Cập nhật tin tức nóng hổi

Bước ngoặt lịch sử chính trị Việt Nam

Ngày 02/10/2018, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam – đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đọc diễn văn chính thức khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 – Khóa XII (Hội nghị Trung ương 8). Một trong những nội dung được xem là quan trọng nhất trong diễn văn này là việc Tổng bí thư đề cập đến “Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét, quyết định việc giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước; bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII; và xem xét, quyết định thi hành kỷ luật cán bộ theo quy định của Đảng”.
TBT Nguyễn Phú Trọng
TBT Nguyễn Phú Trọng

Trước thềm đại hội, sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào ngày 21/9/2018 vừa qua thì thông tin về việc nhất thể hóa hai chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước được xem là thời sự nóng bỏng nhất. Không ít những ý kiến “bàn ra, tán vào” của giới chính khách và cộng đồng xã hội cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam bắt chước mô hình của Đảng cộng sản Trung Quốc đang áp dụng. Mô hình nhất thể hóa hai chức danh này nhiều năm trước đây cũng đã được đề cập đến nhưng các thành viên cao cấp trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam không thống nhất vì lo ngại rằng quyền lực tập trung quá nhiều vào một cá nhân sẽ nảy sinh tiêu cực theo hướng “chuyên quyền, độc đoán” khó kiểm soát được và tiềm ẩn nguy cơ độc tài của người đứng đầu.

Tuy nhiên, trên thực tế đang tồn tại trong cơ chế quản lý giữa Đảng và Nhà nước có nhiều bất cập do bộ máy cồng kềnh gây lãng phí nguồn ngân sách Nhà nước, cụ thể bên khối chính quyền có bao nhiêu cơ quan thì bên khối đảng cũng tương tự. Đảng và Nhà nước ta đã nhận ra những khuyết tật nêu trên nên nhiều năm qua đã có những phương hướng giải quyết, thông qua Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 02/02/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” đã xác định việc thí điểm từng bước nhất thế hóa chức danh cán bộ. Đã triển khai thử nghiệm mô hình hợp nhất ở cấu trúc hạ tầng quản lý trong việc hợp nhất chức danh Bí thư và Chủ tịch ở cấp phường, xã hoặc chức danh Giám đốc (Chi cục trưởng, Trưởng ban,…) kiêm Bí thư ở các đơn vị quản lý nhà nước và sự nghiệp công lập. Mô hình hợp nhất hai chức danh nhiều năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc đạt nhiều kết quả cao đã góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tạo sự đồng bộ, thống nhất, kịp thời trong chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cấp xã, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, giúp cho công tác chỉ đạo của cấp ủy được thuận lợi. Hiện nay, mô hình này được các cấp, các ngành biểu dương khen ngợi, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội “là mô hình thích hợp, sẽ tránh được hiện tượng nói không đi đôi với làm, vừa thực hiện sẽ rút ngắn được thời gian và sát với tình hình thực tế hơn” , đang đề xuất nhân rộng ra nhiều địa phương trong cả nước.

Chính vì thế, việc đẩy mạnh công tác hợp nhất hai chức danh nói trên ở kiến trúc thượng tầng quản lý giữa Đảng và Nhà nước thì cũng là một vấn đề cần phải làm, nếu thể chế chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam vững mạnh, toàn thể nhân dân tin tưởng vào đường lối của Đảng thì việc hợp nhất hai chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước là không phải bàn cải. Hiện nay, ở chính thể các quốc gia tiên tiến trên thế giới, dù có “đa nguyên, đa đảng” hay chỉ có “một đảng” lãnh đạo thì người dân không quan tâm đến ai là người đứng đầu đảng phái chính trị, họ chỉ cần biết ai là Tổng thống hay Thủ tướng được cử tri bầu ra.

Nếu chủ trương họp nhất hai chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước được đại đa số đại biểu của Hội nghị Trung ương 8 thống nhất bỏ phiếu thuận thì có thể nói đây là một bước ngoặc vĩ đại, dấu ân lịch sử trong hệ thống chính trị nước ta. Nhìn lại chặng đường phát triển gần 90 năm của Đảng cộng sản Việt Nam thì chúng ta có thể thấy trước đây đồng chí Hồ Chí Minh cũng từng kiêm nhiệm cả hai chức danh lớn nhất của đảng và chính quyền là Bí thư đảng và Chủ tịch nước cũng làm tốt đấy sao. Ngày nay trong cơ chế chính trị ổn định, tình hình kinh tế, xã hội có nhiều bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân về vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao thì vấn đề nhất thể hóa hai chức danh này là cần thiết ở cả cấp thượng tầng và hạ tầng quản lý nhằm hạn chế những bất cập, tránh chồng chéo lẫn nhau và hơn hết là tiết kiệm chi phí quản lý cho bộ máy trong công tác của đảng và chính quyền.
Bước ngoặt lịch sử chính trị Việt Nam
Điểm sơ qua về nhân sự thay thế cho đồng chí Trần Đại Quang hiện nay chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng là sáng giá nhất, sau hàng loạt đại án chống tham nhũng trong thời gian gần đây đã “đưa vào lò” nhiều cán bộ cao cấp, trong đó có cả cán bộ ở vị trí trong Bộ Chính trị như ông Đinh La Thăng, cấp thấp hơn là Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Bắc Son, Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hoá, Vũ Nhôm – Phan Văn Anh Vũ, Út trọc – Định Ngọc Huệ,…Những cán bộ cao cấp này trước đây hầu như không ai dám đụng đến mặc dù có nhiều thông tin tố cao sai phạm nghiêm trọng, chỉ có khi lò được hâm nóng bởi Tổng bí thư thì củi mới được đưa từ từ vào lò bất kể thanh củi to hay củi nhỏ đều phải bừng cháy và hiện nay lò của Tổng bí thư đang tiến thẳng vào Sài Gòn – thành trì tham nhũng lũng đoạn chính sách Nhà nước, cướp đất của dân từ nhiều năm nay “điển hình nhất là Dự án Khô đô thị Thủ Thiêm”, dự đoán không ít “củi to” sẽ được đưa vào lò sau khi Hội nghị Trung ương 8 kết thúc, đặc biệt là nhất thể hóa hai chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước thành công.

Thông qua đó có thể thấy Tổng bí thư hiện nay là ứng cử viên nổi trội nhất so với các ứng viên còn lại trong hàng ngũ của Bộ Chính trị, sẽ kiêm luôn chức danh Chủ tịch nước đến cuối nhiệm kỳ vào năm 2021. Điều đó là chắc chắn vì sau những gì “Người đốt lò” đã thể hiện đã làm tăng uy tín của ông lên rất cao trong nội bộ Đảng cộng sản và quần chúng nhân dân, Ông sẽ đạt được nhiều phiếu tín nhiệm nhất của đại biểu tại Hội nghị Trung ương 8, vấn đề chỉ còn là thời gian. Đại đa số người dân am hiểu tình hình chính trị Việt Nam sẽ hy vọng rằng việc nhất thể hóa hai chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực cho các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội ở nước ta trong thời gian tới.
,

No comments:

Post a Comment