Cập nhật tin tức nóng hổi

Dân chơi quê tôi!

Cách đây vài năm, à không, phải cả chục năm, "dân chơi" là cái gì đấy ghê gớm lắm, mày phải thế nào thì bạn bè, huynh đệ mới gắn cho cái mác dân chơi. Điều kiện tiên quyết là phải có tiền, mà thường hồi đó đa số các cậu ấm cô chiêu là thuộc loại gia đình điều kiện, nhà mặt phố, bố làm to. Ông bà già có thể đi Dream 2 xẻng nhưng thằng con nhất định phải có cái Dyland để tối tối chở gái lên bar.
Dân chơi quê tôi!
Quần áo bây giờ nhìn lại thì trông mấy ông đấy khá quê nhưng cái ngày ấy, nhìn khác đ gì tài tử Hongkong, đám trai làng nhìn theo cũng phải thèm nhỏ dãi. Gái hồi ấy có nát cũng phải kiếm mấy bộ váy ngon canh, nhìn cũng chất vleu chứ trông úi xùi thì cũng đừng mong đám dân chơi nó cứu net.

Ấy vậy mà giờ làng tôi, cũng nổi lên một đám gọi là "dân chơi". Đ biết chúng nó chơi ở đâu nhưng nhìn quần áo, đầu tóc thì thằng đ nào cũng như nhau cả. Áo thì phải bó, mà không bó thì phải ngắn, ngồi xuống ít nhất phải hở 1/3 mông nếu không thì phải khoe được cái vành sịp đểu. Quần thì không được gọn gàng, ống cứ phải trên 20, trông càng lôi thôi thì nhìn càng chất. Đám này đa số là gia cảnh đi ngược lại với định nghĩa dân chơi, bố mẹ cũng khổ vãi ra, làm suốt ngày cho chúng nó đủ tiền đi học, hiếm hoi mới có mấy ông nhà cửa đề huề nhưng tài sản chủ yếu là do bán đất.

Ước mơ lớn nhất của chúng nó về tương lai là được làm đại ca của mấy quán cầm đồ. Cứ hở ra là khoe mình quen anh này anh kia, không phải dân làm bóng, ôm lô thì cũng có vài 3 cơ sở cho vay nặng lãi. Cứ có vụ con nợ khó đòi là mấy ông anh lại huýt sáo gọi cho, dăm ba cái thằng lâu nhâu, cân cả cức chưa được nửa tạ lại kéo nhau đi, xem chừng có vẻ oai phong, lẫm liệt. Cũng doạ nạt, cũng chửi bới như ai, hôm nào đòi được thì mỗi đứa 100 mua bao Thăng Long, đổ xăng là hết, hôm nào méo mặt mà con nợ nó phang cho thì coi như oẳng, cầu cứu thằng anh không được là về đăng mất stt hận đời, tình nghĩa giang hồ, anh em xương máu.

Nhưng được cái mấy thằng này cũng có nhiều tài lẻ, thu hút được mấy em mới lớn lớp 9, lớp 10. Cứ ông nào tên Fb có chữ "Bênh" là y như rằng bốc đầu thuộc dạng tình sầu thiên thu muôn lối. Dân chơi ngày xưa người ta khoe nhau SH, @,... mấy bố này chỉ rặt đi Wave, mà cái chắn bùn sau phải vẹt đi 1 nửa thì đẳng cấp mới được khẳng định rõ ràng. Bố nào còn sắm thêm được một con méng ngồi sau nữa thì phải gọi là hết ý. Mà mấy con oe con này ra đường cũng dị, lúc nào cũng mặc mấy bộ đồ ngủ bóng lụa vlin, tông xoẹt tông với đôi dép xốp. Còn quần áo đẹp cất mẹ hết đi chỉ mặc khi chơi Tiktok.

Ấy là còn chưa nói đến cái khoản chơi đồ. Ngày xưa ai chơi còn phải giấu đi bỏ mẹ, hớ hênh 1 cái là nằm trong danh sách điều tra ngay. Thế mà mấy ông bà dân chơi quê tôi, lúc nào cũng khoe như nằm ngoài vòng pháp luật. Nghĩ cho sâu thì người ta có tiền, chơi cũng có gì đâu, nghiện thì phải chịu, chỉ có mấy đứa tiền đ có, quanh năm chơi ké mới hay khoe, không thì cũng là dạng tích cóp vài trăm, chơi một lần không khoe ra cũng phí.

Đặc biệt thằng nào chơi hẳn là người phải có tí mực mới oai. Cởi áo ra toàn thấy riêu cua sườn sụn, nhưng cũng sắm cho mình một bộ rồng hổ vắt vai đời trai sương gió. Đỉnh cao nhất mấy ông nhõi đi được cái khung thì nhà hết "đạn", đang nằm ểnh dé ra xăm thì bố đến gọi về, nhìn cái hình dang dở chẳng thấy oai đâu chỉ thấy hèn.

Lên mạng thì nói thế thôi, chứ gặp bọn này ngoài đời, tôi nể hơn 1 phép. Lỡ ánh mắt va nhau chúng nó bảo nhìn đểu, bắt khoanh tay xin lỗi thì cũng phải chịu thôi. Chúng nó đấm không đau nhưng nhiều thằng gộp lại cũng đi hàng tiền đạo. Trước về quê, tôi đã từng chứng kiến một ông qua đón người yêu từ sáng mà chúng nó bắt xuống vớt tôm đến tận 6h chiều, ông đấy trông cũng to,chắc sợ có xô xát thì tốn tiền viện phí cho chúng nó nên đành nhịn. Đúng là tuổi trẻ ai chẳng có những sai lầm nhưng sai đến cả làng thế này thì ai là người sửa.

Chẳng thể cấm mấy ông giang hồ mõm lên "Diu túp" livestream nhưng xin mấy ông nói cái gì đàng hoàng 1 tí. Lỗi chính đ phải do các ông nhưng đó cũng là một phần không nhỏ. Nhưng thật sự tôi vẫn chưa hiểu lũ trẻ quê tôi nó bị làm sao.

-Vịt- Beat ,

No comments:

Post a Comment