Nguyên tắc suy đoán có thể đúng hoặc sai, suy đoán có tội có thể xẩy ra oan sai và bỏ lọt tội phạm, còn suy đoán vô tội có thể bỏ lọt tội phạm nhưng không bao giờ có oan sai.
"Có trực tiếp gây án thì HDH mới nhận biết chính xác hung khí" là suy đoán có tội.
"HDH nhận biết chính xác hung khí có thể bị ép cung hoặc mớn cung chứ chưa chắc đã gây án" là suy đoán vô tội.
Dấu vân tay, vết máu, sợi tóc trên hung khí hoặc trên người nạn nhân là chứng cứ trực tiếp, khách quan. Đây là những chứng cứ không thể ngụy tạo và không thể chối cãi. Khi những chứng cứ này không thu thập được, thì tất cả chỉ là suy đoán. Mà suy đoán thì có thể đúng và cũng có thể sai. Tuy nhiên, suy đoán vô tội có thể để lọt tội phạm, nhưng không bao giờ để xảy ra oan sai. Suy đoán có tội lại có thể vừa để xảy ra oan sai, vừa để để lọt tội phạm.
(Nguyễn Sỹ Dũng- Nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) Chính trị , Pháp luật , Tin trong nước , Xã hội
No comments:
Post a Comment