Bạn đọc Báo Thanh Niên đặc biệt quan tâm câu hỏi người dân ‘ghi âm ghi hình lực lượng công an làm nhiệm vụ’ có được thừa nhận là một nội dung giám sát?
Câu chuyện người dân có được ghi âm, ghi hình khi thực hiện quyền giám sát lực lượng công an làm nhiệm vụ hay không một lần nữa làm bạn đọc Báo Thanh Niên… nổi sóng tranh luận.
Câu chuyện người dân có được ghi âm, ghi hình khi thực hiện quyền giám sát lực lượng công an làm nhiệm vụ hay không một lần nữa làm bạn đọc Báo Thanh Niên… nổi sóng tranh luận.Quyền giám sát của người dân được Bộ Công an nêu trong dự thảo Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi thể hiện sự cầu thị của ngành công an. Thông tư mới dự kiến sẽ thay thế cho Thông tư 54 của Bộ Công an ban hành từ năm 2009. Tuy nhiên, trong nội dung dự thảo, quyền, hình thức giám sát của người dân không có nhiều điểm mới và có ý kiến cho rằng còn quá chung chung. Vì vậy, bạn đọc (BĐ) Báo Thanh Niên đặc biệt quan tâm câu hỏi người dân “ghi âm ghi hình lực lượng công an làm nhiệm vụ” có được thừa nhận là một nội dung giám sát?
Ngại nỗi gì?
BĐ Võ Nam (Hà Nội) nói thẳng: “Nếu đã công khai và minh bạch thì sợ gì ghi âm, ghi hình”. BĐ Tùng Lâm (Hải Dương) cho rằng chỉ những ý định và hành động “khuất tất” mới sợ tai mắt người dân. Còn nếu người cán bộ công an tâm trong sáng, lòng thanh bạch, thì “càng được chứng kiến càng vui vì công việc chứ sao? Ngại nỗi gì?”.
Cùng quan điểm, BĐ Huỳnh Kim Phúc (TP.HCM) nhận xét: “Minh bạch thì sẽ không sợ ghi hình. Nếu làm tốt trong công việc thì việc ghi hình càng tốt thêm chứ có gì mà phải sợ”. Trên thực tế, từng có lãnh đạo Cục CSGT ban hành văn bản cấm người dân quay phim CSGT nhưng sau đó phải thu hồi lại văn bản này.
Tranh luận việc giám sát lực lượng công an làm nhiệm vụ, nhiều BĐ cũng nhắc nhau ghi âm, ghi hình CSGT làm nhiệm vụ cần lưu ý mấy anh “tiếp thị sữa” (những người được cho là đi theo lực lượng CSGT kiểm tra, xử phạt để làm “cò” xử lý vi phạm, hoặc canh, cản trở thậm chí hành hung người dân nếu thấy ghi hình CSGT…). “Bộ Công an nên chủ động phát động người dân tích cực tham gia việc ghi âm, ghi hình công an làm nhiệm vụ”, BĐ Tuấn Anh (Hà Nội) đề nghị.
Về băn khoăn các video clip có thể bị cắt ghép hình ảnh, âm thanh nhằm phục vụ những mục đích không trong sáng, vu khống lực lượng công an, BĐ Lê Quang Nhựt (TP.HCM) nêu: “Ai mà cắt ghép, vu khống thì khởi tố tội vu khống ngay. Các anh không sai thì sợ gì vu khống”.
Sao không đẩy mạnh phạt nguội?
Nhiều BĐ thông qua Báo Thanh Niên còn đóng góp cho nội dung dự thảo thông tư. Như BĐ Phạm Hồng Quang (TP.HCM) góp ý: “Trước tiên bảng tên hiện nay gồm cả ảnh và tên rất bé, khó nhìn khó đọc, chỉ cần in tên to may thẳng vào áo. Thứ nữa, khi làm việc phải đeo camera hành trình”.
Trong khi đó, một BĐ ở Bà Rịa-Vũng Tàu “hiến kế” bằng cách đặt ra hàng loạt câu hỏi: “Tại sao không loại bỏ biên bản xử phạt trực tiếp để chuyển sang phạt nguội như các nước tiên tiến? Tại sao lại phải chi nguồn lực lớn chỉ để vận hành hệ thống cũ, tốn kém công sức, quy phạm… để giám sát thực thi công vụ?”. Đồng tình, BĐ Trần Chiêu Hòa (TP.HCM) nói thẳng: “Thời đại 4.0 rồi mà còn cảnh vi phạm giao thông ở đâu về địa phương đó đóng phạt thì mắc cười quá”.
BĐ khác ở TP.HCM không quên nhắc đến đề án xây dựng đô thị thông minh, nơi mà UBND TP.HCM đang cố gắng kết nối hàng chục ngàn camera giám sát để tích hợp vào một trung tâm điều hành chung: “Cần thực hiện tất cả các biên bản xử lý vi phạm thông qua ghi hình từ trung tâm camera quan sát”.
