“Lợi ích nhóm” là con đường dẫn đến sự mất đoàn kết nội bộ, tạo ra bất công trong việc nhận xét một con người, trong việc định giá những giá trị của công việc.
Đối với mỗi cơ quan, đơn vị, văn hóa công vụ luôn gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống công vụ, phục vụ lợi ích nhà nước, Nhân dân và xã hội; xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại.
“Nếu thực hiện tốt văn hóa công vụ, sẽ là chuẩn mực của một nền hành chính công vụ và có ảnh hưởng tốt đến toàn xã hội. Vì vậy, văn hóa công vụ phải hướng tới xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức”- Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường nhấn mạnh tại buổi giao lưu “Văn hóa công sở – thực trạng và giải pháp” mới đây do báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức.
Lợi ích nhóm chính là sự ích kỷ, tham lam được đẩy đến đỉnh điểm
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cũng thừa nhận, thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức các biểu hiện lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử nơi công sở như chia bè, chia phái, rảnh rỗi ngồi chuyện gẫu, nói xấu lẫn nhau gây mất đoàn kết; hay một số người tranh thủ đến cơ quan dùng điện thoại “chùa”, rảnh rỗi tranh thủ đi chợ nhặt rau, xử lý công việc cá nhân, gia đình ở nơi công sở….
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cũng cho rằng, với những gì đang diễn ra trong nhiều công sở thì vẫn tồn tại biểu hiện “lợi ích nhóm”. Đây biểu hiện nguy hiểm nhất trong các vấn đề văn hóa công sở.
“Lợi ích nhóm” là cách gọi trong các văn bản báo chí, còn dân gian gọi có tính cảnh báo cao hơn là “phe nhóm”, bởi nó có khả năng phá vỡ văn hóa cộng đồng mà cụ thể ở đây là một tập thể. Điều này nghe có vẻ quá quen thuộc nhưng đó chính là khởi nguồn cho những vấn đề nghiêm trọng đối với một tập thể, một cộng đồng”- nhà văn Nguyễn Quang Thiều nói.
“Lợi ích nhóm” tạo ra bất công trong đánh giá cán bộ công chức (ảnh minh họa)
Theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều, lợi ích nhóm là con đường dẫn đến sự mất đoàn kết nội bộ, tạo ra những bất công trong việc nhận xét một con người, trong việc định giá những giá trị của công việc. Bất công này sẽ tiêu diệt sự sáng tạo của mọi cá nhân. Lợi ích nhóm chính là sự ích kỷ, tham lam được đẩy lên đến đỉnh điểm bởi nó được một nhóm người câu kết với nhau tạo thành một thứ quyền lực đen. Lợi ích nhóm là kẻ thù lớn nhất của dân chủ, bởi nó lấy số đông để áp đặt các cá nhân khác và bóp méo sự thật cho mục đích tư lợi của mình. Không có một cơ quan nào có thể phát triển khi cơ quan đó tồn tại lợi ích nhóm.
“Lợi ích nhóm luôn phá vỡ sự công bằng trong xác lập các giá trị của các cá nhân và dần dần đẩy các cá nhân tiến bộ, có trách nhiệm và lương tri vào con đường phản kháng và thù địch. Khi một cơ quan, một tổ chức luôn lấy sự công bằng và chia sẻ trách nhiệm cũng như quyền lợi, cơ quan đó, tổ chức đó sẽ lập lên những giá trị văn hóa trong cơ quan, tổ chức của mình”-nhà văn Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh.
Đưa tiêu chí văn hóa công sở vào phân loại cán bộ công chức
Ngày 14/6/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 733/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hoá công sở” giai đoạn 2019 – 2025 nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động; tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý thức, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức… Qua đó, tiếp tục xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam gương mẫu, tận tụy, chuẩn mực, chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, tận tình, thân thiện,… góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì Nhân dân phục vụ.
