Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng ở TP.HCM đã ngưng thi công 8 tháng, chưa rõ khi nào làm tiếp. Người dân thành phố “sốt ruột”, rồi sẽ đội vốn, lãng phí. Có giải pháp nào cho chuyện này?
Toàn cảnh dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM” tại khu vực cống Mương Chuối, huyện Nhà Bè bị ngưng thi công do chậm giải ngân vốn – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Câu chuyện dự án dở dang này liên quan đến chuyện giải ngân, chất lượng thép công trình. Tuổi Trẻ giới thiệu ý kiến bạn đọc về vấn đề này.
Nhìn thẳng sự thật để tháo gỡ
KS HÀ ĐĂNG TIẾN (nguyên giám đốc chi nhánh phía Nam Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam):
Thực ra, việc tạm ngưng hợp đồng ở dự án này đã có thể tránh được bị kéo dài như hiện nay nếu được thực hiện theo đúng lộ trình của quy định hiện hành, thay vì cứ chạy theo để hợp thức hóa những việc đã rồi.
Có một nguyên tắc trong ngành xây dựng: nếu làm sai phải làm lại cho đúmg, nếu làm chưa đạt yêu cầu phải sửa lại cho đạt yêu cầu để nghiệm thu.
Theo tôi, chủ đầu tư cần dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật để tháo gỡ sớm, đưa dự án tái khởi động trở lại.
Cụ thể: nếu thay đổi vật liệu làm thay đổi thiết kế cơ sở trong dự án, theo quy định tại điều 14 nghị định 59/2015/NĐ-CP, “Chủ đầu tư có trách nhiệm trình đề xuất điều chỉnh dự án, thiết kế cơ sở để người quyết định đầu tư xem xét, quyết định”. Nếu thay đổi vật liệu này là thay đổi thiết kế sau thiết kế cơ sở, theo quy định tại khoản 3 điều 23 nghị định 59/2015/NĐ-CP, thiết kế điều chỉnh phải được thẩm định và phê duyệt lại, nhưng vẫn phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Cơ quan quản lý cần chỉ đạo các đơn vị liên quan đến dự án rà soát lại năng lực của các cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện dự án, cần những điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với các yêu cầu theo quy định. Theo tôi, đây là vấn đề mấu chốt khiến dự án bị trì trệ như hiện nay.
Không ngại trách nhiệm
Dự án ngưng thi công 8 tháng vẫn chưa giải quyết xong trở ngại, càng thất vọng hơn khi chưa biết khi nào mới có thể thi công trở lại. Dự án này được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao). Xét cho cùng cũng là đầu tư bằng tài sản công. Càng chậm càng thiệt hại cho xã hội, đội vốn đầu tư lên cao, phát sinh lãi vay, lãng phí nhân sự và máy móc, thiết bị…
Dự án đã ngừng hoạt động
Thiệt hại đã được ước tính trung bình mỗi tháng 17-20 tỉ đồng, chưa kể hậu quả do triều cường và ngập nước gây ra, ảnh hưởng uy tín của thành phố trong kêu gọi đầu tư các dự án tiếp theo.
Mong cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm các trở ngại để tái thi công và hoàn thành đưa vào sử dụng dự án nhằm bớt thiệt hại, người dân bớt khổ vì triều cường và ngập nước. Chuyện dở dang, đình trệ dự án này vướng nhiều vấn đề liên quan đến chính sách, thủ tục, quy trình thực hiện dự án. Những cái này xuất phát từ yếu tố con người.
Giải pháp cũng từ con người. Thực tế ngành xây dựng, nhiều vụ việc trở ngại kiểu này sẽ chuyển từ cấp dưới lên cấp trên, đi lòng vòng, kéo dài…
Cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp thẩm quyền, cùng giải quyết trở ngại, tồn tại ở dự án này. Cụ thể: lãnh đạo thành phố cần họp các bên liên quan như nhà đầu tư, giám sát, thi công, các ban ngành liên quan để có hướng giải quyết nhanh nhất trên tinh thần không ngại trách nhiệm.
Chờ kết quả xác định chất lượng thép
Ông Trần Quang Thắng, viện trưởng Viện Kinh tế quản lý TP.HCM, cho rằng dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng của thành phố bị đình trệ kéo dài nhiều tháng qua sẽ dẫn tới nhiều thiệt hại kinh tế cho chủ đầu tư, cho nhà thầu và cả cho người dân thành phố.
Công trình dang dở là lãng phí. Hơn thế nữa, tình trạng mưa ngập kéo dài ngày cũng khiến thiệt hại hàng trăm tỉ đồng mỗi năm.
Do đó, thành phố cần sớm có phương án để công trình này sớm đi vào hoạt động trở lại. Về vấn đề chất lượng thép công trình, cơ quan chức năng có thể thuê một đơn vị độc lập tham gia nghiên cứu, xác định chất lượng thép.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, thành phố cần đưa ra phương án xử lý sớm nhất để tiếp tục triển khai dự án. Phải có hình thức giải quyết dứt điểm, không nên để dự án lớn cứ chênh vênh như vậy.
