Quá bức xúc vì phải “tự nguyện” nộp tiền tỉ thăm hỏi thầy cô dịp lễ Tết, phụ huynh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi (Hải Phòng) đã lên tiếng phản đối.
Mấy ngày qua, dư luận xôn xao bàn tán việc Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi (địa chỉ tại xã An Hưng, huyện An Dương, Hải Phòng) có thu khoản tiền 700 nghìn đồng/học sinh vào đầu năm học.
Tin liên quan: Nhiều phụ huynh ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi (Hải Phòng) té ngửa vì phải “tự nguyện” nộp 700 nghìn đồng
Theo nhiều phụ huynh, khoản tiền này các thầy, cô giáo chủ nhiệm nói để thăm hỏi các thầy cô vào ngày lễ, Tết như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Tết âm lịch…
Bán lúa non để nộp tiền cho con
Ngay sau khi thông tin này được Báo điện tử Giáo dục Việt Nam phản ánh, nhiều phụ huynh có con đang theo học tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi bức xúc cho biết, nhà trường thu khoản tiền để thăm hỏi thầy cô nhân dịp lễ, Tết đã nhiều năm nay.
Theo ông Đ V K (50 tuổi, trú tại phường Quán Toan, quận Hồng Bàng), năm trước con ông học lớp 10 phải đóng 1,4 triệu đồng (700 nghìn đồng/kỳ/học sinh) để thăm hỏi thầy, cô.
Ông K. cho biết, năm học trước ông được bầu vào Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp. Khi họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm nói thẳng phải nộp 700 nghìn đồng/kỳ/học sinh để tổ chức thăm hỏi thầy cô giáo nhân dịp ngày lễ, ngày Tết.
“Tại cuộc họp đó, tôi cũng có ý kiến là mức thu như vậy quá cao. Hơn nữa, khoản thu đó phải được các phụ huynh tự nguyện đóng góp, không nên ép buộc và quy định mức thu.
Tuy nhiên, giáo viên chủ nhiệm không tiếp thu và “chốt” khoản thu đó sau khi không còn phụ huynh nào ý kiến gì nữa.
Chính vì tôi ý kiến trong cuộc họp nên năm học đó con tôi được cô giáo đưa vào diện “chăm sóc đặc biệt”, ông K bức xúc.
Nhiều phụ huynh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi phải bán lúa non nộp tiền thăm hỏi thầy, cô giáo nhân dịp lễ, Tết.
Cũng theo ông K, với khoản đóng góp lớn như vậy, khổ nhất là mấy gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
Đơn cử như trường hợp gia đình bà N T L (trú tại xã Lê Thiện, huyện An Dương) có 3 người con đang đi học. Đứa con lớn của bà L học cùng lớp với con ông K.
Bà L cho biết: “Năm ngoái đi họp phụ huynh về tôi buồn, mất ngủ mấy ngày liền vì suy nghĩ làm cách nào để có tiền đóng học cho con.
Gia đình tôi làm nông nghiệp, 5 miệng ăn trông chờ vào gần 1 mẫu ruộng. Năm nào thời tiết thuận lợi, lúa được mùa còn có thóc bán.
Mất mùa cả nhà phải bóp mồm bóp miệng bởi phải để dành thóc bán lấy tiền cho các con ăn học.
Năm ngoái đến “hẹn” nộp tiền cho cô giáo, không xoay sở được, tôi đành phải bán 2 sào lúa non cho bà buôn thóc, gạo ở cùng làng lấy gần 1 triệu để đưa con nộp tiền thăm hỏi thầy, cô”.
Nói về khoản đóng góp năm nay, bà L mặt buồn rười rượi vì vụ lúa mùa này, diện tích lúa nhà bà bị chuột phá hoại quá nửa.
“Năm nay lúa mất mùa không biết có thóc bán để đóng học cho con không nữa. Không có tiền đóng học chỉ có nước cho con nghỉ học thôi cháu”, bà L rưng rưng nước mắt.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hàng trăm gia đình có hoàn cảnh khó khăn tương tự gia đình bà L có con đang theo học tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi.
Mặc dù mỗi năm học phải “cõng” khoản tiền lên tới 1,4 triệu đồng để thăm hỏi thầy cô, song các bậc phụ huynh cũng chỉ nhẫn nhịn, không dám đứng lên phản ánh vì sợ con mình bị “xử đẹp” như con ông K.
Tết trung thu, giáo viên cũng được… nhận quà
Và theo phong trào của cả lớp, các phụ huynh cứ phải “tự nguyện” đóng mỗi kỳ 700 nghìn đồng mà không biết số tiền đó được chi ra sao, chi vào mục đích gì?
