Từ việc bổ nhiệm hotgirl xứ Thanh đến hotgirl gội đầu vào vị trí trưởng phòng ở Tỉnh uỷ Đắk Lắk cho thấy sự bỡn cợt trong công tác cán bộ.
Trò đùa
Có lẽ, giữa lúc chính quyền và dư luận đang căng thẳng với quá nhiều mối lo về đối ngoại, dân sinh, chất lượng không khí, mưa bão, an toàn thực phẩm…thì một câu chuyện hài hước xuất hiện, giúp tràn ngập mạng xã hội là những ngôn ngữ gây cười, khiến cơ mặt ai cũng có thể giãn ra.
Đó là chuyện một chị cựu hot girl nào đó ở Đắk Lắk ngoi từ quán cắt tóc gội đầu lên tận chức trưởng phòng Tỉnh ủy. Phải dùng đúng từ “ngoi” mới chuẩn.
Đúng là chỉ có chuyện tiếu lâm, hay trò đùa quá trớn nào đó, mới nghĩ ra được câu chuyện dở khóc dở cười đến mức này, chứ tuyệt không ai có thể hình dung nó là chuyện thật.
Làm sao ở một đất nước với hệ thống luật pháp chặt chẽ, với những quy định không kẽ hở về việc chọn người tài cho các vị trí quan trọng, lại “lọt” được một người con gái xinh đẹp mới học hết cấp 2, mượn bằng tốt nghiệp cấp 3 của chị gái, hiên ngang bước từ quán gội đầu bên kia đường, sang thẳng Nhà khách Tỉnh ủy, rồi cứ thế vào leo lên tận ghế Trưởng phòng Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy.
Chẳng lẽ đúng như một chân dài nào đó từng phát biểu “Cái đẹp cũng là một tài năng”?. Cái đẹp mà cũng là một tài năng, đạp đổ mọi tài năng khác, thì đúng là chết dở.
Dư luận bức xúc đặt câu hỏi, trước bất cứ một đợt bổ nhiệm Trưởng, Phó phòng và chức vụ tương đương thuộc các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh đều là cả một quy trình thẩm định nhân sự hết sức chặt chẽ.
Những quy định này đều được công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật của tỉnh. Nói nôm na, nhân sự được giới thiệu và bổ nhiệm phải hội đủ các yếu tố về trình độ, năng lực, đạo đức….ở một khung tiêu chuẩn. Và một hot girl học hết cấp 2, thì chắc chắn sẽ không bao giờ vừa cái khung ấy, để ngồi ở những vị trí nói trên.
Vậy ai đã phù phép cái quy trình ấy như thế nào, mà để cô hot girl này vượt qua mọi loại “tường lửa” thẩm định, bắt đầu hành trình tiến thân từ năm 2005 đến tận năm 2016, rồi dừng chân ở chức trưởng phòng khi bị phanh phui?
Các đợt thẩm tra từ lý lịch nhân thân để nhận vào làm việc, đến lý lịch để kết nạp Đảng, trong suốt những năm 2005, 2007, 2009, 2013, 2016 – những dấu mốc quan trọng trên hoạn lộ của hot girl, có lẽ được những người làm tổ chức chỉ coi như trò đùa cợt với quy định của pháp luật, thẩm tra cho vui, cho có, cho đủ bộ lệ.
Còn nếu các ông các bà không đùa, làm nghiêm túc lắm rồi vẫn sai sót nghiêm trọng đến thế, thì trình độ của các ông bà còn không bằng một cô gái học hết cấp 2, lẽ ra các ông bà đang làm nông nghiệp ở đâu đó chứ không thể chễm chệ ở Tỉnh ủy được.
Còn nếu vẫn không phải vì 2 lý do trên, thì dư luận có quyền nghĩ ngay tới chuyện, sau lưng hot girl gội đầu, là một hay nhiều ông lớn nào đó, đủ sức coi Tỉnh ủy Đắk Lắk như một vương quốc của riêng ông, mà ông là vua con, coi trời bằng vung. Không có thế lực nào nâng đỡ, hot girl có mọc cánh thiên thần, cũng không thể bay nhanh được đến thế.
