“TP.HCM cứ nói rằng họ có kế hoạch 20 năm về vấn đề xây dựng nhà hát rồi. Cách giải trình này chỉ làm bức xúc thêm dư luận. Trong khi đó căn cứ quyết định phải là hiệu quả đầu tư – điều mà dân chúng đòi hỏi, cũng như trước khi quyết định đầu tư cần phải cân nhắc rất kỹ”.
Đây là khẳng định của TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tại Hội thảo “Khơi thông cải cách và củng cố niềm tin đầu tư” do viện này tổ chức sáng nay (17/10).
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.
Nói về vấn đề đầu tư công, chi ngân sách, Viện trưởng Cung khẳng định: Chi tiêu ngân sách đang là một trong những điểm yếu lớn của Việt Nam, đặc biệt là chi tiêu thường xuyên và đầu tư công.
“Tăng thu ráo riết nhưng tăng chi không minh bạch. Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu được đề xuất tăng kịch khung nhưng tăng chi cho khoản này vẫn chưa minh bạch, trong khi đây là vấn đề mà người dân quan tâm nhiều hơn”, TS Cung khẳng định.
“Hay nguồn thu 5 tỷ USD từ việc bán cổ phần Sabeco sẽ chi cho những cái gì, đến nay vẫn chưa ai rõ. Người dân rất cần biết những khoản chi này được thực hiện như thế nào, ở đâu”, ông Cung chỉ rõ.
Cùng với đó, cơ chế phân bố ngân sách thiếu hợp lý đang làm sai lệch động lực tăng trưởng; suy yếu nỗ lực, giảm sự vươn lên của các nơi dám cải cách, dám đi vào thị trường và các địa phương nỗ lực cố gắng.
Đồng thời, về đầu tư công giảm xuống về số lượng đầu tư nhưng “bệnh” của nó chưa giải quyết như phân tán, lỗ…. Chưa có dấu ấn công trình mang yếu tố nhiệm kỳ để lại ảnh hưởng lớn.
Đặc biệt, xây nhà hát 1.500 tỷ đồng hay vấn đề phát sinh của dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi hơn 34.000 tỷ đồng đang nóng dư luận.
Riêng về Nhà hát 1.500 tỷ đồng những người quyết định đầu tư chưa có giải trình, báo cáo về việc đầu tư.
“TP.HCM cứ nói rằng có kế hoạch 20 năm về vấn đề xây dựng nhà hát rồi. Cách giải trình này chỉ làm bức xúc thêm, trong khi đó căn cứ quyết định phải là hiệu quả đầu tư – điều mà dân chúng đòi hỏi, cũng như trước khi quyết định đầu tư cần phải cân nhắc rất kỹ”, ông Cung nói.
Cũng như việc chi hàng chục ngàn tỷ đồng làm đường cao tốc nhưng khai thác một thời gian ngắn đã hỏng, sau khi có chỉ đạo chỉ rút kinh nghiệm. Cứ rút kinh nghiệm liên tục như vậy, căn bệnh của đầu tư công không thể rút được.
Về cải cách chính sách vĩ mô, ông Cung thừa nhận đã bước đầu được cải thiện, cách thức tăng trưởng dần cải thiện, tăng trưởng của Việt Nam không còn dựa chủ yếu vào việc bơm tài chính ra thị trường mà thay đổi nhiều hơn về phía cung – khuyến khích sản xuất.
“Môi trường kinh doanh được cải thiện và có sự khác biệt so với trước. Tuy nhiên, trong những điều kiện kinh doanh được bãi bỏ, có những cái bãi bỏ thực tế, thực chất nhưng có cái bãi bỏ hình thức. Có thay đổi nhưng đạt mục tiêu kỳ vọng là không có”, TS Cung nói.
Ông Cung cho rằng, bãi bỏ điều kiện kinh doanh nói riêng và cải thiện môi trường kinh doanh nói chung cần phải thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Dù mục tiêu đặt ra là cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh nhưng kinh nghiệm cho thấy con số này vẫn quá ít, bởi thực tế rào cản này đang thừa quá nhiều. Trong đó, riêng về điều kiện đầu tư đất đai chúng ta chưa thay đổi.
Ngày 8/10, tại Phiên họp bất thường, HĐND TP.HCM đã quyết định thông qua dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc, Vũ kịch TP.HCM tại Thủ Thiêm (Quận 2, TP.HCM) với chi phí 1.500 tỷ đồng. Dự án này được biết có trong kế hoạch của TP.HCM từ năm 1993, sau rất nhiều lần thay đổi, điều chỉnh chính sách, nơi xây dựng, số phận của dự án Nhà hát này vẫn chưa được quyết định.
