lượng đồng, trọng lượng đã bị rút ruột 30%.
Chỉ vài tuần sau lễ khánh thành hoành tráng, quần thể tượng bị sập bờ bao, kế đó là bức tượng đồng lớn nhất VN, cao 16,6 mét, nặng 220 tấn cũng bị rỉ sét, nứt vở.
Thật là táo bạo, coi trời đất không ra gì, chuyện xây tượng này.à giờ, chưa hết tượng đài đã đến…tượng ngành. Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cũng đang thăm dò ý kiến để lựa chọn mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng của ngành tòa án. Bị dư luận phản đối, ông Chánh án TAND bộc bạch: Hiện nay trên thế giới có gần 100 nước lựa chọn nhân vật tiêu biểu để đại diện cho việc xét xử, trong đó có nhiều nước chọn vua. Việc thực hiện lựa chọn nhân vật lịch sử tiêu biểu trong suốt 2 năm qua. “Chúng ta làm những việc mà không có tác dụng cho cuộc đời thì cũng không nên”, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nói.
Người dân ngắm tượng không thấy hết đói. Họ than: tượng ơi là tượng ơi, dân khổ lắm rồi. Nhưng sao người ta vẫn cần xây? Nghe chuyên gia ngành xây dựng nói, xây tượng đâu chỉ giải quyết khâu oai, thực ra xây là cất mà.
Doanh nghiệp nhỏ sắp được gánh nợ cho các tập đoàn Nhà nước
Đang có tính toán để phân chia các gói kích cầu kinh tế nhằm cứu các doanh nghiệp gặp khó khăn nặng nề vì dịch CoVid 19, thấy tin UB Quản lý vốn Nhà nước đang đề nghị cho các tập đoàn nhà nước vay từ gói tín dụng 250.000 tỷ đồng, thời hạn 3 năm, lãi suất 0%. Chuyên gia thống kê Bùi Trinh có ý kiến: “Nên nhớ, doanh nghiệp nhà nước thừa hưởng nhiều lợi thế nhưng lại được coi là nơi sử dụng vốn kém nhất trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay. Bằng chứng là số nợ phải trả trên vốn sở hữu Nhà nước của khu vực này rất lớn, năm 2010: tỷ lệ là 3/1 (4 đồng thì có 3 đồng nợ), Tổng cục Thống kê năm 2019 mới công bố là tỷ lệ nợ này năm 2018 đã lên đến 4/1, rất sợ hãi!Quá biết nhưng Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp lại có đề nghị phi kinh tế như thế, vì sao?
Qua Dân Trí và Diễn đàn đầu tư, TS Bùi Trinh chỉ rõ thêm: “Cho vay ưu đãi khu vực doanh nghiệp nhà nước, nếu không có một sự cam kết nào đó giữa Chính phủ và ngân hàng thì rất khó thực hiện. Nếu Chính phủ yêu cầu ngân hàng “mở” gói cứu trợ kiểu này đòi hỏi phải rất cần minh bạch về chủ đích và phải rất cụ thể.
Thực trạng là với các doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả sử dụng vốn thấp, tỷ lệ nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu ở mức báo động, nếu cho vay ưu đãi trong 3 năm với lãi suất 0%/năm như đề xuất của “siêu ủy ban”, vậy làm sao trả nợ? Rồi sẽ gặp nguy cơ gây ra nợ xấu, chồng chất thêm khó khăn cho ngân hàng ngay cả ở hiện tại và trong tương lai?”
Cho ai vay cũng đều là tiền của dân. Nếu tiền hỗ trợ đi sai chỗ, người dân, doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng của Covid-19 lại phải gánh nợ cho các ông lớn”, Ô Bùi Trinh chỉ rõ.
Vậy nên…tôi buồn tôi biết vì sao tôi buồn: thử chạy đi xin cơ quan thuế giảm, giãn hạn đóng thuế cho doanh nghiệp thì câu trả lời luôn rất “nghiêm cẩn” là: vấn đề thuế là phải ra Quốc Hội. Vậy mà xài tiền thuế kiểu trời ơi vậy, lại không thấy ai “hỏi Quốc Hội” và càng buồn khi thấy Quốc Hội cũng thản nhiên, chẳng hỏi ai hết.
Theo FB Vu Kim Hanh Kinh tế , Tin trong nước , Xã hội
No comments:
Post a Comment