Cập nhật tin tức nóng hổi

Đại biểu quốc hội mà không hiểu luật, phát ngôn bừa bãi như kẻ không học?

Đại biểu quốc hội mà không hiểu luật, đặt chủ thể đã nghỉ hưu (tức về mặt công việc, chức vụ) ra ngoài vòng pháp luật. Không biết thì phải học, chứ không phát ngon bừa bãi trước công chúng.
Đại biểu quốc hội mà không hiểu luật, phát ngôn bừa bãi như kẻ không học?
Ảnh chụp màn hình

Đấy không chỉ thể hiện sự dốt nát mà còn thể hiện sự ngông cuồng vì muốn bao che cho tội phạm nên đặt một số đối tượng ra khỏi vòng điều chỉnh của luật pháp.
Đại biểu quốc hội mà không hiểu luật, phát ngôn bừa bãi như kẻ không học? ảnh 2
Nếu làm như lời ông thì làm sao đưa được cửi lớn này vào lò?

Hôm trước tôi đã nghe tới một ông nghị là thạc sỹ luật, Ngọ Duy Hiểu, nghe xong lời phát biểu về công đoàn độc lập khi Việt Nam gia nhập CPTPP mà tôi thấy thật không hiểu làm sao ông ta có thể học luật và lại có bằng thạc sỹ được? Vì cớ đâu mà ông ta cho rằng công đoàn độc lập, tổ chức bảo vệ người lao động, sẽ có thể bị biến tướng và trở thành những thiết chế cạnh tranh chính trị tiêu cực và làm rối loạn xã hội.

Cứ nghe nhiều phát biểu của các ông nghị trên hội trường mỗi kỳ họp quốc hội diễn ra, tôi càng thấy họ chẳng hiểu gì về luật pháp hay có nền tảng gì về tư duy cả. Mà không có tầm vóc về trí tuệ và tư tưởng thì sẽ chỉ như cưỡi ngựa xem hoa chứ làm sao có thể trở thành một nhà lập pháp và xây dựng được những nền tảng khoa học cho quốc gia.

Nhưng thực ra nghĩ cũng đúng, cái ghế họ ngồi đã làm mờ đi cái óc vốn chẳng mấy khi dùng để tư duy của họ.

Luân Lê

Không nên cho phép tố cáo cán bộ nghỉ hưu vì “sẽ khiến tình hình phức tạp”?

Thảo luận về dự thảo Luật Tố cáo sửa đổi sáng 8/11, đại biểu Ngô Tuấn Nghĩa (TPHCM) cho rằng, không nên điều chỉnh đơn thư tố cáo với cán bộ nghỉ hưu vì sẽ khiến tình hình phức tạp. “Tôi nghĩ cán bộ đã trải qua nhiều đơn vị, nhiều chức vụ, có những vụ việc thời điểm đó là đúng nhưng sau này chưa phù hợp, do đó nếu cho phép sẽ ảnh hưởng đến cán bộ nghỉ hưu”- ông nói.
Đại biểu quốc hội mà không hiểu luật, phát ngôn bừa bãi như kẻ không học? ảnh 3
Đại biểu Quốc hội Ngô Tuấn Nghĩa (TPHCM).

Theo đại biểu Ngô Tuấn Nghĩa, dự thảo Luật Tố cáo sửa đổi quy định hình thức tố cáo quá rộng. Ông Nghĩa đề nghị chỉ giải quyết bằng 2 hình thức đơn và trực tiếp nếu không sẽ dẫn đến tố cáo tràn lan, nhiều đối tượng xấu lợi dụng bôi nhọ cán bộ. Riêng đối với tố cáo nặc danh chỉ nên xem xét nếu có bằng chứng kèm rõ ràng.

Trong khi đó, đại biểu Vũ Hồng Thanh – Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội – đề nghị mở rộng đối tượng bị tố cáo, trong đó có cả cán bộ, công chức về hưu.

“Thực tế, thời gian qua có tình trạng “hoàng hôn nhiệm kỳ”- trước khi về hưu có trường hợp ký đất, ký dự án, ký bổ nhiệm cán bộ”- ông Thanh nói.

Thực tế đó đòi hỏi dự luật phải đặt ra vấn đề này để có cơ chế giải quyết các hành vi của cán bộ, công chức xảy ra thời điểm đương chức nhưng bị tố cáo, phát hiện khi đã về hưu.

“Câu chuyện này giải quyết thế nào, bởi thực tế thời gian vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng phải xử lý một số trường hợp cán bộ đã nghỉ hưu và Ban Bí thư cũng đã chỉ đạo phải nghiên cứu để có cơ chế xử lý vấn đề này. Quan điểm của cá nhân tôi cần phải bổ sung đối tượng cán bộ, công chức đã nghỉ hưu vào trong Luật Tố cáo để xử lý những vấn đề mà thực tiễn đã đặt ra. Làm như vậy để có tính răn đe, từ đó cán bộ, công chức nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ”- ông Thanh nêu quan điểm.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết, dự thảo trước đưa việc tố cáo đối với người về hưu, nhưng không đồng nhất với Luật Cán bộ công chức nên bỏ ra. Tuy nhiên đây là “một khoảng” để xem xét vì vừa qua một số cán bộ đã nghỉ hưu bị xử lý.

“Vậy xử lý theo luật nào? Vừa rồi phải đưa ra cách nguyên chức vụ. Cái này Chính phủ bỏ ra vì có nhiều ý kiến, bỏ ra thì không vướng nhưng có giải quyết được mọi vấn đề không? Nếu là tội phạm, giải quyết theo tố giác thì hoàn toàn không ảnh hưởng. Nếu đặt vấn đề tố giác cán bộ đã nghỉ hưu có hành vi vi phạm thì xử lý theo trình tự tố tụng. Nhưng tố cáo hành vi vi phạm trách nhiệm hành chính thì xử lý theo hướng nào?”- ông Vương đặt vấn đề.

Đừng nghĩ còn 2 năm nữa về hưu là thôi

Tham gia thảo luận về dự luật này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Luật Cán bộ, công chức chưa sửa đổi nhưng Nghị quyết của Quốc hội đã đề cập đến vấn đề này, bởi đây là chủ trương. “Bây giờ phải hoàn thiện pháp luật để tất cả cán bộ, công chức trong thi hành nhiệm vụ luôn phải có tinh thần trách nhiệm. Đừng nghĩ tôi còn 2 năm nữa về hưu, thế thì về, xong là thôi. Không phải!”- Chủ tịch Quốc hội nói.

Nguồn https://dantri.com.vn/xa-hoi/khong-nen-cho-phep-to-cao-can-bo-nghi-huu-vi-se-khien-tinh-hinh-phuc-tap-20171108134254163.htm
, ,

No comments:

Post a Comment