Theo Thanh niên
Pháp luật
,
Tin trong nước
Câu chuyện người dân có được ghi âm, ghi hình khi thực hiện quyền giám sát lực lượng công an làm nhiệm vụ hay không một lần nữa làm bạn đọc Báo Thanh Niên… nổi sóng tranh luận.
Câu chuyện người dân có được ghi âm, ghi hình khi thực hiện quyền giám sát lực lượng công an làm nhiệm vụ hay không một lần nữa làm bạn đọc Báo Thanh Niên… nổi sóng tranh luận.Quyền giám sát của người dân được Bộ Công an nêu trong dự thảo Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi thể hiện sự cầu thị của ngành công an. Thông tư mới dự kiến sẽ thay thế cho Thông tư 54 của Bộ Công an ban hành từ năm 2009. Tuy nhiên, trong nội dung dự thảo, quyền, hình thức giám sát của người dân không có nhiều điểm mới và có ý kiến cho rằng còn quá chung chung. Vì vậy, bạn đọc (BĐ) Báo Thanh Niên đặc biệt quan tâm câu hỏi người dân “ghi âm ghi hình lực lượng công an làm nhiệm vụ” có được thừa nhận là một nội dung giám sát?
Ngại nỗi gì?
BĐ Võ Nam (Hà Nội) nói thẳng: “Nếu đã công khai và minh bạch thì sợ gì ghi âm, ghi hình”. BĐ Tùng Lâm (Hải Dương) cho rằng chỉ những ý định và hành động “khuất tất” mới sợ tai mắt người dân. Còn nếu người cán bộ công an tâm trong sáng, lòng thanh bạch, thì “càng được chứng kiến càng vui vì công việc chứ sao? Ngại nỗi gì?”.
Cùng quan điểm, BĐ Huỳnh Kim Phúc (TP.HCM) nhận xét: “Minh bạch thì sẽ không sợ ghi hình. Nếu làm tốt trong công việc thì việc ghi hình càng tốt thêm chứ có gì mà phải sợ”. Trên thực tế, từng có lãnh đạo Cục CSGT ban hành văn bản cấm người dân quay phim CSGT nhưng sau đó phải thu hồi lại văn bản này.
Tranh luận việc giám sát lực lượng công an làm nhiệm vụ, nhiều BĐ cũng nhắc nhau ghi âm, ghi hình CSGT làm nhiệm vụ cần lưu ý mấy anh “tiếp thị sữa” (những người được cho là đi theo lực lượng CSGT kiểm tra, xử phạt để làm “cò” xử lý vi phạm, hoặc canh, cản trở thậm chí hành hung người dân nếu thấy ghi hình CSGT…). “Bộ Công an nên chủ động phát động người dân tích cực tham gia việc ghi âm, ghi hình công an làm nhiệm vụ”, BĐ Tuấn Anh (Hà Nội) đề nghị.
Về băn khoăn các video clip có thể bị cắt ghép hình ảnh, âm thanh nhằm phục vụ những mục đích không trong sáng, vu khống lực lượng công an, BĐ Lê Quang Nhựt (TP.HCM) nêu: “Ai mà cắt ghép, vu khống thì khởi tố tội vu khống ngay. Các anh không sai thì sợ gì vu khống”.
Sao không đẩy mạnh phạt nguội?
Nhiều BĐ thông qua Báo Thanh Niên còn đóng góp cho nội dung dự thảo thông tư. Như BĐ Phạm Hồng Quang (TP.HCM) góp ý: “Trước tiên bảng tên hiện nay gồm cả ảnh và tên rất bé, khó nhìn khó đọc, chỉ cần in tên to may thẳng vào áo. Thứ nữa, khi làm việc phải đeo camera hành trình”.
Trong khi đó, một BĐ ở Bà Rịa-Vũng Tàu “hiến kế” bằng cách đặt ra hàng loạt câu hỏi: “Tại sao không loại bỏ biên bản xử phạt trực tiếp để chuyển sang phạt nguội như các nước tiên tiến? Tại sao lại phải chi nguồn lực lớn chỉ để vận hành hệ thống cũ, tốn kém công sức, quy phạm… để giám sát thực thi công vụ?”. Đồng tình, BĐ Trần Chiêu Hòa (TP.HCM) nói thẳng: “Thời đại 4.0 rồi mà còn cảnh vi phạm giao thông ở đâu về địa phương đó đóng phạt thì mắc cười quá”.
BĐ khác ở TP.HCM không quên nhắc đến đề án xây dựng đô thị thông minh, nơi mà UBND TP.HCM đang cố gắng kết nối hàng chục ngàn camera giám sát để tích hợp vào một trung tâm điều hành chung: “Cần thực hiện tất cả các biên bản xử lý vi phạm thông qua ghi hình từ trung tâm camera quan sát”.
Theo Thanh niên
No comments:
Post a Comment