Việc Washington yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu (Meng WanZhou) cho thấy Mỹ đã “chơi bài ngửa” với Trung Quốc.
Vụ bắt giữ trên, xảy ra đúng vào ngày ông Trump và ông Tập gặp nhau ở Argentina, được cho là nhằm làm “mất mặt” nhà lãnh đạo Trung Quốc. Khó mà nói hết được ý nghĩa của vụ việc này đối với Bắc Kinh: Bà Mạnh là con gái của nhà sáng lập tập đoàn Huawei – tương đương với Bill Gates – và công ty này đóng vai trò “chìa khóa” trong các kế hoạch của ông Tập Cận Bình nhằm chế ngự các công nghệ mới như mạng 5G.
Bà Mạnh Vãn Châu (Meng WanZhou) vừa bị phía Canada bắt giữ (ảnh: Nikkei Asian Review)
Trong khi Mỹ thường đề nghị các đồng minh dẫn độ những kẻ buôn ma túy, buôn vũ khí hay các tội phạm khác, nhưng việc bắt giữ một giám đốc điều hành cấp cao của Trung Quốc như thế này là rất hiếm, nếu không muốn nói là chưa từng thấy.
“Thời điểm và cách thức diễn ra vụ việc này khá sốc”. Dù hiện chưa rõ ông Trump có liên quan trực tiếp đến vụ này hay không, nhưng vụ việc rõ ràng đặt ông Tập vào thế khó trong khi ông đang phải chịu sức ép không được nhượng bộ quá mức với Tổng thống Mỹ.
Đối với các nhà đầu tư, tất cả chuyện này đã tạo thêm nhiều bất trắc, chính là nét đặc trưng cho chính quyền Tổng thống Trump. Và tất nhiên, động thái mới nhất trên không hề tốt với các thị trường: chứng khoán từ châu Á đến châu Âu đã đồng loạt phủ sắc đỏ trong ngày 6/12.
Mỹ áp đảo chìa ngay bài ngửa
Vụ bà Mạnh bị bắt giữ diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump đưa ra rất nhiều cáo buộc nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc. Cuộc điều tra Huawei cũng giống như một cuộc điều tra khác đe dọa sự tồn vong của tập đoàn ZTE của Trung Quốc, vốn bị cáo buộc năm 2017 là vi phạm luật pháp Mỹ về hạn chế bán công nghệ của Mỹ cho Iran.
Nhóm chuyên gia tư vấn nguy cơ Eurasie Group nhận định: “Vụ bắt giữ và yêu cầu dẫn độ của Chính phủ Mỹ cho thấy một nấc thang mới và lớn trong một loạt các nỗ lực của Mỹ nhằm buộc các công ty Trung Quốc phải giải trình vì vi phạm luật pháp Mỹ. Việc này cho thấy Mỹ đã ‘chơi bài ngửa’, và các quan chức thực thi pháp luật Mỹ đã được bật đèn xanh từ giới chức cấp cao để truy tố các cá nhân mà Mỹ có thể không công khai truy lùng khi bầu không khí chính trị song phương đang ôn hòa”.
Giới chuyên gia cho rằng vụ bắt giữ bà Mạnh sẽ không làm lệch hướng sự khởi đầu của các cuộc đàm phán thương mại sau khi ông Tập và ông Trump gặp nhau tại Argentina. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận rằng vụ việc liên quan đến “gã khổng lồ” Huawei có thể sẽ “phủ bóng” lên các cuộc hội đàm tới, có thể khiến hai bên khó lòng đi tới kết quả đáng kể.
Dennis Wilder, một cựu chuyên gia phân tích Trung Quốc của CIA và là giám đốc cấp cao về châu Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush, cho biết: “Chuyện này chắc chắn sẽ làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán, và có thể vụ bắt giữ được tiến hành nhằm gia tăng sức ép trong giai đoạn 90 ngày đàm phán tới”.
Chiến thuật “bắt nạt” rồi “hạ nhục”?
Huawei đã xác nhận vụ bắt giữ, song cho biết họ được thông tin rất ít về các cáo buộc chống lại bà Mạnh, đồng thời nhấn mạnh rằng họ “không hề thấy bà Mạnh có gì sai”. Tập đoàn này cũng khẳng định rằng mình luôn tuân thủ mọi quy định pháp luật của nước sở tại, bao gồm cả luật về kiểm soát xuất khẩu và trừng phạt, cũng như các quy định của LHQ, Mỹ và EU.
Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu lập tức trả tự do cho bà Mạnh, và khẳng định vụ bắt giữ này có thể là một sự “lạm dụng nhân quyền”.
Vụ bắt giữ bà Mạnh cũng đã trở thành chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên trang mạng Sina Weibo (giống như Twitter của Trung Quốc), với hơn 33 triệu lượt bình luận trong buổi sáng nay. Hầu hết các bình luận đều bày tỏ tình cảm yêu nước đối với Trung Quốc, và chỉ trích Mỹ và Canada đang áp dụng chiến thuật “bắt nạt” và “hạ nhục” đối với Trung Quốc.