Ông Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Trong quy định của Luật Viên chức, Luật Công chức, việc xử lý các hành vi vi phạm của cán bộ công chức viên chức được quy định rất rõ, từ khiển trách, cảnh cáo đến hạ bậc lương, buộc thôi việc,… Tuy nhiên, việc thực thi thế nào cho chính xác, đảm bảo sự minh bạch, công bằng thì tại mỗi cơ quan, đơn vị phải có cơ chế cụ thể để khuyến khích được các hành vi đẹp trong ứng xử tại cơ quan công sở.
Theo bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ngoài những quy định chung còn có những quy định cụ thể phù hợp với đặc thù và tính chất công việc, cần đưa các tiêu chí thực hiện văn hóa công sở vào quy trình bổ nhiệm, nâng lương, bình bầu thi đua, song song với năng lực công tác – điều này tương đương như áp dụng đối với học sinh, tiêu chuẩn đạo đức và học lực đều là tiêu chí đánh giá, xếp loại.
“Có nên đưa tiêu chí văn hóa công sở vào đánh giá, phân loại cán bộ công chức cuối năm hay không. Bản thân tôi đã đồng tình với quan điểm này. Chúng ta cần đưa nó vào để thành một tiêu chí, căn cứ để đánh giá, phân loại và hình thành nên nhân cách ứng xử văn hóa. Đây cũng là điều chúng ta suy nghĩ, trăn trở” -bà Hương nói.
Ông Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho rằng, khi lấy tiêu chí văn hóa ứng xử để đánh giá, phân loại, để xem xét nâng lương hoặc chậm lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cũng là phù hợp với thực tế hiện nay. Nếu trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liền cùng với đánh giá không tốt trong thực hành văn hóa ứng xử thì có thể bị xử lý kỷ luật, chậm lương hoặc không được nâng lương. Việc áp dụng tiêu chí này sẽ góp phần thúc đẩy lan tỏa những hành động đẹp, những hành vi đẹp trong ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức. Do vậy quan điểm của tôi là ủng hộ việc đưa tiêu chí văn hóa ứng xử để đánh giá, phân loại về hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
H.A/VOV
Chính trị
,
Giáo dục
,
Tin trong nước
Đối với mỗi cơ quan, đơn vị, văn hóa công vụ luôn gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống công vụ, phục vụ lợi ích nhà nước, Nhân dân và xã hội; xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại.
“Nếu thực hiện tốt văn hóa công vụ, sẽ là chuẩn mực của một nền hành chính công vụ và có ảnh hưởng tốt đến toàn xã hội. Vì vậy, văn hóa công vụ phải hướng tới xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức”- Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường nhấn mạnh tại buổi giao lưu “Văn hóa công sở – thực trạng và giải pháp” mới đây do báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức.
Lợi ích nhóm chính là sự ích kỷ, tham lam được đẩy đến đỉnh điểm
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cũng thừa nhận, thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức các biểu hiện lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử nơi công sở như chia bè, chia phái, rảnh rỗi ngồi chuyện gẫu, nói xấu lẫn nhau gây mất đoàn kết; hay một số người tranh thủ đến cơ quan dùng điện thoại “chùa”, rảnh rỗi tranh thủ đi chợ nhặt rau, xử lý công việc cá nhân, gia đình ở nơi công sở….
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cũng cho rằng, với những gì đang diễn ra trong nhiều công sở thì vẫn tồn tại biểu hiện “lợi ích nhóm”. Đây biểu hiện nguy hiểm nhất trong các vấn đề văn hóa công sở.
“Lợi ích nhóm” là cách gọi trong các văn bản báo chí, còn dân gian gọi có tính cảnh báo cao hơn là “phe nhóm”, bởi nó có khả năng phá vỡ văn hóa cộng đồng mà cụ thể ở đây là một tập thể. Điều này nghe có vẻ quá quen thuộc nhưng đó chính là khởi nguồn cho những vấn đề nghiêm trọng đối với một tập thể, một cộng đồng”- nhà văn Nguyễn Quang Thiều nói.
