Chuyện tưởng chỉ có trong tiểu phẩm hài lại là thực tế tại Trung tâm sức khỏe lao động và môi trường Bình Dương, trực thuộc Sở Y tế tỉnh này.
Đáng lưu ý, không chỉ thường xuyên cử nhân viên tạp vụ tham gia đoàn y bác sĩ khám bệnh nghề nghiệp, sức khỏe định kỳ cho công nhân, trung tâm còn thuê “khống” bác sĩ để hợp thức hóa hồ sơ khám bệnh.
“Tôi là nhân viên tạp vụ”
Theo quy định, việc khám bệnh, sức khỏe phải được thực hiện bởi các y, bác sĩ có trình độ chuyên môn, được cấp chứng chỉ hành nghề; người ký kết luận trên hồ sơ, bệnh án phải là người có đủ trình độ, thâm niên công tác… Thế nhưng, theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, mặc dù bà N.T.K.N không có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề và không đủ điều kiện để tham gia hoạt động chuyên môn về khám bệnh nghề nghiệp, sức khỏe (gọi tắt là khám bệnh) nhưng thường xuyên được giám đốc Trung tâm sức khỏe lao động và môi trường Bình Dương (viết tắt Trung tâm SKLĐ-MT) cử tham gia đoàn y, bác sĩ đi “khám bệnh” định kỳ cho công nhân (CN) các công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Gần đây nhất, ngày 5.12.2019, bà N. được giám đốc trung tâm cử tham gia đoàn y bác sĩ của trung tâm đi khám bệnh tại một công ty nằm trong KCN VSIP 2 (P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương).
Bà N. khám bệnh cho công nhân lần gần đây và mặc áo tạp vụ ở trung tâm sáng 16.12
Nhiều CN phản ánh, trong quá trình khám bệnh, bà N. mặc blouse trắng, đo mạch, huyết áp cho CN sau đó ghi kết quả vào hồ sơ bệnh án. Nhiều lần, CN bắt gặp buổi sáng bà N. tham gia đoàn khám bệnh ở công ty xong, buổi chiều về lại trung tâm tiếp tục công việc tạp vụ, dọn dẹp vệ sinh nơi này.
Sáng 16.12, trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên liên quan đến vai trò, trách nhiệm của mình tại trung tâm, bà N.T.K.N thừa nhận: “Tôi là nhân viên tạp vụ”.
“Đắp chiếu” máy X-quang, thuê máy bên ngoài
Bên cạnh cử nhân viên tạp vụ tham gia khám bệnh, Trung tâm SKLĐ-MT Bình Dương còn hợp đồng thuê 3 bác sĩ ở ngoài, trả lương hằng tháng để hợp thức hóa hồ sơ đăng ký khám chữa bệnh, nhưng thực chất những bác sĩ được hợp đồng này không đến trung tâm làm việc; không tham gia các đoàn khám bệnh cho CN ngày nào dù vẫn hưởng lương của trung tâm hằng tháng.
Đáng nói, năm 2008, Trung tâm SKLĐ-MT Bình Dương được trang bị 1 máy chụp X-quang mới 100% trị giá hàng tỉ đồng. Tuy nhiên, nhiều năm nay, máy chụp X-quang của trung tâm bị “đắp chiếu” với lý do “hư hỏng, không hoạt động được”.
Trong khi đó, Trung tâm SKLĐ-MT Bình Dương lại hợp đồng thuê máy chụp X-quang của một phòng khám tư nhân ở TX.Thuận An (Bình Dương) để thực hiện việc khám bệnh cho CN tại công ty và khi có người đến khám sức khỏe tại trung tâm này.
Ngày 16.12, PV Thanh Niên đã tiếp xúc với ông Hồ Hoàng Vân, Giám đốc Trung tâm SKLĐ-MT Bình Dương, để làm rõ những vấn đề nêu trên. Ban đầu, ông Vân thừa nhận trung tâm được trang bị máy chụp X-quang và hiện tại không sử dụng. “Có máy X-quang, nhưng nhu cầu sử dụng máy X-quang là rất ít”, ông Vân nói. PV đề nghị ông Vân cho xem phòng và máy chụp X-quang thì ông nói: “Máy đã mang về đâu. Chưa mang về”. Khi PV khẳng định máy X-quang được trang bị từ năm 2008 và hỏi về việc đi thuê máy X-quang ở ngoài (có thể hiện trong kế hoạch phân công công tác) thì ông Vân không trả lời.
