Con dân nước Việt, có cái bản ngã là rất bao dung. Nên cho dù ai có làm cái gì sai, dân vẫn rộng tay che chở. Cái xấu chóng quên, điều tốt nhớ mãi.
Người SG thì hiền như một điệu Bolero hè phố. Tứ phương tề tựu về đây tìm chốn dung thân, tìm đường sống. Kẹt xe khói bụi, sập hố ga chết bất đắc kỳ tử, trộm cướp như rươi cắn răng chịu đựng, đã bao giờ réo tên lãnh đạo ra mà chửi đâu?
Dân SG làm ra chục đồng, trước nộp trung ương 7 đồng 7, giờ tăng lên 8 đồng 2, cũng chưa bao giờ oán thán. Cũng là hy sinh lớn lắm. Trong bối cảnh đó, quan chức khoát tay duyệt nhà hát 1,5k tỷ cứ như không.
Kỳ lạ! Đối đãi với tấm lòng biển trời bao dung như vậy là quan chức phản trắc, bội bạc. Bội bạc như bà Quyết Tâm mới hôm nào quàng khăn đẹp sang Thủ Thiêm hứa ngọt hứa ngào giữa rừng nước mắt. Quay lưng ít lâu, đã đứng đầu một hội đồng thông qua nhà hát.
Kỳ lạ ! Cả một cái hội đồng dân biểu, tiệm cận nhân dân nhất, lại vươn những cánh tay với những nụ cười ráo hoảnh. Kỳ lạ nữa, là không phải chuyện dầu sôi lửa bỏng mà phải triệu tập họp bất thường để thông qua. Như một kiểu đánh úp nhân dân vậy.
Càng quái lạ. Là không hề hỏi bất cứ một người dân nào vẫn nói “vì dân”, “không có sợ dân chạnh lòng”. Đổi trắng thay đen, ăn sóng nói gió, không khác nào tát vào mặt dân mà bắt dân phải hát. Ngang tàng, hỗn xược !
Lãnh đạo miền Nam xưa lành như cục đất, bây giờ cảm giác dối trên lừa dưới, thượng đội hạ đạp. Những Sáu Dân, Sáu Khải ngày xưa nhìn như những người dân hiền thục, dung dị. Hay ông Nguyễn Tấn Dũng dù có là tội đồ hay không, cũng toát lên cái chất nam bộ, nhỏ nhẹ lởi xởi. Cũng chưa bao giờ dám “mượn miệng” nhân dân để làm lá bùa cho ham muốn của mình.
Không một ai trong số quan chức hiện tại có một lời phản biện về nhà hát. Dẫu cho quy luật là đứng trước một sự kiện luôn có nhiều chủ kiến khác nhau. Chỉ thấy một sự im lặng đến ươn hèn hoặc sự tán dương đến trơ trẽn.
Quan chức bây giờ ăn là mặc lượt, mặt rắn như đinh. Như thể xé trời rơi xuống. Cái gì cũng nhìn bằng con mắt vương giả, phè phỡn của mình. Hiếm có ai nhìn thế giới bằng con mắt thường dân. Thậm chí, muốn đào sâu khoảng cách này để lấy lại cảm giác “tinh hoa”, “quý tộc”.
Cũng vì thế mà nhân dân không có bạn. Nhân dân đơn độc và bị đè nén đến nghiệt ngã…
Nguồn FB Nguyễn Tiến Tường
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Người SG thì hiền như một điệu Bolero hè phố. Tứ phương tề tựu về đây tìm chốn dung thân, tìm đường sống. Kẹt xe khói bụi, sập hố ga chết bất đắc kỳ tử, trộm cướp như rươi cắn răng chịu đựng, đã bao giờ réo tên lãnh đạo ra mà chửi đâu?
Dân SG làm ra chục đồng, trước nộp trung ương 7 đồng 7, giờ tăng lên 8 đồng 2, cũng chưa bao giờ oán thán. Cũng là hy sinh lớn lắm. Trong bối cảnh đó, quan chức khoát tay duyệt nhà hát 1,5k tỷ cứ như không.
Kỳ lạ! Đối đãi với tấm lòng biển trời bao dung như vậy là quan chức phản trắc, bội bạc. Bội bạc như bà Quyết Tâm mới hôm nào quàng khăn đẹp sang Thủ Thiêm hứa ngọt hứa ngào giữa rừng nước mắt. Quay lưng ít lâu, đã đứng đầu một hội đồng thông qua nhà hát.
Kỳ lạ ! Cả một cái hội đồng dân biểu, tiệm cận nhân dân nhất, lại vươn những cánh tay với những nụ cười ráo hoảnh. Kỳ lạ nữa, là không phải chuyện dầu sôi lửa bỏng mà phải triệu tập họp bất thường để thông qua. Như một kiểu đánh úp nhân dân vậy.
Càng quái lạ. Là không hề hỏi bất cứ một người dân nào vẫn nói “vì dân”, “không có sợ dân chạnh lòng”. Đổi trắng thay đen, ăn sóng nói gió, không khác nào tát vào mặt dân mà bắt dân phải hát. Ngang tàng, hỗn xược !
Lãnh đạo miền Nam xưa lành như cục đất, bây giờ cảm giác dối trên lừa dưới, thượng đội hạ đạp. Những Sáu Dân, Sáu Khải ngày xưa nhìn như những người dân hiền thục, dung dị. Hay ông Nguyễn Tấn Dũng dù có là tội đồ hay không, cũng toát lên cái chất nam bộ, nhỏ nhẹ lởi xởi. Cũng chưa bao giờ dám “mượn miệng” nhân dân để làm lá bùa cho ham muốn của mình.
Không một ai trong số quan chức hiện tại có một lời phản biện về nhà hát. Dẫu cho quy luật là đứng trước một sự kiện luôn có nhiều chủ kiến khác nhau. Chỉ thấy một sự im lặng đến ươn hèn hoặc sự tán dương đến trơ trẽn.
Quan chức bây giờ ăn là mặc lượt, mặt rắn như đinh. Như thể xé trời rơi xuống. Cái gì cũng nhìn bằng con mắt vương giả, phè phỡn của mình. Hiếm có ai nhìn thế giới bằng con mắt thường dân. Thậm chí, muốn đào sâu khoảng cách này để lấy lại cảm giác “tinh hoa”, “quý tộc”.
Cũng vì thế mà nhân dân không có bạn. Nhân dân đơn độc và bị đè nén đến nghiệt ngã…
Nguồn FB Nguyễn Tiến Tường
No comments:
Post a Comment