“Lợi ích nhóm” tạo ra bất công trong đánh giá cán bộ công chức (ảnh minh họa)
Theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều, lợi ích nhóm là con đường dẫn đến sự mất đoàn kết nội bộ, tạo ra những bất công trong việc nhận xét một con người, trong việc định giá những giá trị của công việc. Bất công này sẽ tiêu diệt sự sáng tạo của mọi cá nhân. Lợi ích nhóm chính là sự ích kỷ, tham lam được đẩy lên đến đỉnh điểm bởi nó được một nhóm người câu kết với nhau tạo thành một thứ quyền lực đen. Lợi ích nhóm là kẻ thù lớn nhất của dân chủ, bởi nó lấy số đông để áp đặt các cá nhân khác và bóp méo sự thật cho mục đích tư lợi của mình. Không có một cơ quan nào có thể phát triển khi cơ quan đó tồn tại lợi ích nhóm.
“Lợi ích nhóm luôn phá vỡ sự công bằng trong xác lập các giá trị của các cá nhân và dần dần đẩy các cá nhân tiến bộ, có trách nhiệm và lương tri vào con đường phản kháng và thù địch. Khi một cơ quan, một tổ chức luôn lấy sự công bằng và chia sẻ trách nhiệm cũng như quyền lợi, cơ quan đó, tổ chức đó sẽ lập lên những giá trị văn hóa trong cơ quan, tổ chức của mình”-nhà văn Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh.
Đưa tiêu chí văn hóa công sở vào phân loại cán bộ công chức
Ngày 14/6/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 733/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hoá công sở” giai đoạn 2019 – 2025 nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động; tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý thức, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức… Qua đó, tiếp tục xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam gương mẫu, tận tụy, chuẩn mực, chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, tận tình, thân thiện,… góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì Nhân dân phục vụ.
Ông Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Trong quy định của Luật Viên chức, Luật Công chức, việc xử lý các hành vi vi phạm của cán bộ công chức viên chức được quy định rất rõ, từ khiển trách, cảnh cáo đến hạ bậc lương, buộc thôi việc,… Tuy nhiên, việc thực thi thế nào cho chính xác, đảm bảo sự minh bạch, công bằng thì tại mỗi cơ quan, đơn vị phải có cơ chế cụ thể để khuyến khích được các hành vi đẹp trong ứng xử tại cơ quan công sở.
Theo bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ngoài những quy định chung còn có những quy định cụ thể phù hợp với đặc thù và tính chất công việc, cần đưa các tiêu chí thực hiện văn hóa công sở vào quy trình bổ nhiệm, nâng lương, bình bầu thi đua, song song với năng lực công tác – điều này tương đương như áp dụng đối với học sinh, tiêu chuẩn đạo đức và học lực đều là tiêu chí đánh giá, xếp loại.
“Có nên đưa tiêu chí văn hóa công sở vào đánh giá, phân loại cán bộ công chức cuối năm hay không. Bản thân tôi đã đồng tình với quan điểm này. Chúng ta cần đưa nó vào để thành một tiêu chí, căn cứ để đánh giá, phân loại và hình thành nên nhân cách ứng xử văn hóa. Đây cũng là điều chúng ta suy nghĩ, trăn trở” -bà Hương nói.
Ông Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho rằng, khi lấy tiêu chí văn hóa ứng xử để đánh giá, phân loại, để xem xét nâng lương hoặc chậm lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cũng là phù hợp với thực tế hiện nay. Nếu trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liền cùng với đánh giá không tốt trong thực hành văn hóa ứng xử thì có thể bị xử lý kỷ luật, chậm lương hoặc không được nâng lương. Việc áp dụng tiêu chí này sẽ góp phần thúc đẩy lan tỏa những hành động đẹp, những hành vi đẹp trong ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức. Do vậy quan điểm của tôi là ủng hộ việc đưa tiêu chí văn hóa ứng xử để đánh giá, phân loại về hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
H.A/VOV
No comments:
Post a Comment