Cập nhật tin tức nóng hổi

“Lò đang cháy” sẽ không chỉ có “củi khô, củi tươi” mà sẽ có cả “con lươn, con chạch”

Trong phiên họp chủ trì tại Ban Chỉ đạo xây dựng Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021 – 2026, Tổng bí thư, Chủ tịch nước – Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh về việc: “Dứt khoát không đưa vào Quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, mất đoàn kết, gây rối nội bộ, tham nhũng tiêu cực, cơ hội chính trị như “con lươn, con chạch”.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước – Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh điều này trong cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021 – 2026, tổ chức ngày 4/11 vừa qua tại trụ sở TƯ Đảng.

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức TƯ công bố các quyết định của Bộ Chính trị, Ban bí thư, Về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược của Đảng, nhiệm kỳ 2021 – 2026 và Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo.

Đồng thời trong tháng 11, các cấp ủy, tổ chức đảng, ở mọi địa phương, cơ quan, sẽ tiến hành quy trình giới thiệu nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành TƯ khóa 13. Với quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược, không để những kẻ cơ hội chính trị như “con lươn, con chạch” được đưa vào quy hoạch.
 “Lò đang cháy” sẽ không chỉ có “củi khô, củi tươi” mà sẽ có cả “con lươn, con chạch”
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh về việc quy hoạch đội ngũ cán bộ chiến lược nhiệm kỳ 2021 – 2026

Có thể nói, song song với cuộc chiến chống lại những bàn tay “nhúng chàm”, những “củi khô, củi tươi” đang tồn tại trong bộ máy, cơ quan quản lý nhà nước, trong hệ thống Đảng. Thì giờ đây, trong công cuộc đổi mới đội ngũ nhân sự cấp chiến lược, người đứng đầu Đảng và Nhà nước lại đưa ra lời tuyên chiến chống lại những kẻ cơ hội chính trị, một hình thức “sống giả” lợi dụng sơ hở để thâu tóm quyền lực.

Việc ví von “con lươn, con chạch” với những kẻ cơ hội chính trị, là nói đến những kẻ luôn luôn sống lươn lẹo, uốn éo, thoắt ẩn thoát hiện, chui lủi, như loài lươn, loài chạch. Nói cụ thể hơn, thì đó là một hình thức “sống giả” của con người, luôn luôn theo kiểu “gió chiều nào theo chiều ấy”, “mượn gió bẻ măng”,… Khả năng giả dối của những người này có thể được nói là rất “siêu đẳng”, vì cái sự “thảo mai” dễ che mắt người khác.

Tình trạng “sống giả” hay “con lươn, con trạch” ở nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức trong Đảng, Nhà nước hiện nay không phải là ít. Bởi những kẻ cấp dưới luôn luôn tìm cách “sống giả” với cấp trên, cho rằng cấp trên nói gì cũng đúng, cũng hay, sẵn sàng tâng bốc một quyết định, chủ trương dù biết rằng điều đó có khả năng dẫn tới nhiều sai phạm.

Những con người lươn lẹo này ở trong cơ quan, bộ máy nhà nước ngoài việc nói ra những “lời có cánh”, thì chẳng có chút năng lực, phẩm chất tốt đẹp để cống hiến và đóng góp cho đất nước. Những người sống giả tạo sẵn sàng tìm mọi cách để được lòng người này mà chẳng mất lòng người kia. Để họ có thể nhận được những lá phiếu tín nhiệm trong các cuộc bầu cử, đại hội, bổ nhiệm chức vụ hay quy hoạch cán bộ.

Những những “con lươn, con trạch” đó là ai, nếu mãi không được “điểm mặt chỉ tên”; và có hay không việc người đứng đầu hệ thống Đảng, Nhà nước chỉ “nói cho vui” chứ không hoàn toàn có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Nếu theo cách nói của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thời ông còn là Phó thủ tướng trong Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, năm 2013. Thì có thể nói số lượng “con lươn, con chạch” chiếm tới 30% số lượng công chức nhà nước.

“Chế độ chi cho công chức, công vụ của chúng ta hiện nay vẫn tính trên tổng biên chế nói chung mà chưa tính đến việc làm cụ thể của từng vị trí. Biên chế càng lớn thì chi thường xuyên càng lớn. Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”. Thủ tướng nói.

Những kẻ “luồn lách, lươn lẹo” tìm mọi cách để được vào biên chế nhà nước, trở thành những công chức, công bộc của dân trong nhiều năm qua vẫn diễn ra từng ngày. Khiến dư luận và nhân dân cả nước luôn đặt câu hỏi liệu rằng 2,8 triệu công chức hiện nay đã cống hiến hết mình cho đất nước hay không?

