Giọng gay gắt, bà Nguyễn Thị Dung đặt nghi vấn có bao che sai phạm của cán bộ Thành ủy trong sai phạm ở Công ty Tân Thuận.
Chiều 5/10, tại hội nghị tiếp xúc cử tri quận 9 của Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, bà Nguyễn Thị Dung nói rằng, từ 10-15 năm trước thành phố đã xảy ra nhiều tiêu cực liên quan đất đai, quy hoạch như các địa phương khác. Nhưng gần đây Thanh tra Chính phủ vào cuộc quyết liệt thì các vụ sai phạm mới được phanh phui, một số lãnh đạo TP HCM bị xử lý.
Bà Dung dẫn chứng sai phạm ở Khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2), hay vụ bán 320.000 m2 đất công giá rẻ ở Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy).
Trong đó, bà Dung không đồng ý quan điểm của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM khi cho rằng “việc bán đất cho Quốc Cường Gia Lai chưa gây thiệt hại kinh tế” do kịp thời thu hồi.
“Thành uỷ không biết hay không làm phép tính? 32 hecta đất đã đền bù nếu chuyển nhượng đúng cách, đấu giá theo thị trường, sẽ thu về gấp bao nhiêu lần tiền? Trong một năm thì lãi suất của phần chênh lệch này là cả trăm tỷ đồng”, bà Dung nói giọng gay gắt và đặt nghi vấn: “Có hay không sự bao che sai phạm của lãnh đạo TP HCM?”.
Trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội
Bà Dung cũng đặt ra trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, trong việc giám sát những sai phạm liên quan đến đất đai: “Đoàn đã làm tròn trách nhiệm chưa? Đoàn đã ở đâu và phát hiện được gì trong các vụ việc này? Những giọt nước mắt của người dân Thủ Thiêm phải qua rất nhiều năm mới được đến với các đại biểu là do đâu?”.
Đề cập về tư cách của Đại biểu Quốc hội, ông Trương Thế Cần (cử tri phường Phước Long B, quận 9) cho rằng, đa số các đại biểu làm tốt trách nhiệm nhưng cũng không ít người chưa xứng đáng với lá phiếu cử tri. Nhiều đại biểu vắng mặt tại các kỳ họp của Quốc hội, hoặc trong giờ họp không tập trung. Còn có nhiều người sai phạm nhưng chỉ bị bác tư cách Đại biểu Quốc hội, không bị xử lý nghiêm khắc.
Ông Cần cũng đề nghị phải có quy chế chặt chẽ trong việc kê khai tài sản của cán bộ và mạnh tay hơn trong việc xử lý tham ô, tham nhũng. “Ông xây một ngôi nhà to mà lại bảo đó là tiền chạy xe ôm. Tới đây có người xây biệt thự sẽ bảo là mới trúng số. Nói như vậy thì dân làm sao nghe được”, ông Cần nói.
Tương tự, cử tri Nguyễn Hồ Gươm đề nghị Quốc hội xây dựng thiết chế phòng chống tham nhũng mạnh mẽ hơn. “Nhiều cán bộ bây giờ sở hữu nhiều nhà, xe đắt tiền, có khi thay nhà như người ta thay áo. Chống tham nhũng, Trung ương làm rất quyết liệt nhưng về tới địa phương, cơ sở đã thật sự nghiêm túc, hiệu quả chưa?”, ông Gươm chất vấn.
Hội nghị tiếp xúc cử tri “nóng” hơn khi nhiều người dân phản ánh bức xúc trước những sai phạm về quản lý, sử dụng đất tại một số dự án khu dân cư trên địa bàn quận 9. Một số dự án giải tỏa, đền bù không thỏa đáng nhưng được phân lô, bán nền rầm rộ, thu lợi cao.
“Những doanh nghiệp này có ai chống lưng không mà gần như chiếm không, tước đoạt lợi ích chính đáng của chúng tôi?”, một cử tri bức xúc.
Ngoài ra, nhiều người cũng đặt vấn đề về dân sinh, môi trường, tính khả thi của việc xây dựng thành phố thông minh.
Lãnh đạo TP HCM gặp trực tiếp người dân để nghe ý kiến
Tổng kết hội nghị, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (Chủ tịch HĐND TP HCM) cho biết, vụ Công ty Tân Thuận, thành phố đã kiểm điểm trách nhiệm của những cán bộ liên quan, trong đó có Phó bí thư Thành ủy Tất Thành Cang. Riêng ông Cang, thành phố cũng chuyển hồ sơ về Trung ương xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
Bà Tâm khẳng định vụ việc trên ảnh hưởng lớn tới uy tín lãnh đạo thành phố, Thành ủy đã nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý tài sản của các doanh nghiệp nhà nước. Về mặt kinh tế, bà nhìn nhận, nếu vụ việc không được xử lý kịp thời sẽ có thiệt hại rất lớn.
“Đây là vụ việc mà nội bộ phát hiện sai phạm và thanh tra, kiểm tra. Chúng tôi phát hiện sai phạm tới đâu, xử lý tới đó, không bỏ qua, không bao che. Nếu phát hiện được có sự bao che thì thành phố cũng xử lý nghiêm”, bà Tâm nói.
Để đảm bảo quyền lợi của người dân trong các vụ việc có kết luận của cơ quan thanh tra, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo UBND thành phố phải gặp trực tiếp người dân để nghe ý kiến, đồng thuận chứ không áp dụng ngay.