Theo tính toán của phụ huynh, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi có 36 lớp với hơn 1.600 học sinh, mỗi năm phụ huynh phải “tự nguyện” nộp hơn 2 tỷ đồng để thăm hỏi thầy, cô giáo nhân dịp ngày lễ, Tết.
Tuy nhiên, tại cuộc làm việc với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 3/10, bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi lại không nắm được khoản thu để thăm hỏi các thầy, cô giáo tại các lớp.
Trước câu trả lời của bà Hoa, các phụ huynh cho rằng là người đứng đầu cơ sở giáo dục mà trả lời như vậy thật là thiếu trách nhiệm, bởi số tiền họ phải đóng để thăm hỏi thầy, cô trong đó có cả hiệu trưởng nhà trường.
Phụ huynh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi phải nộp tiền thăm hỏi thầy, cô giáo nhân ngày Tết trung thu.
Theo thông tin ông K. cung cấp, vì tham gia trong Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp nên ông nắm được số tiền đó được chi thế nào.
Ông K dẫn chứng, như năm học 2017-2018, nhân ngày 20/11, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp ông đã đóng phong bì “thăm hỏi” hiệu trưởng, hiệu phó mỗi người 1 triệu đồng; mỗi thầy, cô giáo bộ môn 700 nghìn đồng. Riêng cô chủ nhiệm được ưu ái hơn khi được tặng 1 bó hoa và 2,5 triệu đồng.
“Đã thành thông lệ, các ngày lễ như 20/10, 8/3/, 20/11 và Tết Âm lịch, hiệu trưởng, hiệu phó và các giáo viên đều nhận “quà” từ phụ huynh.
Nhưng tôi quả thực không hiểu, đến cả ngày Tết trung thu, các thầy, cô giáo vẫn nhận được “quà”, ông K bức xúc.
Theo ông K và nhiều phụ huynh, với tần suất nhận “quà” từ Ban đại diện cha mẹ học sinh dày đặc như vậy mà bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi nói không nắm được thì thật là vô lý!
Vì vậy, các phụ huynh cũng đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, các ngành chức năng nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ khoản thu 1,4 triệu đồng/học sinh để thăm hỏi thầy cô nhân dịp lễ, Tết tại trường.
Theo phụ huynh, việc làm rõ khoản thu trên là việc cần thiết để giải đáp thắc mắc và bức xúc bấy lâu của các phụ huynh.
Tại khoản 3, khoản 4, Điều 10, Thông tư số 55/2011 ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh quy định:
Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ;
Sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.
Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:
a) Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
b) Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh;
Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường;
Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Nguồn Giaoduc
Giáo dục
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Mấy ngày qua, dư luận xôn xao bàn tán việc Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi (địa chỉ tại xã An Hưng, huyện An Dương, Hải Phòng) có thu khoản tiền 700 nghìn đồng/học sinh vào đầu năm học.
Tin liên quan: Nhiều phụ huynh ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi (Hải Phòng) té ngửa vì phải “tự nguyện” nộp 700 nghìn đồng
Theo nhiều phụ huynh, khoản tiền này các thầy, cô giáo chủ nhiệm nói để thăm hỏi các thầy cô vào ngày lễ, Tết như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Tết âm lịch…
Bán lúa non để nộp tiền cho con
Ngay sau khi thông tin này được Báo điện tử Giáo dục Việt Nam phản ánh, nhiều phụ huynh có con đang theo học tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi bức xúc cho biết, nhà trường thu khoản tiền để thăm hỏi thầy cô nhân dịp lễ, Tết đã nhiều năm nay.
Theo ông Đ V K (50 tuổi, trú tại phường Quán Toan, quận Hồng Bàng), năm trước con ông học lớp 10 phải đóng 1,4 triệu đồng (700 nghìn đồng/kỳ/học sinh) để thăm hỏi thầy, cô.
Ông K. cho biết, năm học trước ông được bầu vào Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp. Khi họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm nói thẳng phải nộp 700 nghìn đồng/kỳ/học sinh để tổ chức thăm hỏi thầy cô giáo nhân dịp ngày lễ, ngày Tết.
“Tại cuộc họp đó, tôi cũng có ý kiến là mức thu như vậy quá cao. Hơn nữa, khoản thu đó phải được các phụ huynh tự nguyện đóng góp, không nên ép buộc và quy định mức thu.
Tuy nhiên, giáo viên chủ nhiệm không tiếp thu và “chốt” khoản thu đó sau khi không còn phụ huynh nào ý kiến gì nữa.
Chính vì tôi ý kiến trong cuộc họp nên năm học đó con tôi được cô giáo đưa vào diện “chăm sóc đặc biệt”, ông K bức xúc.
Nhiều phụ huynh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi phải bán lúa non nộp tiền thăm hỏi thầy, cô giáo nhân dịp lễ, Tết.
