Chia sẻ với Zing.vn, kiến trúc sư Trần Ngọc Chính (nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam) cho rằng dự án xây Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch của TP.HCM là một bước đi táo bạo trong quá trình thay đổi diện mạo và tạo dựng những giá trị biểu tượng cho thành phố mang tên Bác.
Ngày 9/10, khi đang lái xe, tôi nghe thông tin trên đài phát thanh rằng HĐND TP.HCM thông qua một nội dung liên quan đến xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch cho TP.HCM tại Thủ Thiêm. Tôi đã rất mừng.
Tin liên quan: Biểu tượng mới của TP HCM được xây bằng máu và nước mắt của dân?
Từng và tham gia thiết kế, tư vấn nhiều dự án của TP.HCM với tư cách là một kiến trúc sư từ thời còn làm ở Viện Quy hoạch Đô thị – Nông thôn (Bộ Xây dựng), tôi có thời gian dài theo dõi từng bước phát triển của thành phố mang tên Bác. Khu vực Thủ Thiêm có một vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược quy hoạch và phát triển của thành phố.
Vị trí xây dựng nhà hát là khu đất nằm giữa Trung tâm Triển lãm quy hoạch thành phố và chân cầu Thủ Thiêm 2 đang được xây dựng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Thủ Thiêm, trong những quy hoạch gần đây đang trở thành một trung tâm đô thị mới của TP.HCM, không những thế nó còn tạo nên hình ảnh thành phố ở 2 bên bờ sông Sài Gòn. Nếu được quy hoạch hợp lý, nơi đây sẽ không khác gì các thành phố ở châu Âu.
TP.HCM đã sai gì trong câu chuyện này?
TP.HCM chưa chuẩn bị cho người dân một tư tưởng sẵn sàng để đón nhận dự án nhà hát theo cách tích cực trong khi đây là dự án mà UBND thành phố đã ấp ủ từ 20 năm về trước.
Tôi nhấn mạnh là dự án đã có từ 20 năm trước. Và không phải HĐND thông qua thì ngày mai TP đổ 1.500 tỷ ra ngay để xây. Nhanh nhất thì 2-3 năm tới mới có thể khởi công bởi dự án còn trải qua nhiều bước.
Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính.
Những dự án có quy mô lớn, có ảnh hưởng lớn đến xã hội cần có sự chuẩn bị về mặt tinh thần cho người dân, có sự tham gia của người dân, phải có những thông tin về vị trí, thiết kế, quy mô và tất nhiên cả về mục đích, ý nghĩa và lợi ích nó mang lại.
Công tác truyền thông cho người dân là hết sức quan trọng, cho người dân hiểu, nắm được kế hoạch của thành phố, bên cạnh đó thành phố cần có những trao đổi thẳng thắn với báo chí.
Bây giờ mới xây là muộn
TP.HCM là trung tâm văn hoá lớn nhất phía Nam nhưng chưa có một công trình văn hoá nào xứng tầm. Tính cả một số nhà hát đã quá cũ kỹ và xuống cấp, tất cả chưa đủ để phục vụ cho một thành phố 10 triệu dân.
Việc triển khai dự án vào lúc này là muộn chứ không phải sớm. Nếu không phải bây giờ thì không biết đến bao giờ TP.HCM mới có được một nhà hát xứng tầm với danh hiệu đô thị lớn nhất cả nước của mình.
Ngoài việc ăn ở đi lại thì hưởng thụ văn hoá là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Với tầm cỡ của một thành phố đang khát khao vươn tầm, xứng danh là đầu tàu kinh tế của cả nước, vừa là trung tâm giao lưu văn hoá, quốc tế lớn nhất cả nước, chúng ta không thể xem thường việc đáp ứng cho người dân, nhất là khi đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Thông qua chủ trương xây nhà hát là hành động dũng cảm, đúng với trách nhiệm làm chủ và phát triển thành phố cũng như trách nhiệm với người dân.
Xây dựng nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch là theo xu thế chung của thế giới. Nhà hát là biểu hiện của một đô thị văn minh, phát triển đồng đều cả mặt kinh tế lẫn văn hoá.
HĐND TP.HCM thông qua chủ trương trong lúc thành phố đang gặp vô số vấn đề về ngập lụt, giao thông, bệnh viện, trường học… đặc biệt cả câu chuyện Thủ Thiêm đang nóng. Vậy các lãnh đạo thành phố, các đại biểu HĐND có ý thức được điều đó không?
Tôi không cho là họ không ý thức được tất cả những chuyện đó nhưng vẫn cân nhắc đưa ra quyết định. Đó là một hành động đúng trách nhiệm phát triển thành phố cũng như trách nhiệm với người dân.
