Cập nhật tin tức nóng hổi

Tin mới vụ Hà Nội đồng ý bán cây sưa quý từng được trả giá 100 tỷ đồng

Người dân trong thôn Phụ Chính đã làm đơn gửi chính quyền địa phương xin phép được bán cây gỗ sưa từng được trả giá 100 tỷ đồng.

Ngày 17/10, ông Vũ Văn Tuyến, Trưởng thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết, ngày 16/10, cán bộ của thôn đã gửi đơn lên chính quyền xã Hòa Chính xin phép được bán cặp sưa ở chùa Phụ Chính.
Cây sưa ở chùa Phụ Chính từng được trả giá 100 tỷ đồng
Cây sưa ở chùa Phụ Chính từng được trả giá 100 tỷ đồng.

“Nội dung trong đơn nêu cây sưa 130 tuổi ở chùa đang có hiện tượng mối mọt, bong tróc vỏ, héo dần, chính vì vậy, người dân mong muốn được bán cây để lấy tiền tu bổ đình, chùa và các công trình phúc lợi ở trong thôn. Hiện tại, chúng tôi đang chờ xã phản hồi lại và sẽ thực hiện đấu giá công khai cặp cây sưa còn lại ở trong chùa Phụ Chính”, ông Tuyến thông tin.

Ngoài cây sưa 130 năm tuổi, trong chùa Phụ Chính vẫn còn một cây sưa có chiều cao hơn 10m, đường kính khoảng 80cm, khoảng gần 100 năm tuổi.

Theo ông Tuyến, trước đó đại diện thôn cũng làm việc với UBND huyện Chương Mỹ về việc bán cây sưa và phía huyện đã đồng ý. Mới đây, Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Hà Nội cũng đã gửi văn bản tới thôn Phụ Chính hướng dẫn người dân thực hiện các quy trình bán cây sưa theo đúng quy định của pháp luật.
“Mấy ngày nay cũng có một số người đi ô tô đến thôn xem cây sưa nhưng họ chưa trả giá mua. Hiện tại, tổ bảo vệ của thôn vẫn thay nhau ngày đêm trông hai cây sưa còn lại. Trước đây, điện đường chỉ để đến 23h đêm là tắt nhưng thời gian này điện đường để đến sáng nhằm đảm bảo an ninh thôn xóm và bảo vệ cây sưa ở trong chùa”, ông Tuyến nói thêm.
Hà Nội đồng ý bán cây sưa quý
Ngoài cây sưa 130 năm tuổi, trong chùa Phụ Chính vẫn còn một cây sưa có chiều cao hơn 10m, đường kính khoảng 80cm, khoảng gần 100 năm tuổi.

Theo người dân ở thôn Phụ Chính, hiện tại, trong chùa có 2 cây sưa, một cây có chiều cao khoảng trên 10m, đường kính trên 1m, cỡ 2 người ôm, 130 năm tuổi. Một cây khác cũng có chiều cao hơn 10m, đường kính khoảng 80cm, khoảng gần 100 năm tuổi. Sau nhiều cuộc họp, người dân trong thôn đều có nguyện vọng muốn bán cả 2 cây sưa này để lấy tiền xây dựng các công trình tâm linh, phúc lợi tại thôn.

Ông Lê Minh Tuyên, Chi cục Kiểm Lâm TP. Hà Nội cho biết thêm, việc thực hiện thủ tục bán cây gỗ sưa còn lại ở thôn Phụ Chính khá đơn giản, không rườm rà. Cụ thể, sau khi có ý kiến của Hà Nội về việc đồng ý cho khai thác cây sưa, cán bộ thôn Phụ Chính sẽ họp dân lại và làm biên bản thống nhất cử bao nhiêu người đại diện cho cộng đồng dân cư đứng ra thực hiện việc bán cây gỗ sưa.

Sau đó, nhóm người được cộng đồng dân cư cử ra sẽ báo cáo chính quyền xã Hoà Chính về việc bán cây sưa để chính quyền giám sát. Kế đó, nhóm người đại diện cho cộng đồng dân cư sẽ thuê một đơn vị tổ chức đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu cây sưa.

“Sau khi hoàn tất các thủ tục bán đấu giá cây sưa, cộng đồng dân sẽ phải thông báo cho Hạt Kiểm lâm huyện Chương Mỹ (Chi Cục Kiểm lâm Hà Nội) về vụ việc. Lúc đó, chúng tôi sẽ phối hợp với người dân xác nhận khối lượng gỗ và đóng dấu búa Kiểm lâm theo quy định để người mua mang đi tiêu tụ”, ông Tuyên thông tin.

Trước đó, UBND TP Hà Nội có văn bản đồng ý cho người dân ở xã Hoà Chính, huyện Chương Mỹ bán đấu giá cây sưa từng được định giá 100 tỷ đồng nằm trong khuôn viên chùa Phụ Chính. Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Hà Nội cho hay, số cây sưa còn lại trong chùa Phụ Chính, xã Hoà Chính là loại gỗ nhóm IA, cây trồng phân tán thuộc sở hữu của cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính.

Chính vì vậy, việc khai thác, sử dụng số gỗ sưa còn lại tại thôn Phụ Chính do cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính quyết định. Tuy nhiên, việc tổ chức bán đấu giá gỗ sưa sau khai thác phải thực hiện công khai theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Số tiền thu được từ việc bán gỗ sưa cũng hoàn toàn do cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính quyết định.

Nguồn 24h
,

No comments:

Post a Comment