Nguồn Dantri
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Đây là khẳng định của TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tại Hội thảo “Khơi thông cải cách và củng cố niềm tin đầu tư” do viện này tổ chức sáng nay (17/10).
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.
Nói về vấn đề đầu tư công, chi ngân sách, Viện trưởng Cung khẳng định: Chi tiêu ngân sách đang là một trong những điểm yếu lớn của Việt Nam, đặc biệt là chi tiêu thường xuyên và đầu tư công.
“Tăng thu ráo riết nhưng tăng chi không minh bạch. Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu được đề xuất tăng kịch khung nhưng tăng chi cho khoản này vẫn chưa minh bạch, trong khi đây là vấn đề mà người dân quan tâm nhiều hơn”, TS Cung khẳng định.
“Hay nguồn thu 5 tỷ USD từ việc bán cổ phần Sabeco sẽ chi cho những cái gì, đến nay vẫn chưa ai rõ. Người dân rất cần biết những khoản chi này được thực hiện như thế nào, ở đâu”, ông Cung chỉ rõ.
Cùng với đó, cơ chế phân bố ngân sách thiếu hợp lý đang làm sai lệch động lực tăng trưởng; suy yếu nỗ lực, giảm sự vươn lên của các nơi dám cải cách, dám đi vào thị trường và các địa phương nỗ lực cố gắng.
Đồng thời, về đầu tư công giảm xuống về số lượng đầu tư nhưng “bệnh” của nó chưa giải quyết như phân tán, lỗ…. Chưa có dấu ấn công trình mang yếu tố nhiệm kỳ để lại ảnh hưởng lớn.
Đặc biệt, xây nhà hát 1.500 tỷ đồng hay vấn đề phát sinh của dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi hơn 34.000 tỷ đồng đang nóng dư luận.
Riêng về Nhà hát 1.500 tỷ đồng những người quyết định đầu tư chưa có giải trình, báo cáo về việc đầu tư.
“TP.HCM cứ nói rằng có kế hoạch 20 năm về vấn đề xây dựng nhà hát rồi. Cách giải trình này chỉ làm bức xúc thêm, trong khi đó căn cứ quyết định phải là hiệu quả đầu tư – điều mà dân chúng đòi hỏi, cũng như trước khi quyết định đầu tư cần phải cân nhắc rất kỹ”, ông Cung nói.
Cũng như việc chi hàng chục ngàn tỷ đồng làm đường cao tốc nhưng khai thác một thời gian ngắn đã hỏng, sau khi có chỉ đạo chỉ rút kinh nghiệm. Cứ rút kinh nghiệm liên tục như vậy, căn bệnh của đầu tư công không thể rút được.
Về cải cách chính sách vĩ mô, ông Cung thừa nhận đã bước đầu được cải thiện, cách thức tăng trưởng dần cải thiện, tăng trưởng của Việt Nam không còn dựa chủ yếu vào việc bơm tài chính ra thị trường mà thay đổi nhiều hơn về phía cung – khuyến khích sản xuất.
“Môi trường kinh doanh được cải thiện và có sự khác biệt so với trước. Tuy nhiên, trong những điều kiện kinh doanh được bãi bỏ, có những cái bãi bỏ thực tế, thực chất nhưng có cái bãi bỏ hình thức. Có thay đổi nhưng đạt mục tiêu kỳ vọng là không có”, TS Cung nói.
Ông Cung cho rằng, bãi bỏ điều kiện kinh doanh nói riêng và cải thiện môi trường kinh doanh nói chung cần phải thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Dù mục tiêu đặt ra là cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh nhưng kinh nghiệm cho thấy con số này vẫn quá ít, bởi thực tế rào cản này đang thừa quá nhiều. Trong đó, riêng về điều kiện đầu tư đất đai chúng ta chưa thay đổi.
Ngày 8/10, tại Phiên họp bất thường, HĐND TP.HCM đã quyết định thông qua dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc, Vũ kịch TP.HCM tại Thủ Thiêm (Quận 2, TP.HCM) với chi phí 1.500 tỷ đồng. Dự án này được biết có trong kế hoạch của TP.HCM từ năm 1993, sau rất nhiều lần thay đổi, điều chỉnh chính sách, nơi xây dựng, số phận của dự án Nhà hát này vẫn chưa được quyết định.
Nguồn Dantri
No comments:
Post a Comment