Nhu cầu nhà hát, rạp phim rất lớn
Tôi biết có nhiều người suy nghĩ khác nhưng quan điểm của tôi là việc nào ra việc nấy. Xây dựng nhà hát đồng thời vẫn phải đảm bảo đủ nguồn lực để giải quyết các vấn đề tồn tại. TP.HCM đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho các dự án cấp, thoát nước. Ai cũng biết đó không phải câu chuyện ngày một ngày hai, cộng với tình trạng biến đổi khí hậu, biết đến khi nào mới hết ngập?
Các vấn đề như ách tắc giao thông, lụt lội ở khu vực đô thị là câu chuyện dài hơi, không thể xử lý dứt điểm dù có chi hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng. Chẳng lẽ chờ đợi giải quyết xong tất cả mới bắt tay xây nhà hát, như vậy thì đến bao giờ?
Phân bổ ngân sách, cân đối tài chính là việc của nhà quản lý, của các cấp lãnh đạo, nhưng nhu cầu được thưởng thức nghệ thuật phải được đáp ứng, không thể đánh đồng những ý kiến phản đối là của toàn bộ người dân.
Xây dựng một đô thị, chúng ta không nên chỉ nghĩ nhà cửa, đường xá mà còn phải đảm bảo hạ tầng xã hội. Tất cả phải được xây dựng đồng bộ. Hạ tầng xã hội không chỉ có trường học, bệnh viện mà còn có rạp chiếu bóng, nhà hát, công viên…
Người dân TP.HCM có cần rạp chiếu bóng, nhà hát không? Tôi khẳng định nhu cầu đó rất lớn.
Trên bình diện cả nước, người biểu diễn, tài năng quốc tế chúng ta đều có. Người dân đô thị lớn am hiểu về nhạc giao hưởng, hợp xướng. Đó là nhu cầu về tinh thần tất yếu, nhu cầu văn hoá ở trình độ cao. Giàn nhạc giao hưởng của Việt Nam rất uy tín, tài năng nhưng chúng ta chưa có một nhà hát giao hưởng nào xứng tầm, kể cả Nhà hát lớn Hà Nội.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tính đến nhu cầu người nước ngoài sinh sống trên địa bàn thành phố, du khách tới thành phố, những người góp phần phát triển kinh tế cho địa phương.
KTS Trần Ngọc Chính cho rằng, TP.HCM xây dựng nhà hát đồng thời vẫn phải đảm bảo đủ nguồn lực để giải quyết các vấn đề tồn tại.
Tôi kỳ vọng công trình Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch có thể sẽ là một biểu tượng của thành phố, một nhà hát Opera Sydney thứ 2.
Đúng là 1.500 tỷ làm được rất nhiều thứ, nhưng so với nguồn thu ngân sách trên 300.000 tỷ đồng mỗi năm của TP.HCM và với những lợi ích mà công trình đem lại, thì tôi cho đó là khoản đầu tư xứng đáng. Giá trị, vị thế mà những công trình như vậy mang lại thường không thể đong đếm được. Nó tạo nên sự hấp dẫn, thương hiệu và cả tầm vóc cho thành phố. Nó tạo nên sức hút cực kỳ lớn, nhất là với khách du lịch và các nhà đầu tư.
Thủ Thiêm còn nhiều vấn đề bất cập, có người nói đưa vấn đề xây nhà hát ở đó ra bây giờ là nhạy cảm. Nói thế là không có tinh thần xây dựng. Trong khó khăn ta vẫn có thể làm tốt và việc nào ra việc đó. Các rắc rối trước đây, ai gây ra, người đấy chịu trách nhiệm.
Việc không thông tin kịp thời, đầy đủ dễ tạo tâm lý bất ngờ và gây phản ứng trái chiều trong dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch triển khai.
Đã là lãnh đạo thành phố tầm cỡ như TP.HCM thì phải tính đến phát triển thành phố một cách hài hoà, có hạ tầng kỹ thuật và có cả hạ tầng xã hội, phải nghĩ đến sự phát triển cho một thành phố hoàn chỉnh.
TP.HCM phấn đấu trở thành đô thị thông minh, đáng sống nhẽ nào lại không có nhà hát giao hưởng? Thành phố đáng sống mà không thể đi xem văn hoá, biểu diễn nghệ thuật ở trình độ cao thì sao gọi là thành phố đáng sống được.
Nhà hát con sò Opera Sydney được xem là biểu tượng văn hóa, du lịch của Australia.
Tôi rất mừng vì TP.HCM đưa ra được quyết định đó. Không phải vì khó khăn mà không làm, trong khó khăn mà làm được mới là điều đáng quý.
Ở góc độ nghề nghiệp, tôi nghĩ những công trình mang tầm vóc lớn như thế này cần có sự tư vấn của các chuyên gia quốc tế, những chuyên gia đến từ các nước có kinh nghiệm xây dựng nhà hát lớn. Thiết kế nhà hát phải hiện đại nhưng vẫn mang tính dân tộc và phải là biểu tượng của thành phố.
