Gần chục năm trời, người dân xã Liên Nghĩa (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) phải “è cổ, còng lưng” để nộp “thủy lợi phí” mặc dù từ năm 2007 tỉnh Hưng Yên đã có chính sách miễn hoàn toàn khoản thu này. Sự việc bị phát giác sau khi người dân tố cáo sai phạm nhưng UBND huyện Văn Giang lại đưa ra một kết luận mà người dân thấy rằng không thấu tình đạt lý, cố tình bao che cho sai phạm tày trời của lãnh đạo, cán bộ xã Liên Nghĩa.
Đơn thư của người dân xã Liên Nghĩa tố cáo sai phạm trong thu thủy lợi phí gửi báo NB&CL.
Chúng tôi có mặt tại thôn Phi Liệt, xã Liên Nghĩa (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) sau khi nhận được đơn thư tố cáo của người dân địa phương về việc Chủ tịch UBND xã Liên Nghĩa – ông Lý Xuân Minh chỉ đạo thu thủy lợi phí trái quy định.
Những người dân nơi đây một nắng hai sương, quanh năm chỉ biết có ruộng đồng, bờ bãi mà ít có điều kiện tìm hiểu các quy định của Nhà nước. Những khoản thu do địa phương đặt ra người giàu cũng như nghèo đều có mức thu giống nhau và bắt buộc phải thực hiện, bởi đây là “nghĩa vụ của công dân”.
Trong đó, những năm từ 2007 đến 2017, lãnh đạo xã Liên Nghĩa cùng Giám đốc Hợp tác xã – ông Tô Văn Phúc đã tiến hành cho thu thủy lợi phí trái quy định. Mặc dù ngày 31/5/2007 và ngày 1/10/2007 UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành các Quyết định số 984/QĐ-UBND và 1720/QĐ-UBND về miễn giảm thủy lợi phí.
Theo đó, từ vụ Mùa năm 2007, UBND tỉnh Hưng Yên đã miễn hoàn toàn thủy lợi phí sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Lạ thay, lãnh đạo xã Liên Nghĩa dường như lại “cố tình” quên đi những chỉ đạo từ UBND tỉnh Hưng Yên, vẫn tiến hành thu thủy lợi phí suốt từ thời điểm năm 2007 đến năm 2017.
Người dân phát giác sự việc, báo chí vào cuộc; kế toán HTX Liên Nghĩa là ông Lê Quang Huy loay hoay trả lời báo chí rằng: “Chúng tôi đã triển khai về cho các Trưởng thôn, nhưng Trưởng thôn chưa kịp thông báo với nông dân, nên họ chưa biết”. Và như thế cả chục năm, từ xã xuống thôn vẫn chưa triển khai thông báo cho người dân biết về việc miễn thủy lợi phí.
Lãnh đạo xã, cán bộ thôn xã Liên Nghĩa cố tình quên đi việc Nhà nước đã miễn thu thủy lợi phí cho người dân.
Sự việc diễn ra cả chục năm, huyện Văn Giang, sau khi người dân tố cáo, báo chí phanh phui, mới cho kiểm tra sự việc. Người dân Liên Nghĩa cũng nhận thấy đã có sự vào cuộc của chính quyền cấp huyện nên rất phấn khởi.
Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, sau nhiều tháng tiến hành kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Vân đã ký vào Kết luận kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí tại UBND xã Liên Nghĩa giai đoạn 2014 – 2016.
Kết luận được ký, lãnh đạo huyện chỉ đạo Thanh tra huyện chỉ mời hai người có tên trong đơn thư tố cáo sự việc tại xã Liên Nghĩa lên UBND huyện Văn Giang công bố.
Ngay sau khi xem được những dòng kết luận sự việc trên, người dân xã Liên Nghĩa vô cùng bức xúc, vì kết luận số 01/KLKTr-UBND của UBND huyện Văn Giang quá khác so với những gì thực tế diễn ra. Những người có liên quan đến việc hàng chục năm “đè đầu” người dân ra thu thủy lợi phí trái quy định chỉ bị kiểm điểm nhẹ nhàng.
