Cập nhật tin tức nóng hổi

Giá trị của Hiến Pháp 2013 với các kỳ án, đừng gieo rắc nỗi sợ hãi lên gần 100 triệu người dân!

Sau những gì Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu ở diễn đàn Quốc hội về vụ án Cầu Voi, có lẽ giờ là lúc không bàn đến tố tụng đơn thuần nữa.

Lúc này, giá trị tiến bộ của bản Hiến pháp 2013 cần được soi rọi kỹ hơn để hoạt động tư pháp được bảo vệ!

Bản Hiến pháp 2013 của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao toàn bộ quyền xét xử cho tòa án! Nói cách khác, tòa án là cơ quan xét xử duy nhất và quyền xét xử tối cao chính là ở Hội đồng thẩm phán với 17 vị thẩm phán.

Đây là "Điểm dừng công lý" mà Báo Sạch từng đề cập ngay sau khi quyết định y án phúc thẩm được ban ra ngày 8/5/2020 đối với vụ án Hồ Duy Hải. Quốc Hội, dẫu có là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhân dân thì cũng không có quyền xét xử, ban hành bản án, quyết định đối với vụ án!

Ở bất kỳ thể chế nào, những quy định như trên đều là mẫu mực cho hoạt động tư pháp. Luật pháp Việt Nam cũng tiệm cận những giá trị văn minh ấy. Chỉ có điều chúng ta tiếc nuối rất nhiều khi vụ án không được làm sáng tỏ hàng loạt chi tiết buộc tội Hồ Duy Hải.

Rằng, nếu chỉ căn cứ trên lời khai của Hải thì bất cứ ai cũng có thể chịu án oan. Đây là nỗi hoang mang thực sự trong cộng đồng 100 triệu dân, xếp thứ 13 về dân số trên toàn thế giới.

Nhiều người đặt niềm tin vào các Ủy ban của Quốc hội, nhưng chúng ta đã biết các ủy ban này không có quyền xét xử.

Theo dõi diễn đàn Quốc hội mấy ngày qua, có thể nhận thấy còn rất nhiều đại biểu Quốc hội tâm huyết với nền tư pháp nước nhà. Các đại biểu như Trương Trọng Nghĩa, Lưu Bình Nhưỡng vừa giỏi chuyên môn nghề luật vừa sáng tâm phụng sự nhân dân!
Giá trị của Hiến Pháp 2013 với các kỳ án, đừng gieo rắc nỗi sợ hãi lên gần 100 triệu người dân!
Ảnh: mẹ tử tù Hồ Duy Hải hi vọng vào “ánh sáng cuối cùng”

Điều đó mở ra hy vọng rằng, một bản báo cáo chi tiết được dụng tâm của các Ủy ban của Quốc Hội sẽ được chuyển về Ủy ban Thường vụ Quốc Hội. Từ đó, cơ quan này sẽ có cơ sở yêu cầu Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xem xét lại quyết định giám đốc thẩm của mình.

Vâng, nghiệt ngã là 17 vị thẩm phán khi có yêu cầu từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét chính quyết định của mình. Đó là pháp luật!

Việc xem xét này có thể theo các chiều hướng nào đó vẫn còn chưa biết. Nhưng, rõ ràng, vụ án đang dấy lên những lo lắng từ cộng đồng, những bức xúc từ các cơ quan chuyên môn và cả sự hằn học khi người ta cho rằng các "thế lực thù địch lợi dụng sơ hở, sai sót để quấy phá, xuyên tạc".

Mặt khác, một vụ án không thu phục được nhân tâm, không thuyết phục được dư luận bằng những căn cứ xác đáng thì lúc này Quốc hội vẫn còn quyền tối thượng được nhân dân giao phó.

Đó là Khoản 7 Điều 70 Hiến pháp 2013 cho Quốc hội quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm hàng loạt chức danh cao cấp trong đó có Chánh án TAND Tối cao.

Đối với chức danh thẩm phán tối cao, Khoản 8 cũng của Điều 70 Hiến pháp cho phép Quốc hội "Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn";

Và dưới Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội 2014 mà cụ thể là Điều 13 cũng cho phép Quốc hội có những thẩm quyền tương tự.

Như vậy, trường hợp có đầy đủ các căn cứ cho thấy vụ án Hồ Duy Hải chưa công tâm, khách quan, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động tư pháp, vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng hình sự, Quốc hội có đầy đủ căn cứ để xử lý các cán bộ tòa án tối cao như đã viện dẫn.

Năm 2020, đất nước trải qua những biến cố rất đáng lo lắng cho bất kỳ ai yêu nước. Đó là đại dịch nCovid ảnh hưởng quá lớn đến nền kinh tế và từng người dân, doanh nghiệp đang đồng lòng cùng Chính phủ "thiết lập trạng thái bình thường mới" để tự lực kinh tế, san sẻ nỗi khó khăn chung.

Trong khi đó, nỗi buồn tố tụng vây bủa như áng mây đen lên nền tư pháp nước nhà. Chỉ hai quý đầu năm, ngành tòa án phải chật vật với kết cục bi thảm của bị cáo Lương Hữu Phước nhảy lầu ngay tại trụ sở tòa Bình Phước và vụ án Hồ Duy Hải.

Pháp luật, suy cho cùng do con người làm ra để tạo nên một hành lang an toàn cho tất cả. Người thì không thể tránh khỏi những sai sót, đó là lý do pháp luật dự liệu được những rủi ro nên ban quyền cho các tổ chức của nhân dân mà đại diện là các ủy ban của Quốc hội, các đại biểu quốc hội!

Cơ chế bảo hiến đã được nhắc đến trong Điều 119 bản Hiến pháp 2013 như một tiến bộ của lập pháp nước nhà!

Và đó là một hy vọng!

Báo Sạch , ,

No comments:

Post a Comment