Cập nhật tin tức nóng hổi

Nhiều khi hình thức và đua đòi, cuối cùng chả ra đâu vào đâu cả

Hồi công an khu vực HN sắm xe đạp, mình dự đoán rồi sẽ chả ai đi, y rằng, sau đó mình chụp được mấy cái ảnh khiến cộng đồng mạng phì cười ầm ĩ, là cả đống xe đạp nguyên tem vứt ở gầm cầu thang phường Mai Động phủ bụi hoen gỉ.
Nhiều khi hình thức và đua đòi, cuối cùng chả ra đâu vào đâu cả

Nhiều khi hình thức và đua đòi, cuối cùng chả ra đâu vào đâu cả
Vụ cảnh sát cưỡi ngựa rồi cũng thế thôi, chẳng chóng thì chầy, đàn ngựa cũng vào nồi cao mà thôi.

Chả hiểu ông nào nghĩ ra cái trò vui, hài hài, tếu tếu này. Thực sự là nó chả ra sao cả.

Cứ cho là hình thức cho nó vui đi. Đầy nước châu Âu cũng thế.

Nhưng mà, phải xét về lịch sử và văn hoá. Tức là, lịch sử cha ông chúng ta có sống trên lưng ngựa, lấy vó ngựa mở rộng bờ cõi không, hay chỉ ưa nhất trò “quất ngựa truy phong” thôi? Keke

Lịch sử Việt Nam là kháng chiến du kích. Từ ngàn năm qua đến nay đều vậy. Thời xa xưa hơn nữa, khi địa giới Đại Việt chả rõ thuộc nước nào, thì cưỡi voi.

Người Việt ít cưỡi ngựa, ko phải vì ko biết cưỡi, mà giống ngựa ở Việt Nam bé quá, nhìn như con lừa, con la, con dê, con hoẵng... Người Việt đã nhỏ, cưỡi lên con ngựa, mà trông ngựa vẫn nhỏ tí xíu. Thời nay, ngựa vẫn nhỏ và người thì to hơn, nên nhảy lên lưng nó nhìn thật sự thảm.

Thực ra, ngựa ở Việt Nam chủ yếu để thồ hàng, xưa thì kéo xe. Ngày nay, ở miền núi, dân sử dụng thồ bao xi măng, vài cục gạch ở chỗ chưa có đường. Thi thoảng chị em Mông vắt ông chồng say lên lưng ngựa chở về. Chứ, địa hình địa vật miền núi mà người dân cũng chẳng cưỡi ngựa, vì đi bộ còn nhanh hơn cưỡi con ngựa bé tí xíu như con hoẵng.

Quả thực, nếu muốn có tí hình ảnh công an cưỡi ngựa cho vui mắt, nên làm một đội kỵ binh ở Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai... gì đó, đi tuần biên giới chẳng hạn. Chứ ngựa ở thủ đô, nhìn vừa hài, lại tốn thêm kinh phí nuôi tổ “bưng bô” (hót phân).
---
Góc nhìn của nb Phạm Ngọc Dương ,

No comments:

Post a Comment