Nguồn Vnexpress
Chính trị
,
Kinh tế
,
Tin trong nước
Chiều 5/10, tại hội nghị tiếp xúc cử tri quận 9 của Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, bà Nguyễn Thị Dung nói rằng, từ 10-15 năm trước thành phố đã xảy ra nhiều tiêu cực liên quan đất đai, quy hoạch như các địa phương khác. Nhưng gần đây Thanh tra Chính phủ vào cuộc quyết liệt thì các vụ sai phạm mới được phanh phui, một số lãnh đạo TP HCM bị xử lý.
Bà Dung dẫn chứng sai phạm ở Khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2), hay vụ bán 320.000 m2 đất công giá rẻ ở Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy).
Bà Nguyễn Thị Dung phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri.
Trong đó, bà Dung không đồng ý quan điểm của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM khi cho rằng “việc bán đất cho Quốc Cường Gia Lai chưa gây thiệt hại kinh tế” do kịp thời thu hồi.
“Thành uỷ không biết hay không làm phép tính? 32 hecta đất đã đền bù nếu chuyển nhượng đúng cách, đấu giá theo thị trường, sẽ thu về gấp bao nhiêu lần tiền? Trong một năm thì lãi suất của phần chênh lệch này là cả trăm tỷ đồng”, bà Dung nói giọng gay gắt và đặt nghi vấn: “Có hay không sự bao che sai phạm của lãnh đạo TP HCM?”.
Trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội
Bà Dung cũng đặt ra trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, trong việc giám sát những sai phạm liên quan đến đất đai: “Đoàn đã làm tròn trách nhiệm chưa? Đoàn đã ở đâu và phát hiện được gì trong các vụ việc này? Những giọt nước mắt của người dân Thủ Thiêm phải qua rất nhiều năm mới được đến với các đại biểu là do đâu?”.
Đề cập về tư cách của Đại biểu Quốc hội, ông Trương Thế Cần (cử tri phường Phước Long B, quận 9) cho rằng, đa số các đại biểu làm tốt trách nhiệm nhưng cũng không ít người chưa xứng đáng với lá phiếu cử tri. Nhiều đại biểu vắng mặt tại các kỳ họp của Quốc hội, hoặc trong giờ họp không tập trung. Còn có nhiều người sai phạm nhưng chỉ bị bác tư cách Đại biểu Quốc hội, không bị xử lý nghiêm khắc.
Ông Cần cũng đề nghị phải có quy chế chặt chẽ trong việc kê khai tài sản của cán bộ và mạnh tay hơn trong việc xử lý tham ô, tham nhũng. “Ông xây một ngôi nhà to mà lại bảo đó là tiền chạy xe ôm. Tới đây có người xây biệt thự sẽ bảo là mới trúng số. Nói như vậy thì dân làm sao nghe được”, ông Cần nói.
Tương tự, cử tri Nguyễn Hồ Gươm đề nghị Quốc hội xây dựng thiết chế phòng chống tham nhũng mạnh mẽ hơn. “Nhiều cán bộ bây giờ sở hữu nhiều nhà, xe đắt tiền, có khi thay nhà như người ta thay áo. Chống tham nhũng, Trung ương làm rất quyết liệt nhưng về tới địa phương, cơ sở đã thật sự nghiêm túc, hiệu quả chưa?”, ông Gươm chất vấn.
Một cử tri bức xúc về vấn đề đất đai.
Hội nghị tiếp xúc cử tri “nóng” hơn khi nhiều người dân phản ánh bức xúc trước những sai phạm về quản lý, sử dụng đất tại một số dự án khu dân cư trên địa bàn quận 9. Một số dự án giải tỏa, đền bù không thỏa đáng nhưng được phân lô, bán nền rầm rộ, thu lợi cao.
“Những doanh nghiệp này có ai chống lưng không mà gần như chiếm không, tước đoạt lợi ích chính đáng của chúng tôi?”, một cử tri bức xúc.
Ngoài ra, nhiều người cũng đặt vấn đề về dân sinh, môi trường, tính khả thi của việc xây dựng thành phố thông minh.
Lãnh đạo TP HCM gặp trực tiếp người dân để nghe ý kiến
Tổng kết hội nghị, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (Chủ tịch HĐND TP HCM) cho biết, vụ Công ty Tân Thuận, thành phố đã kiểm điểm trách nhiệm của những cán bộ liên quan, trong đó có Phó bí thư Thành ủy Tất Thành Cang. Riêng ông Cang, thành phố cũng chuyển hồ sơ về Trung ương xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
Bà Tâm khẳng định vụ việc trên ảnh hưởng lớn tới uy tín lãnh đạo thành phố, Thành ủy đã nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý tài sản của các doanh nghiệp nhà nước. Về mặt kinh tế, bà nhìn nhận, nếu vụ việc không được xử lý kịp thời sẽ có thiệt hại rất lớn.
“Đây là vụ việc mà nội bộ phát hiện sai phạm và thanh tra, kiểm tra. Chúng tôi phát hiện sai phạm tới đâu, xử lý tới đó, không bỏ qua, không bao che. Nếu phát hiện được có sự bao che thì thành phố cũng xử lý nghiêm”, bà Tâm nói.
Để đảm bảo quyền lợi của người dân trong các vụ việc có kết luận của cơ quan thanh tra, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo UBND thành phố phải gặp trực tiếp người dân để nghe ý kiến, đồng thuận chứ không áp dụng ngay.
Nguồn Vnexpress
No comments:
Post a Comment