Global Times, tờ báo đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã lập tức đáp lại vụ việc bằng một tuyên bố của một chuyên gia thân cận với Bộ Thương mại, đăng lên trang Twitter, về sự leo thang của cuộc chiến tranh thương mại: “Trung Quốc cần chuẩn bị đầy đủ cho một sự leo thang trong cuộc thương chiến với Mỹ, vì Mỹ không giảm nhẹ quan điểm của họ đối với Trung Quốc, và vụ bắt giữ CFO của Huawei là một ví dụ điển hình”.
Gia tăng đòn phủ đầu
Dù thế nào thì Trung Quốc chắc chắn coi vụ bắt giữ bà Mạnh là một sự leo thang trong cuộc chiến tranh thương mại mà thế giới đang lo ngại có thể biến thành một cuộc Chiến tranh Lạnh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo chuyên gia Wilder, vụ việc đã gửi đi một dấu hiệu rằng trò chơi mới đã bắt đầu: “Họ đang tìm cách răn đe giới tình báo Trung Quốc và làm rõ rằng sẽ có những hậu quả thực sự”.
Hành động mới nhất của Mỹ chống lại Huawei có thể mang nhiều ý nghĩa hơn. Trong khi công ty này đang tiến bộ trong hoạt động sản xuất chip siêu nhỏ của mình, họ cũng vẫn phải dựa vào thiết bị của Mỹ để tạo ra điện thoại thông minh và thiết bị mạng. Tập đoàn ZTE đã từng suýt sụp đổ vì các trừng phạt của Mỹ.
Theo một số chuyên gia ở Trung Quốc, vụ việc cho thấy các cơ quan an ninh quốc gia Mỹ chẳng quan tâm đến việc đạt thỏa thuận với Trung Quốc, chẳng cần biết ông Trump nghĩ gì. Wang Yong, giáo sư của Trường Đại học nghiên cứu quốc tế, thuộc Đại học Bắc Kinh, nhấn mạnh: “Mục đích là chia rẽ Mỹ – Trung. Các cuộc đàm phán chỉ là mong muốn của ông Trump và Wall Street”./.
Nguồn http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/bat-ba-manh-van-chau-chie-n-thua-t-ba-t-na-t-va-ha-nhu-c-493481.html
Chính trị
,
Tin quốc tế
Vụ bắt giữ trên, xảy ra đúng vào ngày ông Trump và ông Tập gặp nhau ở Argentina, được cho là nhằm làm “mất mặt” nhà lãnh đạo Trung Quốc. Khó mà nói hết được ý nghĩa của vụ việc này đối với Bắc Kinh: Bà Mạnh là con gái của nhà sáng lập tập đoàn Huawei – tương đương với Bill Gates – và công ty này đóng vai trò “chìa khóa” trong các kế hoạch của ông Tập Cận Bình nhằm chế ngự các công nghệ mới như mạng 5G.
Bà Mạnh Vãn Châu (Meng WanZhou) vừa bị phía Canada bắt giữ (ảnh: Nikkei Asian Review)
Trong khi Mỹ thường đề nghị các đồng minh dẫn độ những kẻ buôn ma túy, buôn vũ khí hay các tội phạm khác, nhưng việc bắt giữ một giám đốc điều hành cấp cao của Trung Quốc như thế này là rất hiếm, nếu không muốn nói là chưa từng thấy.
“Thời điểm và cách thức diễn ra vụ việc này khá sốc”. Dù hiện chưa rõ ông Trump có liên quan trực tiếp đến vụ này hay không, nhưng vụ việc rõ ràng đặt ông Tập vào thế khó trong khi ông đang phải chịu sức ép không được nhượng bộ quá mức với Tổng thống Mỹ.
Đối với các nhà đầu tư, tất cả chuyện này đã tạo thêm nhiều bất trắc, chính là nét đặc trưng cho chính quyền Tổng thống Trump. Và tất nhiên, động thái mới nhất trên không hề tốt với các thị trường: chứng khoán từ châu Á đến châu Âu đã đồng loạt phủ sắc đỏ trong ngày 6/12.
Mỹ áp đảo chìa ngay bài ngửa
Vụ bà Mạnh bị bắt giữ diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump đưa ra rất nhiều cáo buộc nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc. Cuộc điều tra Huawei cũng giống như một cuộc điều tra khác đe dọa sự tồn vong của tập đoàn ZTE của Trung Quốc, vốn bị cáo buộc năm 2017 là vi phạm luật pháp Mỹ về hạn chế bán công nghệ của Mỹ cho Iran.