Đơn thư của người dân cho biết, họ tố cáo những sai phạm của lãnh đạo, cán bộ xã Liên Nghĩa trong việc thu thủy lợi phí trái quy định từ năm 2007 đến năm 2017. Nhưng không hiểu sao huyện Văn Giang lại chỉ đạo đoàn thanh tra huyện chỉ kiểm tra giai đoạn 2014 – 2016; còn những giai đoạn trước họ thu trái quy định, thì vì sao lại bỏ qua, lấp liếm cho sai phạm?
Tài liệu người dân cung cấp về việc thu thủy lợi phí diễn ra nhiều năm do lãnh đạo xã Liên Nghĩa đặt ra.
Trải qua một giai đoạn khổ sở bởi chính sách thu thủy lợi phí của lãnh đạo xã Liên Nghĩa, ông Tô Văn Lự – người dân thôn Phi Liệt nhớ lại: “Ở đây, xã chỉ đạo xuống các thôn cứ thu 10kg thóc/1 đầu sào, không nộp đầy đủ là ghi nợ.
Năm 1995 chúng tôi biết xã Liên Nghĩa không đăng ký nước tưới từ trạm bơm Như Lân, xã Long Hưng nhưng vẫn thu tiền. Dân không đóng tiền chính quyền xã đưa ra đủ mọi áp lực gây khó dễ; lên xã xin con dấu, chữ ký họ bắt về nộp tiền sau đó mới cho. Nhiều hộ gia đình vay vốn tái sản xuất, vào đoàn thể như Hội Cựu chiến binh đều bị như vậy cả. Khổ lắm!…”.
Kết luận của UBND huyện Văn Giang còn nêu ưu điểm: “UBND xã Liên Nghĩa và HTX Dịch vụ Nông nghiệp của xã đã có nhiều cố gắng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác thủy lợi cũng như làm thủy lợi nội đồng.
Công tác tưới, tiêu, nạo vét kênh mương, tu sửa cầu cống, trục với rau bèo… được duy trì thường xuyên góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp, năng suất cây trồng được nâng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện”.
Nội dung này đã gặp phải sự phản đối quyết liệt từ người dân xã Liên Nghĩa, họ cho rằng: họ góp tiền làm đường xá, tự nạo vét kênh mương phụ để dẫn nước tưới tiêu, bỏ tiền túi để khoan giếng lấy nước phục vụ sản xuất, bỏ tiền túi để mua nước từ ao đầm thuê thầu của cá nhân để lấy nước tưới cho cây trồng ngoài bãi…
Vậy cớ sao lãnh đạo huyện Văn Giang lại cho rằng công sức này thuộc về UBND xã Liên Nghĩa?
Người dân bỏ tiền ra làm giếng khoan để phục vụ tưới nước cho cây trồng.
Ông Tô Văn Tuấn – người dân thôn Phi Liệt (thôn duy nhất có cánh đồng bãi sông Hồng) bức xúc: “Ngoài bãi có 2 đầm nước do ông Bì Văn Hiển thuê lại từ UBND xã. Chúng tôi muốn bơm nước vào bãi tưới cây trồng thì phải cùng nhau bỏ tiền ra mua nước của ông Hiển.
Mỗi hộ dân phải đóng 300.000 đồng đến 500.000 đồng, 5 năm một lần. Xã năm nào cũng có ngân sách ở huyện cấp về để làm thủy lợi mà dân chúng tôi kiến nghị đều bảo không có, vậy mà năm nào các ông ấy cũng đè đầu người dân chúng tôi ra nộp tiền thủy lợi phí.
Không biết qua hàng chục năm con số nhiều tỷ đồng tiền thu ấy đi đâu? Chúng tôi đã hưởng được những lợi ích gì thì bà con đều thấy rõ, nếu họ làm đúng, phục vụ người dân chúng tôi thì không bao giờ có chuyện đi khiếu nại…”.
Người dân xã Liên Nghĩa bức xúc vì thu thủy lợi phí trái quy định nhiều năm nhưng UBND huyện Văn Giang lại kết luận có dấu hiệu bao che cho sự việc.
