“Cùng một nội dung, các cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện có vụ việc tham nhũng, nhưng thanh tra, kiểm toán không phát hiện ra, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự…”.
Trụ sở Thanh tra Chính phủ. Ảnh: TN
Một trong những điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN – sửa đổi) là đã quy định rõ việc xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm toán. Quy định này nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) trong phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán.
Tại Điều 64 quy định rõ, trường hợp sau khi kết thúc thanh tra, kiểm toán mà cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện có vụ việc tham nhũng xảy ra tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tiến hành thanh tra, kiểm toán về cùng một nội dung, thì trưởng đoàn thanh tra, trưởng đoàn kiểm toán, thành viên đoàn thanh tra, thành viên đoàn kiểm toán và cá nhân có liên quan đã tiến hành thanh tra, kiểm tra trước đó, nếu có lỗi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Đoàn thanh tra, đoàn kiểm toán nếu đã pháp hiện, báo cáo về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, nhưng người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán không xử lý thì trưởng đoàn thanh tra, trưởng đoàn kiểm toán, thành viên đoàn thanh tra, thành viên đoàn kiểm toán và cá nhân có liên quan không phải chịu trách nhiệm.
“Trong trường hợp này, người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật”, Luật PCTN (sửa đổi) quy định.
Trong quá trình thảo luận Luật PCTN (sửa đổi) trước khi được Quốc hội thông qua, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể chỉ xử lý trường hợp trưởng đoàn thanh tra, kiểm toán, thành viên đoàn thanh tra, kiểm toán hoặc người ra quyết định thanh tra, kiểm toán phải chịu trách nhiệm nếu cố tình bao che vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
Ý kiến khác đề nghị bổ sung cụm từ “và cùng một hồ sơ, tài liệu đã được thanh tra, kiểm toán nếu phát hiện được sai phạm nhưng che giấu, bỏ qua” vào sau cụm từ “về cùng một nội dung”.
Tuy nhiên, theo nhận định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về nguyên tắc, để xem xét xử lý kỷ luật, xử lý hình sự một người phải trên cơ sở xác định lỗi của người đó và tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Do đó, quy định như Điều 64 là phù hợp.
“Khoản 1, Điều 64 quy định về việc xử lý trách nhiệm đối với trường hợp trong “cùng một nội dung” nhưng thanh tra, kiểm toán không phát hiện sai phạm mà các cơ quan có thẩm quyền khác lại phát hiện sai phạm là đã đầy đủ, vì nếu có hồ sơ, tài liệu khác mới phát sinh mà người có thẩm quyền thanh tra, kiểm toán không biết hoặc không thuộc phạm vi thanh tra, kiểm toán thì họ không có lỗi”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga dẫn báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
TTCP thanh tra vụ có dấu hiệu tham nhũng do Giám đốc sở trở lên thực hiện
Cũng theo quy định của Luật PCTN (sửa đổi), Thanh tra Chính phủ (TTCP) thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người giữ chức vụ từ giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp Nhà nước thực hiện; người công tác tại TTCP thực hiện.
Thanh tra bộ, thanh tra tỉnh thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện.
Thanh tra tỉnh thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thực hiện.
Các đơn vị trực thuộc KTNN kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng tại các cơ quan, tổ chức có quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công theo phân công của Tổng KTNN.
Trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về KTNN.
Luật giao, Tổng TTCP, Tổng KTNN có trách nhiệm phối hợp xử lý trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Trong quá trình thanh tra, kiểm toán nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán phải chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc tham nhũng.
Hướng xử lý được luật quy định cụ thể: Trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc và kiến nghị cơ quan điều tra xem xét, khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Trong trường hợp này, cơ quan Thanh tra, KTNN tiếp tục tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm toán về các nội dung khác theo kế hoạch tiến hành thanh tra, kế hoạch kiểm toán đã phê duyệt và ban hành kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về KTNN.
Còn vụ việc không có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý phải thông báo bằng văn bản về kết quả xử lý cho cơ quan Thanh tra, KTNN đã có kiến nghị.
Kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được công khai theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về KTNN.
Luật PCTN (sửa đổi) gồm 10 chương, 96 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019.
