Theo tìm hiểu của PV, ông Phạm Hữu Quốc – Giám đốc Bệnh viện Gò Vấp (TP.HCM) ngoài việc bị tố gom khẩu trang để bán giá cao, thì trong quá khứ ông này còn nhiều lần bị tố “bảo kê” cho các phòng khám Trung Quốc. Thời điểm bị tố cáo, ông Quốc đang làm việc tại Thanh tra Sở Y tế.
Như Dân Việt đã thông tin, liên quan đến vụ việc Giám đốc Bệnh viện quận Gò Vấp bị tố gom khẩu trang bán giá cao, UBND quận Gò Vấp đã có thông tin chính thức. Theo đó, sau khi tiếp nhận thông tin, ngày 27/2, UBND quận Gò Vấp đã chỉ đạo Thanh tra quận xác minh.
Bệnh viện Gò Vấp, nơi ông Quốc đang làm việc.
Kết quả ban đầu xác định, vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vì vậy, ngày 28/2, UBND quận đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác và chức vụ đối với bác sĩ Phạm Hữu Quốc, chuyển hồ sơ vụ việc qua cơ quan điều tra Công an quận Gò Vấp làm rõ.
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, đây không phải là lần đầu tiên ông Phạm Hữu Quốc bị tố cáo vì liên quan đến tiêu cực. Trong quá khứ, ông này từ bị tố vì “bảo kê” cho các phòng khám Trung Quốc trên địa bàn TP.HCM. Thời điểm tố cáo là năm 2012, khi đó ông Quốc đang làm việc tại Thanh tra Sở Y tế TP.HCM.
Cụ thể, năm 2012, nhiều cơ quan báo chí thông tin, ông Phạm Hữu Quốc, Thanh tra Sở Y tế TP. HCM bị tố “chống lưng” cho các phòng khám Trung Quốc bằng cách thông báo lịch thanh tra của Sở để những nơi này đối phó.
Thời điểm đó, Tiến sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh – Giám đốc Sở Y tế TP. HCM xác nhận, đã nhận được thư tố cáo ông Quốc. Ban giám đốc Sở Y tế đã yêu cầu bác sĩ Quốc tường trình về vụ việc, sau đó tiếp tục thanh tra làm rõ.
Năm 2009 bác sĩ này cũng đã bị tố cáo tương tự. Tổng cộng, ông Quốc bị 5 người viết thư tố cáo với nội dung gần giống nhau.
Khi đó, trả lời báo chí, ông Quốc khẳng định, việc tố cáo là hoàn toàn sai sự thật và cho rằng mình bị hại. Ông Quốc thừa nhận lần đầu ông bị đơn tố kết cấu với phòng khám Trung Quốc là cuối năm 2009.
Đến đầu năm 2010, khi thanh tra Sở Y tế chuẩn bị lập kế hoạch thanh tra Phòng khám Y học Cổ truyền thì ông lại bị đơn tố với nội dung tương tự. Việc này xảy ra tiếp tục vào đầu năm 2011. Mới nhất là 2 đơn sau khi ông đến thanh tra Phòng khám Y học Cổ truyền tại số 141 Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận hôm 18/2. Theo ông Quốc, nội dung đơn tố hoàn toàn vu khống.
Năm 2013, ông Phạm Hữu Quốc được cử làm Giám đốc Bệnh viện quận Gò Vấp và giữ vị trí này cho đến nay.
Quay lại vụ việc bị tố gom khẩu trang, vào tối 26/2, trên mạng xã hội lan truyền thông tin một giám đốc bệnh viện ở TP.HCM thu gom khẩu trang bán với giá cao và đưa đi nước ngoài. Kèm theo đoạn chia sẻ là hình ảnh tờ giấy nộp tiền và giấy ủy nhiệm chi của 2 ngân hàng.