Cũng theo ông K, với khoản đóng góp lớn như vậy, khổ nhất là mấy gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
Đơn cử như trường hợp gia đình bà N T L (trú tại xã Lê Thiện, huyện An Dương) có 3 người con đang đi học. Đứa con lớn của bà L học cùng lớp với con ông K.
Bà L cho biết: “Năm ngoái đi họp phụ huynh về tôi buồn, mất ngủ mấy ngày liền vì suy nghĩ làm cách nào để có tiền đóng học cho con.
Gia đình tôi làm nông nghiệp, 5 miệng ăn trông chờ vào gần 1 mẫu ruộng. Năm nào thời tiết thuận lợi, lúa được mùa còn có thóc bán.
Mất mùa cả nhà phải bóp mồm bóp miệng bởi phải để dành thóc bán lấy tiền cho các con ăn học.
Năm ngoái đến “hẹn” nộp tiền cho cô giáo, không xoay sở được, tôi đành phải bán 2 sào lúa non cho bà buôn thóc, gạo ở cùng làng lấy gần 1 triệu để đưa con nộp tiền thăm hỏi thầy, cô”.
Nói về khoản đóng góp năm nay, bà L mặt buồn rười rượi vì vụ lúa mùa này, diện tích lúa nhà bà bị chuột phá hoại quá nửa.
“Năm nay lúa mất mùa không biết có thóc bán để đóng học cho con không nữa. Không có tiền đóng học chỉ có nước cho con nghỉ học thôi cháu”, bà L rưng rưng nước mắt.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hàng trăm gia đình có hoàn cảnh khó khăn tương tự gia đình bà L có con đang theo học tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi.
Mặc dù mỗi năm học phải “cõng” khoản tiền lên tới 1,4 triệu đồng để thăm hỏi thầy cô, song các bậc phụ huynh cũng chỉ nhẫn nhịn, không dám đứng lên phản ánh vì sợ con mình bị “xử đẹp” như con ông K.
Tết trung thu, giáo viên cũng được… nhận quà
Và theo phong trào của cả lớp, các phụ huynh cứ phải “tự nguyện” đóng mỗi kỳ 700 nghìn đồng mà không biết số tiền đó được chi ra sao, chi vào mục đích gì?
Theo tính toán của phụ huynh, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi có 36 lớp với hơn 1.600 học sinh, mỗi năm phụ huynh phải “tự nguyện” nộp hơn 2 tỷ đồng để thăm hỏi thầy, cô giáo nhân dịp ngày lễ, Tết.
Tuy nhiên, tại cuộc làm việc với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 3/10, bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi lại không nắm được khoản thu để thăm hỏi các thầy, cô giáo tại các lớp.
Trước câu trả lời của bà Hoa, các phụ huynh cho rằng là người đứng đầu cơ sở giáo dục mà trả lời như vậy thật là thiếu trách nhiệm, bởi số tiền họ phải đóng để thăm hỏi thầy, cô trong đó có cả hiệu trưởng nhà trường.
Phụ huynh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi phải nộp tiền thăm hỏi thầy, cô giáo nhân ngày Tết trung thu.
Theo thông tin ông K. cung cấp, vì tham gia trong Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp nên ông nắm được số tiền đó được chi thế nào.
Ông K dẫn chứng, như năm học 2017-2018, nhân ngày 20/11, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp ông đã đóng phong bì “thăm hỏi” hiệu trưởng, hiệu phó mỗi người 1 triệu đồng; mỗi thầy, cô giáo bộ môn 700 nghìn đồng. Riêng cô chủ nhiệm được ưu ái hơn khi được tặng 1 bó hoa và 2,5 triệu đồng.
“Đã thành thông lệ, các ngày lễ như 20/10, 8/3/, 20/11 và Tết Âm lịch, hiệu trưởng, hiệu phó và các giáo viên đều nhận “quà” từ phụ huynh.
Nhưng tôi quả thực không hiểu, đến cả ngày Tết trung thu, các thầy, cô giáo vẫn nhận được “quà”, ông K bức xúc.
Theo ông K và nhiều phụ huynh, với tần suất nhận “quà” từ Ban đại diện cha mẹ học sinh dày đặc như vậy mà bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi nói không nắm được thì thật là vô lý!
Vì vậy, các phụ huynh cũng đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, các ngành chức năng nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ khoản thu 1,4 triệu đồng/học sinh để thăm hỏi thầy cô nhân dịp lễ, Tết tại trường.
Theo phụ huynh, việc làm rõ khoản thu trên là việc cần thiết để giải đáp thắc mắc và bức xúc bấy lâu của các phụ huynh.
Tại khoản 3, khoản 4, Điều 10, Thông tư số 55/2011 ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh quy định:
Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ;
Sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.
Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:
a) Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
b) Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh;
Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường;
Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Nguồn Giaoduc
No comments:
Post a Comment