Nguồn: http://thanhtra.com.vn/phap-luat/thanh-tra-kiem-toan-khong-phat-hien-duoc-tham-nhung-co-the-bi-truy-cuu-hinh-su_t114c1064n142153
Chính trị
,
Tin trong nước
Trụ sở Thanh tra Chính phủ. Ảnh: TN
Một trong những điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN – sửa đổi) là đã quy định rõ việc xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm toán. Quy định này nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) trong phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán.
Tại Điều 64 quy định rõ, trường hợp sau khi kết thúc thanh tra, kiểm toán mà cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện có vụ việc tham nhũng xảy ra tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tiến hành thanh tra, kiểm toán về cùng một nội dung, thì trưởng đoàn thanh tra, trưởng đoàn kiểm toán, thành viên đoàn thanh tra, thành viên đoàn kiểm toán và cá nhân có liên quan đã tiến hành thanh tra, kiểm tra trước đó, nếu có lỗi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Đoàn thanh tra, đoàn kiểm toán nếu đã pháp hiện, báo cáo về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, nhưng người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán không xử lý thì trưởng đoàn thanh tra, trưởng đoàn kiểm toán, thành viên đoàn thanh tra, thành viên đoàn kiểm toán và cá nhân có liên quan không phải chịu trách nhiệm.
“Trong trường hợp này, người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật”, Luật PCTN (sửa đổi) quy định.
Trong quá trình thảo luận Luật PCTN (sửa đổi) trước khi được Quốc hội thông qua, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể chỉ xử lý trường hợp trưởng đoàn thanh tra, kiểm toán, thành viên đoàn thanh tra, kiểm toán hoặc người ra quyết định thanh tra, kiểm toán phải chịu trách nhiệm nếu cố tình bao che vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
Ý kiến khác đề nghị bổ sung cụm từ “và cùng một hồ sơ, tài liệu đã được thanh tra, kiểm toán nếu phát hiện được sai phạm nhưng che giấu, bỏ qua” vào sau cụm từ “về cùng một nội dung”.
Tuy nhiên, theo nhận định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về nguyên tắc, để xem xét xử lý kỷ luật, xử lý hình sự một người phải trên cơ sở xác định lỗi của người đó và tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Do đó, quy định như Điều 64 là phù hợp.
“Khoản 1, Điều 64 quy định về việc xử lý trách nhiệm đối với trường hợp trong “cùng một nội dung” nhưng thanh tra, kiểm toán không phát hiện sai phạm mà các cơ quan có thẩm quyền khác lại phát hiện sai phạm là đã đầy đủ, vì nếu có hồ sơ, tài liệu khác mới phát sinh mà người có thẩm quyền thanh tra, kiểm toán không biết hoặc không thuộc phạm vi thanh tra, kiểm toán thì họ không có lỗi”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga dẫn báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
TTCP thanh tra vụ có dấu hiệu tham nhũng do Giám đốc sở trở lên thực hiện
Cũng theo quy định của Luật PCTN (sửa đổi), Thanh tra Chính phủ (TTCP) thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người giữ chức vụ từ giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp Nhà nước thực hiện; người công tác tại TTCP thực hiện.
Thanh tra bộ, thanh tra tỉnh thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện.
Thanh tra tỉnh thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thực hiện.
Các đơn vị trực thuộc KTNN kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng tại các cơ quan, tổ chức có quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công theo phân công của Tổng KTNN.
Trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về KTNN.
Luật giao, Tổng TTCP, Tổng KTNN có trách nhiệm phối hợp xử lý trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Trong quá trình thanh tra, kiểm toán nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán phải chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc tham nhũng.
Hướng xử lý được luật quy định cụ thể: Trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc và kiến nghị cơ quan điều tra xem xét, khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Trong trường hợp này, cơ quan Thanh tra, KTNN tiếp tục tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm toán về các nội dung khác theo kế hoạch tiến hành thanh tra, kế hoạch kiểm toán đã phê duyệt và ban hành kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về KTNN.
Còn vụ việc không có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý phải thông báo bằng văn bản về kết quả xử lý cho cơ quan Thanh tra, KTNN đã có kiến nghị.
Kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được công khai theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về KTNN.
Luật PCTN (sửa đổi) gồm 10 chương, 96 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019.
Nguồn: http://thanhtra.com.vn/phap-luat/thanh-tra-kiem-toan-khong-phat-hien-duoc-tham-nhung-co-the-bi-truy-cuu-hinh-su_t114c1064n142153
No comments:
Post a Comment