Mới đây, ngày 22/6, khi tiếp xúc cử tri các quận 5, 10, 11 (TP.HCM), ông Lê Minh Trí, Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện KSND Tối cao có nêu quan điểm, rằng sẽ tiếp nhận ý kiến của cử tri để chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền về việc cần thiết phải khởi tố vụ án làm sai lệch hồ sơ.
Viện KSND nếu thấy có đủ căn cứ để thực hiện chức năng điều tra, xử lý các hành vi sai phạm hoạt động tư pháp thì sẽ xử lý.
Ảnh: Một vụ án giết người đi vào kim cổ Đông-Tây khi những hung khí theo cáo trạng là dao, thớt và ghế (có dấu vết hung thủ) đều đồng loạt biến mất "do sơ suất". Thớt bị đốt, dao bị vứt còn ghế bị tráo đổi.
Nếu khởi tố vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án thì đó chắc chắn là một điểm sáng tố tụng để xem xét lại toàn bộ tiến trình của vụ án Hồ Duy Hải. Giả sử điều đó xảy ra, các cơ quan tiến hành tố tụng không những tránh được “vi phạm tố tụng” mà còn được dư luận đánh giá công tâm, khách quan hơn.
Mặt khác, bị án Hồ Duy Hải cũng sẽ được thuyết phục nếu bản án tiếp theo (nếu có) đủ chứng cứ buộc tội. Hoặc khả năng tư pháp thua cuộc để “công lý được thực thi” sẽ xảy ra.
Muốn được vậy, có lẽ khởi tố vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án trong quá trình điều tra là lựa chọn khả ưu lúc này.
Thời điểm vụ án Cầu Voi xảy ra là năm 2008. Do vậy có thể áp dụng Bộ luật Hình sự 1999 để căn cứ.
Theo quy định, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án là có dấu hiệu của tội "Làm sai lệch hồ sơ vụ án"
Mặt khác, trong đơn tố cáo làm sai lệch hồ sơ vụ án, bà Nguyễn Thị Loan, mẹ tử tù Hồ Duy Hải với sự hỗ trợ của luật sư Trần Hồng Phong đã chỉ 5 điểm quan trọng liên quan đến hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án hình sự, trong việc truy tố bị can Hồ Duy Hải - quy định tại Điều 300 Bộ luật hình sự (năm 1999). Thể hiện ở những dấu hiệu sau:
1. Rút, bớt kết quả giám định và/hoặc diễn giải sai lệch kết quả giám định – gây bất lợi cho bị can Hồ Duy Hải.
2. Đặc biệt nghiêm trọng: Rút bỏ kết luận giám định về dấu vân tay, và diễn giải sai lệch về kết quả giám định dấu vân tay – trong khi đây chính là tình tiết ngoại phạm của bị can Hồ Duy Hải.
3. Tự ý sửa, thay đổi kết quả nhận dạng (về “chiếc xe gắn máy” và “người thanh niên”) của nhân chứng Đinh Vũ Thường – gây bất lợi đặc biệt cho Hồ Duy Hải.
4. Tự ý sửa lời khai của nhân chứng về kích thước con dao (được xác định Hồ Duy Hải đã dùng để cắt cổ hai nạn nhân), gây bất lợi cho Hồ Duy Hải.
5. Rút khỏi hồ sơ những tình tiết liên quan đến Nguyễn Văn Nghị - một nhân chứng đặc biệt quan trọng, có dấu hiệu liên quan đến cái chết của hai nạn nhân.
Theo giáo trình pháp luật hình sự của tội danh làm sai lệch hồ sơ vụ án, thì mặt khách thể của tội phạm này là xâm hại đến hoạt động tư pháp, làm giảm uy tín nền tư pháp, gây oan sai cho người dân và bỏ lọt tội phạm.
Về mặt chủ quan, tội phạm này có ý chí cố ý vi phạm.
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt. Chỉ có những chủ thể: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự mới là chủ thể của tội phạm này.
Và mặt khách quan là làm sai lệch hồ sơ vụ án, là hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án, khiến cho nội dung của hồ sơ sau khi làm sai lệch không còn phù hợp với nội dung của hồ sơ lúc ban đầu.
Với tình tiết các bút lục, vật chứng bị rút ra khỏi vụ án Cầu Voi, giả thiết về một quyết định khởi tố, điều tra lại của VKS là có thể hy vọng. Bởi lẽ chức năng của ngành kiểm sát là giám sát các hoạt động điều tra, xét xử theo quy định của pháp luật với các cơ quan tiến hành tố tụng.
Quốc hội khóa XIV đang ở những phiên họp cuối cùng trước khi có Quốc hội khóa XV. Trong bối cảnh thực thi quyền lực tối cao do nhân dân giao phó, niềm tin của cử tri vào Quốc hội đối với vụ án Hồ Duy Hải đang đặt hết vào các đại biểu có tâm, có tầm.
