Đã 6 tháng từ sau vụ 1.900 tấn cá ở làng bè La Nga bị chết, ngư dân bị mất trắng tay nhưng vẫn chưa nhận được 16 tỷ đồng tiền hỗ trợ từ cơ quan chức năng nên lâm vào cảnh khốn khó, nợ nần.
Hàng trăm tấn cá chết trắng sông sau một đêm, dân vớt không kịp
Trước đó báo Vietnamnet đưa tin, sáng ngày 21/05, nhiều hộ ở xã Phú Ngọc và La Ngà nuôi cá lồng bè trên sông La Ngà (huyện Định Quán, Đồng Nai) phát hoảng khi hàng trăm tấn cá bất ngờ chết trắng.
Cá chết trắng lồng bè, người dân vớt không kịp. (Ảnh: Vietnamnet)
Số cá nuôi chết nhanh, nổi trắng mặt sông khiến người dân trở tay không kịp. Một số hộ cố gắng vớt vát số cá mới chết, bán lại cho thương lái, gỡ gạc chút vốn. Cá chết được tập kết trắng bờ sông.
Theo người dân, vào buổi tối, cá nuôi ở các lồng có biểu hiện lờ đờ, nổi lên mặt nước. Tới sáng thì chết trắng các lồng bè. Cá chết chủ yếu là cá chép, diêu hồng, cá lăng, cá leo… sắp tới thời kỳ thu hoạch.
Dài cổ chờ tiền hỗ trợ, nhiều hộ kinh doanh lâm cảnh lao đao
Anh Nguyễn Văn Trí (ngụ xã La Ngà, huyện Định Quán, Đồng Nai) nói rằng hồi tháng 5, gia đình anh nuôi 19 tấn cá các loại và bị chết sạch sau một đêm. Sau vụ cá chết, gia đình anh lâm cảnh nợ nần, không còn tiền để trang trải cuộc sống và chi trả cho các đại lý thức ăn chăn nuôi, theo báo Zing.
Ngư dân Nguyễn Văn Trí nói: “Tôi phải vay mượn tiền bạn bè để trang trải cuộc sống. 2 tháng trước, người thân cho vay mấy chục triệu nên tôi quyết định tái đầu tư, mua giống cá về thả”.
Ở làng bè La Ngà, có đến 80 hộ chăn nuôi cá bị ảnh hưởng trong đợt cá chết hồi tháng 5. Nhiều gia đình thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.
Ông Thanh, người bị thiệt hại 40 tấn cá nói rằng gia đình ông đã bỏ bè lên bờ đi làm thuê. Nguồn tiền hỗ trợ chưa về nên ông đành khất nợ các chủ đại lý thức ăn chăn nuôi.
Không còn vốn đầu tư, bè cá của ngư dân bỏ hoang sau vụ cá chết. (Ảnh: Ngọc An)
Chung cảnh ngộ, gia đình chị Ngô Thị Tiến (ngụ xã La Ngà) cũng thiệt hại hơn 1 tỷ đồng khi 30 tấn cá bị chết. Chị nói: “Chồng tôi đang bệnh, phải nằm viện điều trị. Tiền vốn hết sạch nên gia đình bỏ trống bè nuôi. Tôi đi vay tiền nhưng không được vì gia đình chả còn tài sản nào đáng giá để thế chấp”.
Về hướng xử lý, ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho hay, kết luận chính thức nguyên nhân cá chết là do thiên tai, mà không phải do nguồn thải ô nhiễm từ các nhà máy, người nuôi cá sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ để khôi phục sản xuất, theo báo VOV.
Để giúp người dân giảm gánh nặng thiệt hại, UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận phương án hỗ trợ theo Nghị định 02 của Chính phủ (Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh). Tổng số tiền hỗ trợ dự kiến khoảng 16 tỷ đồng.
Ông Trần Đình Minh, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai, nói rằng để thực hiện việc hỗ trợ, địa phương phải thống kê thiệt hại và sở dựa vào danh sách đó để cùng các cơ quan chức năng thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét.
“Theo quy định, hộ nuôi phải đăng ký với địa phương nhưng tại làng bè La Ngà, địa phương chỉ quản lý nhân khẩu trong khi đất và diện tích mặt nước lại do các đơn vị khác quản lý nên việc xác định gặp khó khăn. Chúng tôi cũng đang yêu cầu các bên phối hợp đẩy nhanh tiến độ; tuy nhiên, hồ sơ thủ tục hiện vẫn còn thiếu rất nhiều”, ông Minh cho biết.