Xứ nào
Xứ Thanh có hot girl Trần Vũ Quỳnh Anh, xứ Đắk Lắk có hot girl Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo). Những cái tên đều mỹ miều, những dung nhan đều xinh đẹp, nhưng điểm chung là đều đi đường tắt để đến những chiếc ghế quá to, mặc những chiếc áo quá rộng so với chính bản thân mình.
Chỉ mất 6 năm để từ một nhân viên hợp đồng leo lên tới chức trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản tại sở Xây dựng Thanh Hóa, Trần Vũ Quỳnh Anh được miêu tả là “có mối quan hệ phức tạp” với một lãnh đạo địa phương.
Chỉ mất hơn 10 năm, để đi từ quán gội đầu lên Trưởng phòng Tỉnh ủy, sau lưng Trần Thị Ngọc Thảo là ai, vẫn đang được xác minh, kiểm tra. Hy vọng rằng, quy trình kiểm tra này, không giống kiểm tra lý lịch của hot girl Thảo, suốt mười mấy năm vẫn không biết chị mới học hết cấp 2, gia đình có 12 anh chị em chứ không phải 4…
Nhưng xứ Thanh hay xứ Đắk Lắk, các ông bà quyền chức cũng đã quá lộng hành, tự cho bản thân mình vượt qua chính những quy định – những vùng cấm, mà lẽ ra các ông bà phải thuộc nằm lòng.
Mới đây nhất, những quy định ấy, được Bộ Chính trị nêu đầy đủ trong 6 hành vi chạy chức, chạy quyền và 8 hành vi bao che. Trong 6 hành vi được nêu ra, điều thứ 3, các ông bà cố tình phớt lờ, hay nghĩ rằng việc làm mình trời không ai biết đất không ai hay.
Bộ Chính trị đã nêu rất rõ, một trong những hành vi chạy chức, chạy quyền, đó là “Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, bổ nhiệm mình hoặc người khác, ‘cánh hẩu’ vào vị trí, chức vụ theo ý đồ cá nhân hoặc một nhóm người.”
Các ông bà thực sự đã quên mất, hệ thống pháp lý và những quy định chặt chẽ, được sinh ra, không phải để cho vui, hay để các ông bà coi như trò mua vui, dễ như cái việc đưa cái đẹp lên vị trí quyền lực làm vui mắt các ông bà như vậy được.
Theo VTC
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Trò đùa
Có lẽ, giữa lúc chính quyền và dư luận đang căng thẳng với quá nhiều mối lo về đối ngoại, dân sinh, chất lượng không khí, mưa bão, an toàn thực phẩm…thì một câu chuyện hài hước xuất hiện, giúp tràn ngập mạng xã hội là những ngôn ngữ gây cười, khiến cơ mặt ai cũng có thể giãn ra.
Đó là chuyện một chị cựu hot girl nào đó ở Đắk Lắk ngoi từ quán cắt tóc gội đầu lên tận chức trưởng phòng Tỉnh ủy. Phải dùng đúng từ “ngoi” mới chuẩn.
Đúng là chỉ có chuyện tiếu lâm, hay trò đùa quá trớn nào đó, mới nghĩ ra được câu chuyện dở khóc dở cười đến mức này, chứ tuyệt không ai có thể hình dung nó là chuyện thật.
Làm sao ở một đất nước với hệ thống luật pháp chặt chẽ, với những quy định không kẽ hở về việc chọn người tài cho các vị trí quan trọng, lại “lọt” được một người con gái xinh đẹp mới học hết cấp 2, mượn bằng tốt nghiệp cấp 3 của chị gái, hiên ngang bước từ quán gội đầu bên kia đường, sang thẳng Nhà khách Tỉnh ủy, rồi cứ thế vào leo lên tận ghế Trưởng phòng Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy.
Chẳng lẽ đúng như một chân dài nào đó từng phát biểu “Cái đẹp cũng là một tài năng”?. Cái đẹp mà cũng là một tài năng, đạp đổ mọi tài năng khác, thì đúng là chết dở.
Dư luận bức xúc đặt câu hỏi, trước bất cứ một đợt bổ nhiệm Trưởng, Phó phòng và chức vụ tương đương thuộc các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh đều là cả một quy trình thẩm định nhân sự hết sức chặt chẽ.