Nguồn Zing
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Ngày 9/10, khi đang lái xe, tôi nghe thông tin trên đài phát thanh rằng HĐND TP.HCM thông qua một nội dung liên quan đến xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch cho TP.HCM tại Thủ Thiêm. Tôi đã rất mừng.
Tin liên quan: Biểu tượng mới của TP HCM được xây bằng máu và nước mắt của dân?
Từng và tham gia thiết kế, tư vấn nhiều dự án của TP.HCM với tư cách là một kiến trúc sư từ thời còn làm ở Viện Quy hoạch Đô thị – Nông thôn (Bộ Xây dựng), tôi có thời gian dài theo dõi từng bước phát triển của thành phố mang tên Bác. Khu vực Thủ Thiêm có một vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược quy hoạch và phát triển của thành phố.
Vị trí xây dựng nhà hát là khu đất nằm giữa Trung tâm Triển lãm quy hoạch thành phố và chân cầu Thủ Thiêm 2 đang được xây dựng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Thủ Thiêm, trong những quy hoạch gần đây đang trở thành một trung tâm đô thị mới của TP.HCM, không những thế nó còn tạo nên hình ảnh thành phố ở 2 bên bờ sông Sài Gòn. Nếu được quy hoạch hợp lý, nơi đây sẽ không khác gì các thành phố ở châu Âu.
TP.HCM đã sai gì trong câu chuyện này?
TP.HCM chưa chuẩn bị cho người dân một tư tưởng sẵn sàng để đón nhận dự án nhà hát theo cách tích cực trong khi đây là dự án mà UBND thành phố đã ấp ủ từ 20 năm về trước.
Tôi nhấn mạnh là dự án đã có từ 20 năm trước. Và không phải HĐND thông qua thì ngày mai TP đổ 1.500 tỷ ra ngay để xây. Nhanh nhất thì 2-3 năm tới mới có thể khởi công bởi dự án còn trải qua nhiều bước.
Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính.
Những dự án có quy mô lớn, có ảnh hưởng lớn đến xã hội cần có sự chuẩn bị về mặt tinh thần cho người dân, có sự tham gia của người dân, phải có những thông tin về vị trí, thiết kế, quy mô và tất nhiên cả về mục đích, ý nghĩa và lợi ích nó mang lại.
Công tác truyền thông cho người dân là hết sức quan trọng, cho người dân hiểu, nắm được kế hoạch của thành phố, bên cạnh đó thành phố cần có những trao đổi thẳng thắn với báo chí.
Bây giờ mới xây là muộn
TP.HCM là trung tâm văn hoá lớn nhất phía Nam nhưng chưa có một công trình văn hoá nào xứng tầm. Tính cả một số nhà hát đã quá cũ kỹ và xuống cấp, tất cả chưa đủ để phục vụ cho một thành phố 10 triệu dân.
Việc triển khai dự án vào lúc này là muộn chứ không phải sớm. Nếu không phải bây giờ thì không biết đến bao giờ TP.HCM mới có được một nhà hát xứng tầm với danh hiệu đô thị lớn nhất cả nước của mình.
Ngoài việc ăn ở đi lại thì hưởng thụ văn hoá là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Với tầm cỡ của một thành phố đang khát khao vươn tầm, xứng danh là đầu tàu kinh tế của cả nước, vừa là trung tâm giao lưu văn hoá, quốc tế lớn nhất cả nước, chúng ta không thể xem thường việc đáp ứng cho người dân, nhất là khi đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Thông qua chủ trương xây nhà hát là hành động dũng cảm, đúng với trách nhiệm làm chủ và phát triển thành phố cũng như trách nhiệm với người dân.
Xây dựng nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch là theo xu thế chung của thế giới. Nhà hát là biểu hiện của một đô thị văn minh, phát triển đồng đều cả mặt kinh tế lẫn văn hoá.
HĐND TP.HCM thông qua chủ trương trong lúc thành phố đang gặp vô số vấn đề về ngập lụt, giao thông, bệnh viện, trường học… đặc biệt cả câu chuyện Thủ Thiêm đang nóng. Vậy các lãnh đạo thành phố, các đại biểu HĐND có ý thức được điều đó không?
Tôi không cho là họ không ý thức được tất cả những chuyện đó nhưng vẫn cân nhắc đưa ra quyết định. Đó là một hành động đúng trách nhiệm phát triển thành phố cũng như trách nhiệm với người dân.
Nhu cầu nhà hát, rạp phim rất lớn
Tôi biết có nhiều người suy nghĩ khác nhưng quan điểm của tôi là việc nào ra việc nấy. Xây dựng nhà hát đồng thời vẫn phải đảm bảo đủ nguồn lực để giải quyết các vấn đề tồn tại. TP.HCM đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho các dự án cấp, thoát nước. Ai cũng biết đó không phải câu chuyện ngày một ngày hai, cộng với tình trạng biến đổi khí hậu, biết đến khi nào mới hết ngập?