Phòng X-quang tại trung tâm khóa kín (ảnh chụp vào sáng 16.12)
Liên quan đến việc cử bà N. nhiều lần tham gia đoàn y bác sĩ thực hiện khám bệnh, PV đặt câu hỏi thì ông Vân liên tục ậm ừ rồi nói nhỏ: “Tôi không trả lời được”. Sau đó, ông Vân đề nghị PV “ra uống trà nói chuyện”. Khi PV từ chối và đề nghị làm việc tại bàn làm việc thì ông này gọi bảo vệ yêu cầu PV ra khỏi trung tâm!?
PV Thanh Niên cũng đã liên hệ với lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương để làm rõ thêm những vấn đề liên quan đến trung tâm SKLĐ-MT nhưng được hướng dẫn “qua gặp Văn phòng Sở”. PV tiếp tục liên hệ với lãnh đạo Văn phòng Sở Y tế Bình Dương thì bị từ chối trả lời!
Trung tâm SKLĐ-MT Bình Dương là cơ quan sự nghiệp (tuyến tỉnh) trực thuộc Sở Y tế Bình Dương, được giao nhiệm vụ thực hiện khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp; quản lý, đánh giá về vệ sinh môi trường lao động như: khí độc, bụi phóng xạ, tiếng ồn, độ rung… Ngoài ra, trung tâm còn thực hiện dịch vụ chuyên môn, như: khám, cấp giấy chứng nhận sức khỏe trong công tác tuyển sinh, tuyển dụng lao động cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các cá nhân có nhu cầu. Trung tâm thực hiện khám bệnh, sức khỏe định kỳ tại cơ quan, doanh nghiệp và tại trụ sở trung tâm (P.Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một).
Theo Thanh niên
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Y tế
Đáng lưu ý, không chỉ thường xuyên cử nhân viên tạp vụ tham gia đoàn y bác sĩ khám bệnh nghề nghiệp, sức khỏe định kỳ cho công nhân, trung tâm còn thuê “khống” bác sĩ để hợp thức hóa hồ sơ khám bệnh.
“Tôi là nhân viên tạp vụ”
Theo quy định, việc khám bệnh, sức khỏe phải được thực hiện bởi các y, bác sĩ có trình độ chuyên môn, được cấp chứng chỉ hành nghề; người ký kết luận trên hồ sơ, bệnh án phải là người có đủ trình độ, thâm niên công tác… Thế nhưng, theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, mặc dù bà N.T.K.N không có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề và không đủ điều kiện để tham gia hoạt động chuyên môn về khám bệnh nghề nghiệp, sức khỏe (gọi tắt là khám bệnh) nhưng thường xuyên được giám đốc Trung tâm sức khỏe lao động và môi trường Bình Dương (viết tắt Trung tâm SKLĐ-MT) cử tham gia đoàn y, bác sĩ đi “khám bệnh” định kỳ cho công nhân (CN) các công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Gần đây nhất, ngày 5.12.2019, bà N. được giám đốc trung tâm cử tham gia đoàn y bác sĩ của trung tâm đi khám bệnh tại một công ty nằm trong KCN VSIP 2 (P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương).
Bà N. khám bệnh cho công nhân lần gần đây và mặc áo tạp vụ ở trung tâm sáng 16.12
Nhiều CN phản ánh, trong quá trình khám bệnh, bà N. mặc blouse trắng, đo mạch, huyết áp cho CN sau đó ghi kết quả vào hồ sơ bệnh án. Nhiều lần, CN bắt gặp buổi sáng bà N. tham gia đoàn khám bệnh ở công ty xong, buổi chiều về lại trung tâm tiếp tục công việc tạp vụ, dọn dẹp vệ sinh nơi này.