Nhóm chuyên gia tư vấn nguy cơ Eurasie Group nhận định: “Vụ bắt giữ và yêu cầu dẫn độ của Chính phủ Mỹ cho thấy một nấc thang mới và lớn trong một loạt các nỗ lực của Mỹ nhằm buộc các công ty Trung Quốc phải giải trình vì vi phạm luật pháp Mỹ. Việc này cho thấy Mỹ đã ‘chơi bài ngửa’, và các quan chức thực thi pháp luật Mỹ đã được bật đèn xanh từ giới chức cấp cao để truy tố các cá nhân mà Mỹ có thể không công khai truy lùng khi bầu không khí chính trị song phương đang ôn hòa”.
Giới chuyên gia cho rằng vụ bắt giữ bà Mạnh sẽ không làm lệch hướng sự khởi đầu của các cuộc đàm phán thương mại sau khi ông Tập và ông Trump gặp nhau tại Argentina. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận rằng vụ việc liên quan đến “gã khổng lồ” Huawei có thể sẽ “phủ bóng” lên các cuộc hội đàm tới, có thể khiến hai bên khó lòng đi tới kết quả đáng kể.
Dennis Wilder, một cựu chuyên gia phân tích Trung Quốc của CIA và là giám đốc cấp cao về châu Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush, cho biết: “Chuyện này chắc chắn sẽ làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán, và có thể vụ bắt giữ được tiến hành nhằm gia tăng sức ép trong giai đoạn 90 ngày đàm phán tới”.
Chiến thuật “bắt nạt” rồi “hạ nhục”?
Huawei đã xác nhận vụ bắt giữ, song cho biết họ được thông tin rất ít về các cáo buộc chống lại bà Mạnh, đồng thời nhấn mạnh rằng họ “không hề thấy bà Mạnh có gì sai”. Tập đoàn này cũng khẳng định rằng mình luôn tuân thủ mọi quy định pháp luật của nước sở tại, bao gồm cả luật về kiểm soát xuất khẩu và trừng phạt, cũng như các quy định của LHQ, Mỹ và EU.
Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu lập tức trả tự do cho bà Mạnh, và khẳng định vụ bắt giữ này có thể là một sự “lạm dụng nhân quyền”.
Vụ bắt giữ bà Mạnh cũng đã trở thành chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên trang mạng Sina Weibo (giống như Twitter của Trung Quốc), với hơn 33 triệu lượt bình luận trong buổi sáng nay. Hầu hết các bình luận đều bày tỏ tình cảm yêu nước đối với Trung Quốc, và chỉ trích Mỹ và Canada đang áp dụng chiến thuật “bắt nạt” và “hạ nhục” đối với Trung Quốc.
Global Times, tờ báo đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã lập tức đáp lại vụ việc bằng một tuyên bố của một chuyên gia thân cận với Bộ Thương mại, đăng lên trang Twitter, về sự leo thang của cuộc chiến tranh thương mại: “Trung Quốc cần chuẩn bị đầy đủ cho một sự leo thang trong cuộc thương chiến với Mỹ, vì Mỹ không giảm nhẹ quan điểm của họ đối với Trung Quốc, và vụ bắt giữ CFO của Huawei là một ví dụ điển hình”.
Gia tăng đòn phủ đầu
Dù thế nào thì Trung Quốc chắc chắn coi vụ bắt giữ bà Mạnh là một sự leo thang trong cuộc chiến tranh thương mại mà thế giới đang lo ngại có thể biến thành một cuộc Chiến tranh Lạnh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo chuyên gia Wilder, vụ việc đã gửi đi một dấu hiệu rằng trò chơi mới đã bắt đầu: “Họ đang tìm cách răn đe giới tình báo Trung Quốc và làm rõ rằng sẽ có những hậu quả thực sự”.
Hành động mới nhất của Mỹ chống lại Huawei có thể mang nhiều ý nghĩa hơn. Trong khi công ty này đang tiến bộ trong hoạt động sản xuất chip siêu nhỏ của mình, họ cũng vẫn phải dựa vào thiết bị của Mỹ để tạo ra điện thoại thông minh và thiết bị mạng. Tập đoàn ZTE đã từng suýt sụp đổ vì các trừng phạt của Mỹ.
Theo một số chuyên gia ở Trung Quốc, vụ việc cho thấy các cơ quan an ninh quốc gia Mỹ chẳng quan tâm đến việc đạt thỏa thuận với Trung Quốc, chẳng cần biết ông Trump nghĩ gì. Wang Yong, giáo sư của Trường Đại học nghiên cứu quốc tế, thuộc Đại học Bắc Kinh, nhấn mạnh: “Mục đích là chia rẽ Mỹ – Trung. Các cuộc đàm phán chỉ là mong muốn của ông Trump và Wall Street”./.
Nguồn http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/bat-ba-manh-van-chau-chie-n-thua-t-ba-t-na-t-va-ha-nhu-c-493481.html
No comments:
Post a Comment