Để làm rõ những nội dung theo đơn thư của người dân xã Liên Nghĩa, chúng tôi đã đến liên hệ với UBND xã Liên Nghĩa. Tuy nhiên, cán bộ văn phòng là ông Nguyễn Đức Tuyên lại cho rằng: “Sự việc này đã có kết luận của huyện, mời anh lên trên đó làm việc. Chủ tịch xã đang bận không có thời gian tiếp…”.
Nguồn Baocongluan
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Đơn thư của người dân xã Liên Nghĩa tố cáo sai phạm trong thu thủy lợi phí gửi báo NB&CL.
Chúng tôi có mặt tại thôn Phi Liệt, xã Liên Nghĩa (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) sau khi nhận được đơn thư tố cáo của người dân địa phương về việc Chủ tịch UBND xã Liên Nghĩa – ông Lý Xuân Minh chỉ đạo thu thủy lợi phí trái quy định.
Những người dân nơi đây một nắng hai sương, quanh năm chỉ biết có ruộng đồng, bờ bãi mà ít có điều kiện tìm hiểu các quy định của Nhà nước. Những khoản thu do địa phương đặt ra người giàu cũng như nghèo đều có mức thu giống nhau và bắt buộc phải thực hiện, bởi đây là “nghĩa vụ của công dân”.
Trong đó, những năm từ 2007 đến 2017, lãnh đạo xã Liên Nghĩa cùng Giám đốc Hợp tác xã – ông Tô Văn Phúc đã tiến hành cho thu thủy lợi phí trái quy định. Mặc dù ngày 31/5/2007 và ngày 1/10/2007 UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành các Quyết định số 984/QĐ-UBND và 1720/QĐ-UBND về miễn giảm thủy lợi phí.
Theo đó, từ vụ Mùa năm 2007, UBND tỉnh Hưng Yên đã miễn hoàn toàn thủy lợi phí sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Lạ thay, lãnh đạo xã Liên Nghĩa dường như lại “cố tình” quên đi những chỉ đạo từ UBND tỉnh Hưng Yên, vẫn tiến hành thu thủy lợi phí suốt từ thời điểm năm 2007 đến năm 2017.
Người dân phát giác sự việc, báo chí vào cuộc; kế toán HTX Liên Nghĩa là ông Lê Quang Huy loay hoay trả lời báo chí rằng: “Chúng tôi đã triển khai về cho các Trưởng thôn, nhưng Trưởng thôn chưa kịp thông báo với nông dân, nên họ chưa biết”. Và như thế cả chục năm, từ xã xuống thôn vẫn chưa triển khai thông báo cho người dân biết về việc miễn thủy lợi phí.
Lãnh đạo xã, cán bộ thôn xã Liên Nghĩa cố tình quên đi việc Nhà nước đã miễn thu thủy lợi phí cho người dân.
Sự việc diễn ra cả chục năm, huyện Văn Giang, sau khi người dân tố cáo, báo chí phanh phui, mới cho kiểm tra sự việc. Người dân Liên Nghĩa cũng nhận thấy đã có sự vào cuộc của chính quyền cấp huyện nên rất phấn khởi.
Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, sau nhiều tháng tiến hành kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Vân đã ký vào Kết luận kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí tại UBND xã Liên Nghĩa giai đoạn 2014 – 2016.
Kết luận được ký, lãnh đạo huyện chỉ đạo Thanh tra huyện chỉ mời hai người có tên trong đơn thư tố cáo sự việc tại xã Liên Nghĩa lên UBND huyện Văn Giang công bố.
Ngay sau khi xem được những dòng kết luận sự việc trên, người dân xã Liên Nghĩa vô cùng bức xúc, vì kết luận số 01/KLKTr-UBND của UBND huyện Văn Giang quá khác so với những gì thực tế diễn ra. Những người có liên quan đến việc hàng chục năm “đè đầu” người dân ra thu thủy lợi phí trái quy định chỉ bị kiểm điểm nhẹ nhàng.
Đơn thư của người dân cho biết, họ tố cáo những sai phạm của lãnh đạo, cán bộ xã Liên Nghĩa trong việc thu thủy lợi phí trái quy định từ năm 2007 đến năm 2017. Nhưng không hiểu sao huyện Văn Giang lại chỉ đạo đoàn thanh tra huyện chỉ kiểm tra giai đoạn 2014 – 2016; còn những giai đoạn trước họ thu trái quy định, thì vì sao lại bỏ qua, lấp liếm cho sai phạm?