Nguồn DKN
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Hàng trăm tấn cá chết trắng sông sau một đêm, dân vớt không kịp
Trước đó báo Vietnamnet đưa tin, sáng ngày 21/05, nhiều hộ ở xã Phú Ngọc và La Ngà nuôi cá lồng bè trên sông La Ngà (huyện Định Quán, Đồng Nai) phát hoảng khi hàng trăm tấn cá bất ngờ chết trắng.
Cá chết trắng lồng bè, người dân vớt không kịp. (Ảnh: Vietnamnet)
Số cá nuôi chết nhanh, nổi trắng mặt sông khiến người dân trở tay không kịp. Một số hộ cố gắng vớt vát số cá mới chết, bán lại cho thương lái, gỡ gạc chút vốn. Cá chết được tập kết trắng bờ sông.
Theo người dân, vào buổi tối, cá nuôi ở các lồng có biểu hiện lờ đờ, nổi lên mặt nước. Tới sáng thì chết trắng các lồng bè. Cá chết chủ yếu là cá chép, diêu hồng, cá lăng, cá leo… sắp tới thời kỳ thu hoạch.
Dài cổ chờ tiền hỗ trợ, nhiều hộ kinh doanh lâm cảnh lao đao
Anh Nguyễn Văn Trí (ngụ xã La Ngà, huyện Định Quán, Đồng Nai) nói rằng hồi tháng 5, gia đình anh nuôi 19 tấn cá các loại và bị chết sạch sau một đêm. Sau vụ cá chết, gia đình anh lâm cảnh nợ nần, không còn tiền để trang trải cuộc sống và chi trả cho các đại lý thức ăn chăn nuôi, theo báo Zing.
Ngư dân Nguyễn Văn Trí nói: “Tôi phải vay mượn tiền bạn bè để trang trải cuộc sống. 2 tháng trước, người thân cho vay mấy chục triệu nên tôi quyết định tái đầu tư, mua giống cá về thả”.
Ở làng bè La Ngà, có đến 80 hộ chăn nuôi cá bị ảnh hưởng trong đợt cá chết hồi tháng 5. Nhiều gia đình thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.
Ông Thanh, người bị thiệt hại 40 tấn cá nói rằng gia đình ông đã bỏ bè lên bờ đi làm thuê. Nguồn tiền hỗ trợ chưa về nên ông đành khất nợ các chủ đại lý thức ăn chăn nuôi.
Không còn vốn đầu tư, bè cá của ngư dân bỏ hoang sau vụ cá chết. (Ảnh: Ngọc An)
Chung cảnh ngộ, gia đình chị Ngô Thị Tiến (ngụ xã La Ngà) cũng thiệt hại hơn 1 tỷ đồng khi 30 tấn cá bị chết. Chị nói: “Chồng tôi đang bệnh, phải nằm viện điều trị. Tiền vốn hết sạch nên gia đình bỏ trống bè nuôi. Tôi đi vay tiền nhưng không được vì gia đình chả còn tài sản nào đáng giá để thế chấp”.
Về hướng xử lý, ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho hay, kết luận chính thức nguyên nhân cá chết là do thiên tai, mà không phải do nguồn thải ô nhiễm từ các nhà máy, người nuôi cá sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ để khôi phục sản xuất, theo báo VOV.
Để giúp người dân giảm gánh nặng thiệt hại, UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận phương án hỗ trợ theo Nghị định 02 của Chính phủ (Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh). Tổng số tiền hỗ trợ dự kiến khoảng 16 tỷ đồng.
Ông Trần Đình Minh, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai, nói rằng để thực hiện việc hỗ trợ, địa phương phải thống kê thiệt hại và sở dựa vào danh sách đó để cùng các cơ quan chức năng thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét.
“Theo quy định, hộ nuôi phải đăng ký với địa phương nhưng tại làng bè La Ngà, địa phương chỉ quản lý nhân khẩu trong khi đất và diện tích mặt nước lại do các đơn vị khác quản lý nên việc xác định gặp khó khăn. Chúng tôi cũng đang yêu cầu các bên phối hợp đẩy nhanh tiến độ; tuy nhiên, hồ sơ thủ tục hiện vẫn còn thiếu rất nhiều”, ông Minh cho biết.
Nguồn DKN
No comments:
Post a Comment