Cập nhật tin tức nóng hổi

Thứ trưởng Giáo dục thừa nhận làm bài tập vào SGK gây lãng phí

Ba tuần sau khi khẳng định sách sử dụng một lần chỉ là sách bài tập, tham khảo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã thừa nhận về thực trạng viết lên SGK gây lãng phí nhiều năm nay.

Một ngày sau khi PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng GD&ĐT – chia sẻ với Zing rằng Bộ GD ĐT và NXB Giáo dục Việt Nam không trả lời về lãng phí SGK là né tránh trách nhiệm, sáng 20/9 Bộ GD&ĐT lập tức gửi văn bản trả lời báo chí.

Trong văn bản này, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT giải thích SGK hiện nay là phiên bản được sử dụng ổn định nhiều năm qua, ngoài các câu hỏi, bài tập truyền thống (bài tự luận), SGK có các dạng bài tập trắc nghiệm như điền chỗ khuyết, lựa chọn đúng/sai, cặp đôi (nối kết)…

Theo ông Độ, do đặc thù của môn học, ngoài các câu hỏi, bài tập truyền thống, một số SGK, nhất là sách Toán 1, tiếng Anh còn có dạng bài tập trắc nghiệm, điền vào chỗ chấm hoặc ô trống, lựa chọn đúng/sai, nối, khoanh, vẽ, đánh dấu, tô màu… SGK Toán của các nước tiên tiến cũng thiết kế dạng bài học với hình thức như trên.

Xem thêm: Nhà xuất bản giáo dục kêu lỗ mỗi năm khoảng 40 tỉ đồng vì sách giáo khoa

Lãnh đạo Bộ Giáo dục khẳng định không yêu cầu học sinh làm bài hay viết trực tiếp vào SGK mà cần làm vào vở viết hoặc vở bài tập nhưng nếu giáo viên không hướng dẫn từ đầu năm học và nhắc nhở thường xuyên, học sinh sẽ có thói quen viết trực tiếp vào SGK, gây lãng phí.

Thông tin ông Độ đưa ra lần này trái ngược hẳn với lần trả lời tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 30/8. Khi đó, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ khẳng định sách chỉ sử dụng một lần là sách bài tập, tham khảo, học sinh viết trực tiếp lời giải, còn SGK vẫn đảm bảo sử dụng lâu dài.
viết vào sách
SGK từ lớp 1 đến lớp 5 đều có phần bài tập để học sinh viết vào sách.

Đề cập tới tình trạng lãng phí sách, Thứ trưởng Độ cho rằng Bộ GD&ĐT xác định SGK cần được sử dụng, bảo quản tốt để có thể dùng lại được khi cần thiết, tránh lãng phí cho gia đình học sinh, xã hội. Giáo viên nhắc nhở học sinh không viết vào sách để SGK có thể sử dụng được nhiều lần.

Còn về giải pháp đối với NXB Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục mới đang yêu cầu kiểm tra, rà soát đánh giá cụ thể việc in ấn và phát hành SGK để có đề xuất chỉnh sửa cụ thể nhằm hạn chế việc học sinh ghi vào SGK, gây lãng phí.

“Sắp tới, khi biên soạn sách giáo khoa theo chương trình Giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT sẽ quán triệt với các nhà xuất bản tham gia biên soạn SGK và các Hội đồng thẩm định quốc gia về vấn đề này để khắc phục tình trạng học sinh viết vào SGK, tránh lãng phí như hiện nay”, ông Độ chia sẻ.
Luật giáo dục ‘mở đường’ cho tiêu cực sách giáo khoa Theo TS Lê Viết Khuyến, Luật giáo dục hiện hành “mở đường” cho tiêu cực khi quy định “một chương trình, một bộ sách giáo khoa”.

Câu chuyện SGK độc quyền và lãng phí diễn ra nhiều năm qua, một lần nữa làm nóng dư luận, thậm chí diễn đàn Quốc hội đầu năm học này.

Mỗi năm, NXB Giáo dục Việt Nam thuộc Bộ GD&ĐT – cơ quan độc quyền về SGK – phát hành hơn 100 triệu bản. Phần lớn chỉ dùng một lần vì học sinh được ghi thẳng vào sách, gây lãng phí nghìn tỷ đồng.

Nếu tính 16 năm độc quyền SGK (bộ sách đang áp dụng được triển khai từ năm 2002, do NXB Giáo dục Việt Nam thuộc Bộ GD&ĐT nắm độc quyền), số tiền lãng phí lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

Sau nhiều lần lảng tránh, hiện Bộ GD&ĐT mới lên tiếng về thực trạng lãng phí SGK tồn tại suốt nhiều năm qua. Trong khi đó NXB Giáo dục Việt Nam – nơi in độc quyền 100 triệu bản sách mỗi năm – vẫn chưa phản hồi du Zing đã nhiều lần liên hệ.

Theo Zing ,

No comments:

Post a Comment