Các vấn đề như ách tắc giao thông, lụt lội ở khu vực đô thị là câu chuyện dài hơi, không thể xử lý dứt điểm dù có chi hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng. Chẳng lẽ chờ đợi giải quyết xong tất cả mới bắt tay xây nhà hát, như vậy thì đến bao giờ?
Phân bổ ngân sách, cân đối tài chính là việc của nhà quản lý, của các cấp lãnh đạo, nhưng nhu cầu được thưởng thức nghệ thuật phải được đáp ứng, không thể đánh đồng những ý kiến phản đối là của toàn bộ người dân.
Xây dựng một đô thị, chúng ta không nên chỉ nghĩ nhà cửa, đường xá mà còn phải đảm bảo hạ tầng xã hội. Tất cả phải được xây dựng đồng bộ. Hạ tầng xã hội không chỉ có trường học, bệnh viện mà còn có rạp chiếu bóng, nhà hát, công viên…
Người dân TP.HCM có cần rạp chiếu bóng, nhà hát không? Tôi khẳng định nhu cầu đó rất lớn.
Trên bình diện cả nước, người biểu diễn, tài năng quốc tế chúng ta đều có. Người dân đô thị lớn am hiểu về nhạc giao hưởng, hợp xướng. Đó là nhu cầu về tinh thần tất yếu, nhu cầu văn hoá ở trình độ cao. Giàn nhạc giao hưởng của Việt Nam rất uy tín, tài năng nhưng chúng ta chưa có một nhà hát giao hưởng nào xứng tầm, kể cả Nhà hát lớn Hà Nội.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tính đến nhu cầu người nước ngoài sinh sống trên địa bàn thành phố, du khách tới thành phố, những người góp phần phát triển kinh tế cho địa phương.
KTS Trần Ngọc Chính cho rằng, TP.HCM xây dựng nhà hát đồng thời vẫn phải đảm bảo đủ nguồn lực để giải quyết các vấn đề tồn tại.
Tôi kỳ vọng công trình Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch có thể sẽ là một biểu tượng của thành phố, một nhà hát Opera Sydney thứ 2.
Đúng là 1.500 tỷ làm được rất nhiều thứ, nhưng so với nguồn thu ngân sách trên 300.000 tỷ đồng mỗi năm của TP.HCM và với những lợi ích mà công trình đem lại, thì tôi cho đó là khoản đầu tư xứng đáng. Giá trị, vị thế mà những công trình như vậy mang lại thường không thể đong đếm được. Nó tạo nên sự hấp dẫn, thương hiệu và cả tầm vóc cho thành phố. Nó tạo nên sức hút cực kỳ lớn, nhất là với khách du lịch và các nhà đầu tư.
Thủ Thiêm còn nhiều vấn đề bất cập, có người nói đưa vấn đề xây nhà hát ở đó ra bây giờ là nhạy cảm. Nói thế là không có tinh thần xây dựng. Trong khó khăn ta vẫn có thể làm tốt và việc nào ra việc đó. Các rắc rối trước đây, ai gây ra, người đấy chịu trách nhiệm.
Việc không thông tin kịp thời, đầy đủ dễ tạo tâm lý bất ngờ và gây phản ứng trái chiều trong dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch triển khai.
Đã là lãnh đạo thành phố tầm cỡ như TP.HCM thì phải tính đến phát triển thành phố một cách hài hoà, có hạ tầng kỹ thuật và có cả hạ tầng xã hội, phải nghĩ đến sự phát triển cho một thành phố hoàn chỉnh.
TP.HCM phấn đấu trở thành đô thị thông minh, đáng sống nhẽ nào lại không có nhà hát giao hưởng? Thành phố đáng sống mà không thể đi xem văn hoá, biểu diễn nghệ thuật ở trình độ cao thì sao gọi là thành phố đáng sống được.
Nhà hát con sò Opera Sydney được xem là biểu tượng văn hóa, du lịch của Australia.
Tôi rất mừng vì TP.HCM đưa ra được quyết định đó. Không phải vì khó khăn mà không làm, trong khó khăn mà làm được mới là điều đáng quý.
Ở góc độ nghề nghiệp, tôi nghĩ những công trình mang tầm vóc lớn như thế này cần có sự tư vấn của các chuyên gia quốc tế, những chuyên gia đến từ các nước có kinh nghiệm xây dựng nhà hát lớn. Thiết kế nhà hát phải hiện đại nhưng vẫn mang tính dân tộc và phải là biểu tượng của thành phố.
Nguồn Zing
No comments:
Post a Comment