Báo Sạch
Chính trị
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Viện KSND nếu thấy có đủ căn cứ để thực hiện chức năng điều tra, xử lý các hành vi sai phạm hoạt động tư pháp thì sẽ xử lý.
Ảnh: Một vụ án giết người đi vào kim cổ Đông-Tây khi những hung khí theo cáo trạng là dao, thớt và ghế (có dấu vết hung thủ) đều đồng loạt biến mất "do sơ suất". Thớt bị đốt, dao bị vứt còn ghế bị tráo đổi.
Nếu khởi tố vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án thì đó chắc chắn là một điểm sáng tố tụng để xem xét lại toàn bộ tiến trình của vụ án Hồ Duy Hải. Giả sử điều đó xảy ra, các cơ quan tiến hành tố tụng không những tránh được “vi phạm tố tụng” mà còn được dư luận đánh giá công tâm, khách quan hơn.
Mặt khác, bị án Hồ Duy Hải cũng sẽ được thuyết phục nếu bản án tiếp theo (nếu có) đủ chứng cứ buộc tội. Hoặc khả năng tư pháp thua cuộc để “công lý được thực thi” sẽ xảy ra.
Muốn được vậy, có lẽ khởi tố vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án trong quá trình điều tra là lựa chọn khả ưu lúc này.
Thời điểm vụ án Cầu Voi xảy ra là năm 2008. Do vậy có thể áp dụng Bộ luật Hình sự 1999 để căn cứ.
Theo quy định, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án là có dấu hiệu của tội "Làm sai lệch hồ sơ vụ án"
Mặt khác, trong đơn tố cáo làm sai lệch hồ sơ vụ án, bà Nguyễn Thị Loan, mẹ tử tù Hồ Duy Hải với sự hỗ trợ của luật sư Trần Hồng Phong đã chỉ 5 điểm quan trọng liên quan đến hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án hình sự, trong việc truy tố bị can Hồ Duy Hải - quy định tại Điều 300 Bộ luật hình sự (năm 1999). Thể hiện ở những dấu hiệu sau:
1. Rút, bớt kết quả giám định và/hoặc diễn giải sai lệch kết quả giám định – gây bất lợi cho bị can Hồ Duy Hải.
2. Đặc biệt nghiêm trọng: Rút bỏ kết luận giám định về dấu vân tay, và diễn giải sai lệch về kết quả giám định dấu vân tay – trong khi đây chính là tình tiết ngoại phạm của bị can Hồ Duy Hải.
3. Tự ý sửa, thay đổi kết quả nhận dạng (về “chiếc xe gắn máy” và “người thanh niên”) của nhân chứng Đinh Vũ Thường – gây bất lợi đặc biệt cho Hồ Duy Hải.
4. Tự ý sửa lời khai của nhân chứng về kích thước con dao (được xác định Hồ Duy Hải đã dùng để cắt cổ hai nạn nhân), gây bất lợi cho Hồ Duy Hải.
5. Rút khỏi hồ sơ những tình tiết liên quan đến Nguyễn Văn Nghị - một nhân chứng đặc biệt quan trọng, có dấu hiệu liên quan đến cái chết của hai nạn nhân.
Theo giáo trình pháp luật hình sự của tội danh làm sai lệch hồ sơ vụ án, thì mặt khách thể của tội phạm này là xâm hại đến hoạt động tư pháp, làm giảm uy tín nền tư pháp, gây oan sai cho người dân và bỏ lọt tội phạm.
Về mặt chủ quan, tội phạm này có ý chí cố ý vi phạm.
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt. Chỉ có những chủ thể: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự mới là chủ thể của tội phạm này.
Và mặt khách quan là làm sai lệch hồ sơ vụ án, là hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án, khiến cho nội dung của hồ sơ sau khi làm sai lệch không còn phù hợp với nội dung của hồ sơ lúc ban đầu.
Với tình tiết các bút lục, vật chứng bị rút ra khỏi vụ án Cầu Voi, giả thiết về một quyết định khởi tố, điều tra lại của VKS là có thể hy vọng. Bởi lẽ chức năng của ngành kiểm sát là giám sát các hoạt động điều tra, xét xử theo quy định của pháp luật với các cơ quan tiến hành tố tụng.
Quốc hội khóa XIV đang ở những phiên họp cuối cùng trước khi có Quốc hội khóa XV. Trong bối cảnh thực thi quyền lực tối cao do nhân dân giao phó, niềm tin của cử tri vào Quốc hội đối với vụ án Hồ Duy Hải đang đặt hết vào các đại biểu có tâm, có tầm.
Báo Sạch
No comments:
Post a Comment