Tài liệu người dân cung cấp về việc thu thủy lợi phí diễn ra nhiều năm do lãnh đạo xã Liên Nghĩa đặt ra.
Trải qua một giai đoạn khổ sở bởi chính sách thu thủy lợi phí của lãnh đạo xã Liên Nghĩa, ông Tô Văn Lự – người dân thôn Phi Liệt nhớ lại: “Ở đây, xã chỉ đạo xuống các thôn cứ thu 10kg thóc/1 đầu sào, không nộp đầy đủ là ghi nợ.
Năm 1995 chúng tôi biết xã Liên Nghĩa không đăng ký nước tưới từ trạm bơm Như Lân, xã Long Hưng nhưng vẫn thu tiền. Dân không đóng tiền chính quyền xã đưa ra đủ mọi áp lực gây khó dễ; lên xã xin con dấu, chữ ký họ bắt về nộp tiền sau đó mới cho. Nhiều hộ gia đình vay vốn tái sản xuất, vào đoàn thể như Hội Cựu chiến binh đều bị như vậy cả. Khổ lắm!…”.
Kết luận của UBND huyện Văn Giang còn nêu ưu điểm: “UBND xã Liên Nghĩa và HTX Dịch vụ Nông nghiệp của xã đã có nhiều cố gắng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác thủy lợi cũng như làm thủy lợi nội đồng.
Công tác tưới, tiêu, nạo vét kênh mương, tu sửa cầu cống, trục với rau bèo… được duy trì thường xuyên góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp, năng suất cây trồng được nâng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện”.
Nội dung này đã gặp phải sự phản đối quyết liệt từ người dân xã Liên Nghĩa, họ cho rằng: họ góp tiền làm đường xá, tự nạo vét kênh mương phụ để dẫn nước tưới tiêu, bỏ tiền túi để khoan giếng lấy nước phục vụ sản xuất, bỏ tiền túi để mua nước từ ao đầm thuê thầu của cá nhân để lấy nước tưới cho cây trồng ngoài bãi…
Vậy cớ sao lãnh đạo huyện Văn Giang lại cho rằng công sức này thuộc về UBND xã Liên Nghĩa?
Người dân bỏ tiền ra làm giếng khoan để phục vụ tưới nước cho cây trồng.
Ông Tô Văn Tuấn – người dân thôn Phi Liệt (thôn duy nhất có cánh đồng bãi sông Hồng) bức xúc: “Ngoài bãi có 2 đầm nước do ông Bì Văn Hiển thuê lại từ UBND xã. Chúng tôi muốn bơm nước vào bãi tưới cây trồng thì phải cùng nhau bỏ tiền ra mua nước của ông Hiển.
Mỗi hộ dân phải đóng 300.000 đồng đến 500.000 đồng, 5 năm một lần. Xã năm nào cũng có ngân sách ở huyện cấp về để làm thủy lợi mà dân chúng tôi kiến nghị đều bảo không có, vậy mà năm nào các ông ấy cũng đè đầu người dân chúng tôi ra nộp tiền thủy lợi phí.
Không biết qua hàng chục năm con số nhiều tỷ đồng tiền thu ấy đi đâu? Chúng tôi đã hưởng được những lợi ích gì thì bà con đều thấy rõ, nếu họ làm đúng, phục vụ người dân chúng tôi thì không bao giờ có chuyện đi khiếu nại…”.
Người dân xã Liên Nghĩa bức xúc vì thu thủy lợi phí trái quy định nhiều năm nhưng UBND huyện Văn Giang lại kết luận có dấu hiệu bao che cho sự việc.
Để làm rõ những nội dung theo đơn thư của người dân xã Liên Nghĩa, chúng tôi đã đến liên hệ với UBND xã Liên Nghĩa. Tuy nhiên, cán bộ văn phòng là ông Nguyễn Đức Tuyên lại cho rằng: “Sự việc này đã có kết luận của huyện, mời anh lên trên đó làm việc. Chủ tịch xã đang bận không có thời gian tiếp…”.
Nguồn Baocongluan
No comments:
Post a Comment