Nguồn https://tuoitre.vn/nhin-thang-su-that-de-thao-go-cong-trinh-chong-ngap-10-000-ti-20181208084902478.htm
Kinh tế
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Toàn cảnh dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM” tại khu vực cống Mương Chuối, huyện Nhà Bè bị ngưng thi công do chậm giải ngân vốn – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Câu chuyện dự án dở dang này liên quan đến chuyện giải ngân, chất lượng thép công trình. Tuổi Trẻ giới thiệu ý kiến bạn đọc về vấn đề này.
Nhìn thẳng sự thật để tháo gỡ
KS HÀ ĐĂNG TIẾN (nguyên giám đốc chi nhánh phía Nam Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam):
Thực ra, việc tạm ngưng hợp đồng ở dự án này đã có thể tránh được bị kéo dài như hiện nay nếu được thực hiện theo đúng lộ trình của quy định hiện hành, thay vì cứ chạy theo để hợp thức hóa những việc đã rồi.
Có một nguyên tắc trong ngành xây dựng: nếu làm sai phải làm lại cho đúmg, nếu làm chưa đạt yêu cầu phải sửa lại cho đạt yêu cầu để nghiệm thu.
Theo tôi, chủ đầu tư cần dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật để tháo gỡ sớm, đưa dự án tái khởi động trở lại.
Cụ thể: nếu thay đổi vật liệu làm thay đổi thiết kế cơ sở trong dự án, theo quy định tại điều 14 nghị định 59/2015/NĐ-CP, “Chủ đầu tư có trách nhiệm trình đề xuất điều chỉnh dự án, thiết kế cơ sở để người quyết định đầu tư xem xét, quyết định”. Nếu thay đổi vật liệu này là thay đổi thiết kế sau thiết kế cơ sở, theo quy định tại khoản 3 điều 23 nghị định 59/2015/NĐ-CP, thiết kế điều chỉnh phải được thẩm định và phê duyệt lại, nhưng vẫn phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Cơ quan quản lý cần chỉ đạo các đơn vị liên quan đến dự án rà soát lại năng lực của các cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện dự án, cần những điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với các yêu cầu theo quy định. Theo tôi, đây là vấn đề mấu chốt khiến dự án bị trì trệ như hiện nay.
Không ngại trách nhiệm
Dự án ngưng thi công 8 tháng vẫn chưa giải quyết xong trở ngại, càng thất vọng hơn khi chưa biết khi nào mới có thể thi công trở lại. Dự án này được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao). Xét cho cùng cũng là đầu tư bằng tài sản công. Càng chậm càng thiệt hại cho xã hội, đội vốn đầu tư lên cao, phát sinh lãi vay, lãng phí nhân sự và máy móc, thiết bị…
Dự án đã ngừng hoạt động
Thiệt hại đã được ước tính trung bình mỗi tháng 17-20 tỉ đồng, chưa kể hậu quả do triều cường và ngập nước gây ra, ảnh hưởng uy tín của thành phố trong kêu gọi đầu tư các dự án tiếp theo.
Mong cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm các trở ngại để tái thi công và hoàn thành đưa vào sử dụng dự án nhằm bớt thiệt hại, người dân bớt khổ vì triều cường và ngập nước. Chuyện dở dang, đình trệ dự án này vướng nhiều vấn đề liên quan đến chính sách, thủ tục, quy trình thực hiện dự án. Những cái này xuất phát từ yếu tố con người.
Giải pháp cũng từ con người. Thực tế ngành xây dựng, nhiều vụ việc trở ngại kiểu này sẽ chuyển từ cấp dưới lên cấp trên, đi lòng vòng, kéo dài…
Cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp thẩm quyền, cùng giải quyết trở ngại, tồn tại ở dự án này. Cụ thể: lãnh đạo thành phố cần họp các bên liên quan như nhà đầu tư, giám sát, thi công, các ban ngành liên quan để có hướng giải quyết nhanh nhất trên tinh thần không ngại trách nhiệm.
Chờ kết quả xác định chất lượng thép
Ông Trần Quang Thắng, viện trưởng Viện Kinh tế quản lý TP.HCM, cho rằng dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng của thành phố bị đình trệ kéo dài nhiều tháng qua sẽ dẫn tới nhiều thiệt hại kinh tế cho chủ đầu tư, cho nhà thầu và cả cho người dân thành phố.
Công trình dang dở là lãng phí. Hơn thế nữa, tình trạng mưa ngập kéo dài ngày cũng khiến thiệt hại hàng trăm tỉ đồng mỗi năm.
Do đó, thành phố cần sớm có phương án để công trình này sớm đi vào hoạt động trở lại. Về vấn đề chất lượng thép công trình, cơ quan chức năng có thể thuê một đơn vị độc lập tham gia nghiên cứu, xác định chất lượng thép.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, thành phố cần đưa ra phương án xử lý sớm nhất để tiếp tục triển khai dự án. Phải có hình thức giải quyết dứt điểm, không nên để dự án lớn cứ chênh vênh như vậy.
Nguồn https://tuoitre.vn/nhin-thang-su-that-de-thao-go-cong-trinh-chong-ngap-10-000-ti-20181208084902478.htm
No comments:
Post a Comment