Cập nhật tin tức nóng hổi

Thế giới cần chuẩn bị tâm lý, vì khả năng xảy ra chiến tranh quân sự Mỹ – Trung rất cao

Chiến tranh là điều mà nhân loại không bao giờ muốn nhưng lại không tránh khỏi khi mâu thuẫn trở nên sâu sắc tới mức không thể giải quyết bằng các biện pháp hòa bình.
Tên lửa Mỹ tấn công Syria
Tên lửa Mỹ tấn công Syria.

Một câu hỏi đặt ra, tỷ lệ chiến tranh với nhân loại như thế nào?

Theo thống kê, trong khoảng hơn 5.500 năm, tính từ năm 3.600 TCN đến 1970, thế giới có khoảng 14.531 cuộc chiến tranh. Và người ta cộng các thời đoạn ngắn mà toàn thế giới không xảy ra cuộc chiến tranh nào, thì chỉ có tổng số 292 năm. Nghĩa là cứ 20 năm thì có gần 19 năm là trên thế giới có xảy ra chiến tranh nơi này nơi kia.

Trong 50 năm cuối của thế kỷ 20 nhân loại có tổng cộng 260 cuộc chiến tranh.

Các sử gia đã thống kê các nguyên nhân dẫn đến chiến tranh như sau:

1. Lợi ích của các nước lớn là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh. Đó có thể là chiến tranh giữa các nước lớn với nước lớn, nước lớn với nước nhỏ và nước nhỏ với nước nhỏ (trường hợp này các nước lớn tác động, cung cấp điều kiện, phương tiện chiến tranh cho các nước nhỏ).

2. Nhận thức của hàng ngũ lãnh đạo bên bị tấn công/yếu thế về tính chính nghĩa như thế nào. Nếu bên bị tấn công/yếu thế khăng khăng cho rằng họ có chính nghĩa thì chiến tranh dễ xảy ra.

3. Nhân dân bên nước tấn công sẽ ít phản đối chính phủ họ hơn nếu cuộc chiến không gây nhiều thương vong cho dân thường và ngược lại. Trong thời đại ngày nay, vũ khí chính xác góp phần làm giảm thương vong cho dân thường nên mức độ phản đối chiến tranh sẽ thấp hơn. Cũng có nghĩa là nhân dân dễ đồng tình với chính phủ của họ hơn.

4. Sự ủng hộ của dư luận quốc tế góp phần thúc đẩy chiến tranh. Nếu bên tấn công được dư luận quốc tế ủng hộ mạnh mẽ thì nước tấn công dễ phát động chiến tranh hơn.

Như vậy áp vào mâu thuẫn Mỹ – Trung hiện nay, chúng ta thấy điều kiện xảy ra chiến tranh là rất cao bởi các lý do:

– Mâu thuẫn Mỹ – Trung là mâu thuẫn nước lớn với nước lớn.

– Nhận thức của lãnh đạo bên nước yếu thế là Trung quốc chắc chắn cho rằng họ có chính nghĩa. Ở đây xảy ra trường hợp nhận thức của giới lãnh đạo và nhân dân có thể không đồng nhất với nhau, nhưng người dân cũng khó ngăn cản chiến tranh vì tính chất độc tài của thể chế Trung quốc quá lớn.

– Với chiến tranh Mỹ – Trung, sẽ khó xảy ra tình trạng người dân Mỹ phản chiến vì tỷ lệ thương vong cho dân thường là có nhưng sẽ không cao.

– Cuối cùng nếu chiến tranh xảy ra, dư luận quốc tế sẽ có phản đối Mỹ nhưng sẽ không nhiều lắm. Sự công bố liên tục những tài liệu liên quan đến hành vi gây hại nền kinh tế Mỹ sẽ tạo nên sự ủng hộ cho dư luận quốc tế. Ngược lại Trung quốc không đưa ra được phản bác nào khiến dư luận quốc tế cảm thông.

Qua những phân tích ở trên, chúng ta thấy nếu giới lãnh đạo Trung quốc cứ khăng khăng về tính chính nghĩa của họ thì chiến tranh chắc chắn xảy ra.

Một điều cuối cùng, theo các nhà sử học, nếu vũ khí hủy diệt hàng loạt giúp kết thúc mâu thuẫn giữa 2 quốc gia nhanh chóng thì nó cũng sẽ không bị phản đối.

Nguồn: FB Trần Đình Thu
,

No comments:

Post a Comment