Việc vi von “con lươn, con trạch” trong câu nói của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước vốn dĩ không phải là một câu nói vui, mà đó là một câu hỏi thực tế. Trước mắt là liên quan trực tiếp tới đội ngũ nhân sự, những người trực tiếp điều hành sự phát triển của địa phương và quốc gia.

Tiếp đến là bài toán ngân sách nhà nước phải chi trả cho đội ngũ nhân sự này, bởi chỉ tính riêng tiền lương chi trả cho công chức nhà nước hiện nay ở Việt Nam đã chiếm tới 50% trong tổng số chi tiêu thường xuyên của ngân sách Nhà nước, tức là hơn 400.000 tỷ đồng mỗi năm.

Nếu tính dựa trên con số của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đây, thì ngân sách nhà nước phải chi cho những “con lươn, con chạch”, “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” là khoảng 120.000 tỷ đồng cho tổng số 840.000 công chức làm việc thiếu hiệu quả.

Nhưng con số 30% công chức không làm được việc của Thủ tướng đưa ra trước đây liệu đã là con số chính xác, khi hồi tháng 7/2018 vừa qua, ông Tô Quang Phán – Tổng giám đốc Đài phát thanh truyền hình Hà Nội đã thẳng thắn nói: “Trong tổng số hơn 700 người đang làm việc tại Đài phát thanh truyền hình Hà Nội, chỉ khoảng 60% là đủ năng lực làm việc tốt”.

Tức là ở Đài phát thanh truyền hình Hà Nội có tới 40% cán bộ không làm được việc, không có đóng góp gì cho cơ quan, nói cách khác thì tiền thuế của nhân dân phải “nuôi báo cô” 40% đội ngũ nhân sự trong cơ quan này.
 Vẫn còn tồn tại ở đó những cán bộ, công chức không phải là “Công bộc của dân”
Vẫn còn tồn tại ở đó những cán bộ, công chức không phải là “Công bộc của dân”

Ở trong một địa phương được gọi là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa xã hội của cả nước như Hà Nội, mà lại là “thiên đường nghỉ dưỡng” cho 40% nhân sự của 1 cơ quan. Thì liệu rằng ở những cơ quan ở các tinh khác trên cả nước con số này sẽ là bao nhiêu?

Loại bỏ những “con lươn, con chạch” trong cơ quan nhà nước không phải là điều dễ dàng một chút nào, nhất là khi những “con lươn, con chạch” đó luồn lách giỏi, mà đó còn là những thế hệ con, cháu hoặc “dây mơ rễ má” của một thế hệ “lươn, chạch” trước đó.

Trong báo cáo sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 6/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế. Thì tính theo Nghị định số 108.2014/NĐ-CP được Bộ Nội vụ thẩm tra, từ năm 2015, thì đến tháng 8/2018 mới tinh giảm được 39.823 người.

Những “con lươn, con chạch” đó đã được Tổng Bí thư cho rằng là nỗi lo lắng trong một buổi Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, rằng: “Cái làm cho quần chúng oán thán nhất, gây mất lòng tin nhất, làm xói mòn bản chất Đảng đó chính là sự suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; cái này thật là nghiêm trọng”.

Từ Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã phần nào thấu hiểu được những suy tư về người đứng đầu hệ thống Đảng, Bộ Chính trị về đội ngũ, đảng viên, những “đầy tớ thực thụ” của nhân dân.

Từ Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, tới Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” là cả một quá trình dài của Đảng ta trong công cuộc chống tham nhũng.

Kiên quyết và kiên trì ngăn chặn giặc tham nhũng chính trị, quyền lực, lòng tin, tiền bạc, vật chất,… Chống lại lợi ích nhóm, doanh nghiệp sân sau, liên kết quyền lực,… ngăn chặn đẩy lùi quan liêu, lãng phí, tình trạng trên nóng dưới lạnh… Chấm dứt tình trạng bổ nhiệm sai, đưa người nhà vào bộ máy quyền lực nhà nước, luôn lách xây dựng “gia đình trị”…

Đây chính là những tầm nhìn và quyết sách chính trị chiến lược mà Đảng, cơ quan nhà nước đưa ra, để xây dựng một quốc gia, một bộ máy nhà nước hoàn toàn vì chiến lược quốc gia – dân tộc, cùng nhau xây dựng vị thế và lợi ích dân tộc trên trường quốc tế…

Nguồn Tổng hợp
, ,

No comments:

Post a Comment