Cả 2 giấy tờ này đều ghi tên người thụ hưởng tiền là “Pham Huu Quoc”, còn số tiền được nhận lên tới vài tỷ đồng. Từ thông tin trong bài đăng, nhiều người cho rằng, người bị tố gom khẩu trang là ông Phạm Hữu Quốc – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phạm Hữu Quốc cho rằng mình đang bị “chơi xấu”. Theo ông này, cách đây nhiều ngày, một người quen biết với ông từ trước đã nhờ ông mua giúp một lượng lớn khẩu trang để làm từ thiện. Tuy nhiên, vì quá bận nên ông đã từ chối. Nhưng sau đó, người nhờ lại năn nỉ nên ông đã giúp. Ông Quốc không trực tiếp làm mà giới thiệu cho một người khác ở bệnh viện làm.
Ông Quốc cũng nhấn mạnh, ông giúp vì nghĩ người ta mua làm từ thiện, chứ không phải vì ông buôn bán.
Minh Nhật/DV
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Y tế
Tin vui: Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới thử nghiệm thành công thuốc trị virus Corona chủng mới
Cục Quản lý Dược Liên bang của Mỹ đồng ý cho các bác sĩ thử nghiệm thuốc chống virus Covid-19 có tên là Remdesivir lên bệnh nhân và họ hồi phục.
Người đàn ông, 35 tuổi, đến thăm gia đình ở Vũ Hán. Sau khi về đến sân bay quốc tế Seattle-Tacoma vào ngày 15-1, 2 ngày trước khi các chuyến bay đến tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc bị cấm.
Khi về nhà, anh bị ho khan và sốt nhẹ. Khi đọc tin tức về dịch virus Corona chủng mới, anh nhanh chóng đến một phòng khám chăm sóc khẩn cấp. Khu y tế quận Snohomish gửi các mẫu bệnh phẩm đến Trung tâm Kiểm soáт & Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ở TP Atlanta để xét nghiệm. Kết quả anh bị dương tính với Covid-19.
Bác sĩ George Diaz, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm của bệnh viện khu Providence ở TP Everett, bang Washington, lãnh đạo nhóm nhân viên y tế tình nguyện trực tiếp điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 này. Đó là một đội ngũ luân phiên gồm 20 y tá, 3 bác sĩ và nhân viên từ mọi đơn vị của bệnh viện.
Khoảng 5 ngày sau đó, tình trạng của người đàn ông này bắt đầu xấu đi. Vào ngày thứ 6, anh ta phải thở oxy và kết quả chụp X-quang phổi cho thấy anh ta đang bị viêm phổi.
Trung tâm y tế khu vực Providence. Ảnh: Pinterest
Sau khi thảo luận với các bác sĩ tại CDC và bệnh nhân, bác sĩ Diaz được Cục Quản lý Dược Liên bang chấp thuận để điều trị cho anh bằng một loại thuốc thử nghiệm để chống virus có tên là Remdesivir của Công ty Dược phẩm Gilead.
Remdesivir đã thử nghiệm ở bệnh nhân mắc bệnh Ebola và được chứng minh là an toàn nhưng không hiệu quả đối với loại virus đó. Các nhà nghiên cứu có thông báo một số thành công khi sử dụng nó để điều trị cho những con khỉ mắc Mers-COV, một loại virus Corona khác.
Trung Quốc cũng đã bắt đầu đăng ký bệnh nhân Covid-19 tham gia thử nghiệm lâm sàng về thuốc kháng vιʀus của Công ty Dược phẩm Gilead.
“Bệnh nhân hết sau khi điều trị bằng vắc-xin này và anh ta bắt đầu cảm thấy khỏe hơn. Vẫn còn quá sớm để biết cách điều trị sẽ tốt như thế nào ở những người khác, nhưng kết quả rất hứa hẹn” – bác sĩ Diaz nói.
Đây chỉ là một trường hợp duy nhất và là người đầu tiên trên thế giới sử dụng thuốc điều trị virus Corona chủng mới. Tuy nhiên, dường như nó có tác dụng.
Mới đây, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nâng mức cảnh báo lây nhiễm toàn cầu đối với dịch COVID-19 lên mức “rất cao” sau khi ghi nhận dịch bệnh tại gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Nguồn: afamily Tin quốc tế , Tin trong nước , Y tế
Người đàn ông, 35 tuổi, đến thăm gia đình ở Vũ Hán. Sau khi về đến sân bay quốc tế Seattle-Tacoma vào ngày 15-1, 2 ngày trước khi các chuyến bay đến tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc bị cấm.