Những quy định này đều được công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật của tỉnh. Nói nôm na, nhân sự được giới thiệu và bổ nhiệm phải hội đủ các yếu tố về trình độ, năng lực, đạo đức….ở một khung tiêu chuẩn. Và một hot girl học hết cấp 2, thì chắc chắn sẽ không bao giờ vừa cái khung ấy, để ngồi ở những vị trí nói trên.
Vậy ai đã phù phép cái quy trình ấy như thế nào, mà để cô hot girl này vượt qua mọi loại “tường lửa” thẩm định, bắt đầu hành trình tiến thân từ năm 2005 đến tận năm 2016, rồi dừng chân ở chức trưởng phòng khi bị phanh phui?
Các đợt thẩm tra từ lý lịch nhân thân để nhận vào làm việc, đến lý lịch để kết nạp Đảng, trong suốt những năm 2005, 2007, 2009, 2013, 2016 – những dấu mốc quan trọng trên hoạn lộ của hot girl, có lẽ được những người làm tổ chức chỉ coi như trò đùa cợt với quy định của pháp luật, thẩm tra cho vui, cho có, cho đủ bộ lệ.
Còn nếu các ông các bà không đùa, làm nghiêm túc lắm rồi vẫn sai sót nghiêm trọng đến thế, thì trình độ của các ông bà còn không bằng một cô gái học hết cấp 2, lẽ ra các ông bà đang làm nông nghiệp ở đâu đó chứ không thể chễm chệ ở Tỉnh ủy được.
Còn nếu vẫn không phải vì 2 lý do trên, thì dư luận có quyền nghĩ ngay tới chuyện, sau lưng hot girl gội đầu, là một hay nhiều ông lớn nào đó, đủ sức coi Tỉnh ủy Đắk Lắk như một vương quốc của riêng ông, mà ông là vua con, coi trời bằng vung. Không có thế lực nào nâng đỡ, hot girl có mọc cánh thiên thần, cũng không thể bay nhanh được đến thế.
Xứ nào
Xứ Thanh có hot girl Trần Vũ Quỳnh Anh, xứ Đắk Lắk có hot girl Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo). Những cái tên đều mỹ miều, những dung nhan đều xinh đẹp, nhưng điểm chung là đều đi đường tắt để đến những chiếc ghế quá to, mặc những chiếc áo quá rộng so với chính bản thân mình.
Chỉ mất 6 năm để từ một nhân viên hợp đồng leo lên tới chức trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản tại sở Xây dựng Thanh Hóa, Trần Vũ Quỳnh Anh được miêu tả là “có mối quan hệ phức tạp” với một lãnh đạo địa phương.
Chỉ mất hơn 10 năm, để đi từ quán gội đầu lên Trưởng phòng Tỉnh ủy, sau lưng Trần Thị Ngọc Thảo là ai, vẫn đang được xác minh, kiểm tra. Hy vọng rằng, quy trình kiểm tra này, không giống kiểm tra lý lịch của hot girl Thảo, suốt mười mấy năm vẫn không biết chị mới học hết cấp 2, gia đình có 12 anh chị em chứ không phải 4…
Nhưng xứ Thanh hay xứ Đắk Lắk, các ông bà quyền chức cũng đã quá lộng hành, tự cho bản thân mình vượt qua chính những quy định – những vùng cấm, mà lẽ ra các ông bà phải thuộc nằm lòng.
Mới đây nhất, những quy định ấy, được Bộ Chính trị nêu đầy đủ trong 6 hành vi chạy chức, chạy quyền và 8 hành vi bao che. Trong 6 hành vi được nêu ra, điều thứ 3, các ông bà cố tình phớt lờ, hay nghĩ rằng việc làm mình trời không ai biết đất không ai hay.
Bộ Chính trị đã nêu rất rõ, một trong những hành vi chạy chức, chạy quyền, đó là “Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, bổ nhiệm mình hoặc người khác, ‘cánh hẩu’ vào vị trí, chức vụ theo ý đồ cá nhân hoặc một nhóm người.”
Các ông bà thực sự đã quên mất, hệ thống pháp lý và những quy định chặt chẽ, được sinh ra, không phải để cho vui, hay để các ông bà coi như trò mua vui, dễ như cái việc đưa cái đẹp lên vị trí quyền lực làm vui mắt các ông bà như vậy được.
Theo VTC
No comments:
Post a Comment