Sáng 16.12, trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên liên quan đến vai trò, trách nhiệm của mình tại trung tâm, bà N.T.K.N thừa nhận: “Tôi là nhân viên tạp vụ”.
“Đắp chiếu” máy X-quang, thuê máy bên ngoài
Bên cạnh cử nhân viên tạp vụ tham gia khám bệnh, Trung tâm SKLĐ-MT Bình Dương còn hợp đồng thuê 3 bác sĩ ở ngoài, trả lương hằng tháng để hợp thức hóa hồ sơ đăng ký khám chữa bệnh, nhưng thực chất những bác sĩ được hợp đồng này không đến trung tâm làm việc; không tham gia các đoàn khám bệnh cho CN ngày nào dù vẫn hưởng lương của trung tâm hằng tháng.
Đáng nói, năm 2008, Trung tâm SKLĐ-MT Bình Dương được trang bị 1 máy chụp X-quang mới 100% trị giá hàng tỉ đồng. Tuy nhiên, nhiều năm nay, máy chụp X-quang của trung tâm bị “đắp chiếu” với lý do “hư hỏng, không hoạt động được”.
Trong khi đó, Trung tâm SKLĐ-MT Bình Dương lại hợp đồng thuê máy chụp X-quang của một phòng khám tư nhân ở TX.Thuận An (Bình Dương) để thực hiện việc khám bệnh cho CN tại công ty và khi có người đến khám sức khỏe tại trung tâm này.
Ngày 16.12, PV Thanh Niên đã tiếp xúc với ông Hồ Hoàng Vân, Giám đốc Trung tâm SKLĐ-MT Bình Dương, để làm rõ những vấn đề nêu trên. Ban đầu, ông Vân thừa nhận trung tâm được trang bị máy chụp X-quang và hiện tại không sử dụng. “Có máy X-quang, nhưng nhu cầu sử dụng máy X-quang là rất ít”, ông Vân nói. PV đề nghị ông Vân cho xem phòng và máy chụp X-quang thì ông nói: “Máy đã mang về đâu. Chưa mang về”. Khi PV khẳng định máy X-quang được trang bị từ năm 2008 và hỏi về việc đi thuê máy X-quang ở ngoài (có thể hiện trong kế hoạch phân công công tác) thì ông Vân không trả lời.
Phòng X-quang tại trung tâm khóa kín (ảnh chụp vào sáng 16.12)
Liên quan đến việc cử bà N. nhiều lần tham gia đoàn y bác sĩ thực hiện khám bệnh, PV đặt câu hỏi thì ông Vân liên tục ậm ừ rồi nói nhỏ: “Tôi không trả lời được”. Sau đó, ông Vân đề nghị PV “ra uống trà nói chuyện”. Khi PV từ chối và đề nghị làm việc tại bàn làm việc thì ông này gọi bảo vệ yêu cầu PV ra khỏi trung tâm!?
PV Thanh Niên cũng đã liên hệ với lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương để làm rõ thêm những vấn đề liên quan đến trung tâm SKLĐ-MT nhưng được hướng dẫn “qua gặp Văn phòng Sở”. PV tiếp tục liên hệ với lãnh đạo Văn phòng Sở Y tế Bình Dương thì bị từ chối trả lời!
Trung tâm SKLĐ-MT Bình Dương là cơ quan sự nghiệp (tuyến tỉnh) trực thuộc Sở Y tế Bình Dương, được giao nhiệm vụ thực hiện khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp; quản lý, đánh giá về vệ sinh môi trường lao động như: khí độc, bụi phóng xạ, tiếng ồn, độ rung… Ngoài ra, trung tâm còn thực hiện dịch vụ chuyên môn, như: khám, cấp giấy chứng nhận sức khỏe trong công tác tuyển sinh, tuyển dụng lao động cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các cá nhân có nhu cầu. Trung tâm thực hiện khám bệnh, sức khỏe định kỳ tại cơ quan, doanh nghiệp và tại trụ sở trung tâm (P.Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một).
Theo Thanh niên
No comments:
Post a Comment