Cập nhật tin tức nóng hổi

Số phận Tam Đảo trước bàn tay lông lá của Sun Group

Các đại gia bất động sản Việt Nam hiện tại ăn đất đai của đất nước mỗi người một kiểu riêng. Anh VINGROUP chuyên ăn đất vàng các đô thị. Anh FLC thì ăn các bãi biển đẹp từ Bắc vào Nam. Còn cái anh SUN GROUP thì chuyên ăn rừng và núi, những huyệt đạo tâm linh và giá trị kinh tế cao. Anh đã ăn Bà Nà, bán đảo Sơn Trà rồi đỉnh Phan si phăng và giờ đang ăn Tam Đảo.
Số phận Tam Đảo trước bàn tay lông lá của Sun Group
Chuyện SUN GROUP ăn Tam Đảo vừa nổi cồn dư luận mấy hôm nay. Đằng sau SUN GROUP là một thế lực cực khủng nên bỗng nhiên báo Phụ nữ TP HCM lên tiếng tố cáo thế lực kia, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tay cho SUN GROUP ăn trọn mấy trăm ha rừng nguyên sinh Tam Đảo 2 mà cách đây hàng chục năm Vĩnh Phúc cùng một công ty Mỹ đã một lần không ăn nổi thì không phải là chuyện bình thường.

Tản Viên và Tam Đảo là hai huyệt đạo phên dậu che chắn, giữ nguồn nước sinh sống cho sự tồn tại của Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ. Từ rất lâu đời dân gian đã quan niệm Tản Viên là núi Cha thì Tam Đảo là núi Mẹ của nơi này. Cho nên các triều đại phong kiến Việt Nam đã cấp nhiều sắc phong thượng đẳng thần cho Tản Viên và Tam Đảo. Khi làm Khu nghỉ dưỡng Tam Đảo 1 người Pháp cũng đã biết có Tam Đảo 2 nhưng họ nghe lời khuyên của các nhà khoa học giữ gìn Tam Đảo 2.
Số phận Tam Đảo trước bàn tay lông lá của Sun Group

Số phận Tam Đảo trước bàn tay lông lá của Sun Group
Cách đây nhiều năm mỗi lần lên Nhà sáng tác Tam Đảo tôi đã tìm kiếm tư liệu để viết một bài tùy bút có tên Tam Đảo mù sương. Nhưng cho tới giờ mới chỉ viết được một số đoạn. Cùng với các bài báo của Phụ nữ TP HCM tôi sẽ đưa tư liệu của tôi lên FB. Mọi người sẽ thấy việc ‘’ăn” Tam Đảo 2 là một việc cực kỳ ghê tởm của nhóm lợi ích SUN GROUP – Chính quyền Vĩnh Phúc – Quan chức Chính phủ.

Mọi người cần lên tiếng để cứu Tam Đảo núi Mẹ của chúng ta!

TAM ĐẢO XƯA

Đầu thế kỷ XX người Pháp phát hiện ra Tam Đảo có thể là nơi xây một khu nghỉ mát lý tưởng. Họ đã xây dựng Tam Đảo ròng rã trong khoảng 30 năm. Mãi đến năm 1943 công việc xây dựng mới hoàn tất. Rút kinh nghiệm xây Đà Lạt và Sapa Tam Đảo được thiết kế thi công khoa học hơn, đẹp hơn. Người Pháp tự hào gọi Tam Đảo là Hòn ngọc của Đông Dương.

Gần 200 biệt thự đều mang phong cách kiến trúc các miền của nước Pháp tùy theo chủ nhân của nó và được phân bố quanh các sườn núi đồi thấp không che mặt nhau đều hướng xuống thung lũng trung tâm nơi có công viên, vườn hoa, bể bơi, sân bóng...Trong số dinh thự có nhà của các quan chức Pháp như như toàn quyền Đông Dương Catroux, Decoux, Thống sứ Bắc Kỳ Delsal, Chánh sứ Vĩnh Yên Removille...

Không chỉ có những ông chủ người Pháp, sau này những gia đình giàu có người Việt cũng có biệt thự ở Tam Đảo. Khá nhiều người ở Tam Đảo hãy còn nhớ biệt thự nhà cụ Hồ Đắc Điềm (sau này là Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội). Đó là ngôi nhà nằm cao nhất Tam Đảo, có cái tên rất hay là Villa de Belle Vue, có nghĩa là ngôi biệt thự có tầm nhìn tuyệt đẹp.

Ngoài ra còn có biệt thự của ông Thẩm Hoàng Tín, dược sĩ học ở Pháp về, sau làm thị trưởng thành phố Hà Nội, nhà của anh em Trịnh Văn Bô, Trịnh Văn Bính, nhà Cự Chung, Cự Đạt là các nhà tư sản dệt giàu có thời đó. Nhà ông Võ Đức Diên, rồi nhà Hồng Khê làm thuốc với câu ca mà nhiều người còn nhớ : “Dây thép mà buộc ngang trời/thuốc Hồng Khê chữa người lửng lơ”.

Vật liệu xây dựng gồm đá khai thác tại chỗ, mái kết cấu gỗ và trần toóc xi. Nhà nhiều tầng có cầu thang gỗ, sàn dầm gỗ lát ván, hoặc sắt hình liên kết với gạch cuốn. Những viên ngói lợp được gửi theo tàu biển từ cảng Marseille vượt đại dương sang đây để xây nhà. Mỗi ngôi biệt thự mang một cái tên : villa cánh chim nhạn, villa con ve sầu, villa dưới cây thông...

Không chỉ có những villa sang trọng, đẹp đẽ người ta còn quy hoạch Tam Đảo với đầy đủ bồn hoa, ghế đá, sân chơi trẻ em… Cây cỏ nhiều loại đưa từ Pháp sang; vào hè, trăm hoa đua nở, trăm màu khoe sắc; có bể bơi dành cho người lớn, có cả bể bơi dành cho trẻ con; có sân quần vợt, có nhà bắn bia; xa và cao hơn về phía Đông bắc có sân bóng đá…

Số phận bi thảm của Tam Đảo kết thúc với chủ trương tiêu thổ đầu kháng chiến chống Pháp. Thực ra Tam Đảo chỉ có giá trị là nơi vui chơi nghỉ mát. Nó không có giá trị gì như là một căn cứ quân sự.

Điều đáng buồn cho người Pháp là họ chỉ được sử dụng Tam Đảo khoảng 2 năm, đã bỏ ra một khối tiền của công sức, một dung lượng văn hóa rất to lớn.

Từ cuối năm 1946 đầu 1947 hàng vạn dân công kéo về đây. Không có thuốc nổ người ta đục chân tường đá các biệt thự ra, đút củi giường tủ bàn ghế vào và châm lửa đốt. Khói lửa mù mịt bao trùm lên thung lũng hai ba tháng liền. Các ngôi nhà bị nung nóng, đá biến thành vôi và tự đổ sụp xuống. Đó là một khung cảnh hoành tráng nhất về sự bức tử một công trình văn hóa vĩ đại trong lịch sử điện ảnh thế giới. Không một đạo diễn tài ba nào có thể tạo nên.

Sau này cho đến nay là gần 70 năm những người thực thi việc bức tử Tam Đảo hầu như chưa làm gì để các dấu tích văn minh Pháp sống lại. Và trong thế hệ chúng ta rất ít người biết được câu chuyện này.

--Fb Thái Kế Toại
,

No comments:

Post a Comment