“Không được cướp (đất) của dân”- lưu ý cái chữ “cướp” là của ông Lưu Bình Nhưỡng, đương kim ĐBQH.
Theo đó, trong phiên làm việc ngày 27/5, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng việc thu hồi đất hiện nay còn nhiều bất cập, xảy ra tình tr.ạng sai lệch về tư duy khi quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai. Từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay, tình hình đơn thư khiếu nại về đất đai có xu hướng giảm so với giai đoạn trước nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số đơn thư khiếu nại.
Trước tình trạng này, ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, việc thu hồi đất của người dân hiện còn khá nhiều bất c.ập. Có nhiều hộ dân có hàng nghìn m2, hàng trăm héc-ta. Dù đất chưa được cấp sổ đỏ nhưng người dân sử dụng những thửa đất từ rất lâu, họ làm ăn sinh sống trên đất đó, giữ đất đó và đổ mồ hôi xương máu trên đất đó.
Câu nguyên văn là như này: “Về nguyên tắc, Nhà nước không được quyền cướp của người dân. Trong luật đất đai có một vấn đề rất nhân văn đó là nếu đất đai được sử dụng ổn định, lâu dài không có tranh chấp trong các thời kỳ thì được xem xét để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy mà mấy chục năm sau lại đem ra quy hoạch rồi lấy không của người dân, tính ra 1m2 còn chưa đầy 1 bát phở, như thế là rất bất công”.
Ông Nhưỡng là tiến sĩ, từng dạy trường Luật – nói không sai đâu. Chỉ có điều 1m2 bằng bát phở, thật ra, cũng chẳng biết gọi là gì cho chính xác nữa.
Hãy để ý đến tỉ lệ 60-70% khiếu nại là về đất đai. Tỷ lệ này nó tồn tại bao nhiêu năm rồi. Tầng lớp “dân mất đất” cũng từ chính thức được định danh.
Hãy nhớ lại đi. Nào là Văn Giang, nào là Đồng Sênh, nào là Lộc Hưng, nào là Thủ Thiêm. Và cả Đoàn Văn Vươn với trận đánh “Đáng đưa vào SGK” nữa.
Một cái nghẽn trong Luật Đất đai gây bao đau khổ cho dân, chính là cơ chế thu hồi và đền bù mà câu chuyện 1m2 đất bằng bát phở nó biểu tượng đến kinh hoàng. Lý do là tại làm sao ư?
Không hề có người dân mất đất nào được nói một câu một chữ, được ló mặt trong “nhóm sửa đổi luật đất đai”. Cái thiếu của những dự thảo, không phải là thiếu các chuyên gia đâu mà chính là thiếu những người dân.
Bộ Tài nguyên môi trường vừa hé lộ tên tuổi chuyên gia, quan chức, những người quan trọng được tham vấn ý kiến về luật đất đai năm 2019. Tất cả những người trong danh sách này đều đồng thuận ngầm rằng sẽ tiếp tục coi đất đai như một loại hàng hoá.
Một loại hàng hóa nên mới có chuyện Xuân Trường được giao đất hàng nghìn hecta – là tài nguyên đất nước, là đất dòng họ bao đời của nhân dân từ nhiều năm nay mà không đóng một đồng thuế, một xu phí sử dụng đất nào. Vậy mà, người ta lại cướp trắng của dân – chủ sở hữu đất rồi vứt lại mỗi m2 chỉ bằng bát phở. Đau đớn lắm!
Trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013, điều 53 có ghi: “Điều 53. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. ”
Rõ ràng với đất đai, chuyện sở hữu không rõ ràng. Ví như việc bà vợ do ông chồng làm chủ nhưng do ông hàng xóm quản lý mỗi đêm. Do vậy, có sửa đổi luật đất đai hàng chục lần nữa thì cũng không thay đổi được triết lý coi đất đai như hàng hoá. Phải làm sao thay đổi điều này mới cơ bản ngăn chặn được việc dân mất đất như bài học Thủ Thiêm, Khu cô.ng nghệ cao Quận 9, Dương Nội…
Phan Anh Kinh tế , Pháp luật , Tin trong nước , Xã hội
No comments:
Post a Comment