Khi về nhà, anh bị ho khan và sốt nhẹ. Khi đọc tin tức về dịch virus Corona chủng mới, anh nhanh chóng đến một phòng khám chăm sóc khẩn cấp. Khu y tế quận Snohomish gửi các mẫu bệnh phẩm đến Trung tâm Kiểm soáт & Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ở TP Atlanta để xét nghiệm. Kết quả anh bị dương tính với Covid-19.
Bác sĩ George Diaz, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm của bệnh viện khu Providence ở TP Everett, bang Washington, lãnh đạo nhóm nhân viên y tế tình nguyện trực tiếp điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 này. Đó là một đội ngũ luân phiên gồm 20 y tá, 3 bác sĩ và nhân viên từ mọi đơn vị của bệnh viện.
Khoảng 5 ngày sau đó, tình trạng của người đàn ông này bắt đầu xấu đi. Vào ngày thứ 6, anh ta phải thở oxy và kết quả chụp X-quang phổi cho thấy anh ta đang bị viêm phổi.
Trung tâm y tế khu vực Providence. Ảnh: Pinterest
Sau khi thảo luận với các bác sĩ tại CDC và bệnh nhân, bác sĩ Diaz được Cục Quản lý Dược Liên bang chấp thuận để điều trị cho anh bằng một loại thuốc thử nghiệm để chống virus có tên là Remdesivir của Công ty Dược phẩm Gilead.
Remdesivir đã thử nghiệm ở bệnh nhân mắc bệnh Ebola và được chứng minh là an toàn nhưng không hiệu quả đối với loại virus đó. Các nhà nghiên cứu có thông báo một số thành công khi sử dụng nó để điều trị cho những con khỉ mắc Mers-COV, một loại virus Corona khác.
Trung Quốc cũng đã bắt đầu đăng ký bệnh nhân Covid-19 tham gia thử nghiệm lâm sàng về thuốc kháng vιʀus của Công ty Dược phẩm Gilead.
“Bệnh nhân hết sau khi điều trị bằng vắc-xin này và anh ta bắt đầu cảm thấy khỏe hơn. Vẫn còn quá sớm để biết cách điều trị sẽ tốt như thế nào ở những người khác, nhưng kết quả rất hứa hẹn” – bác sĩ Diaz nói.
Đây chỉ là một trường hợp duy nhất và là người đầu tiên trên thế giới sử dụng thuốc điều trị virus Corona chủng mới. Tuy nhiên, dường như nó có tác dụng.
Mới đây, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nâng mức cảnh báo lây nhiễm toàn cầu đối với dịch COVID-19 lên mức “rất cao” sau khi ghi nhận dịch bệnh tại gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Nguồn: afamily Tin quốc tế , Tin trong nước , Y tế
Thảm họa Hàn Quốc: Nếu không dập dịch nhanh, 40% dân số nước này sẽ nhiễm Corona chỉ trong vòng một tháng tới
Theo các chuyên gia y tế Hàn Quốc, nếu không thể dập được dịch, hơn 40% sẽ nhiễm virus Corona dẫn đến thảm họa chưa từng có trong lịch sử tại nước này.
Theo số liệu cập nhật tới 24:00 ngày 28/2/2020, trên toàn Hàn Quốc đã có tổng cộng 2.931 ca nhiễm, tức tăng hơn 500 ca so với số liệu cập nhật vào ngày trước đó 27/2.
Trong số 256 ca nhiễm mới được xác nhận vào đầu giờ sáng ngày 28/2, có 182 bệnh nhân ở thành phố Daegu. Sau đó là tỉnh Gyeongbuk 49 ca, thủ đô Seoul 6 ca, thành phố Daejeon, tỉnh Gyeonggi, tỉnh Chungnam mỗi nơi 4 ca. Thành phố Gwangju và Ulsan không phát sinh ca nhiễm mới.
315 ca nhiễm mới ghi nhận buổi chiều cùng ngày có 265 ca ở thành phố Daegu, 15 ca ở tỉnh Gyeongbuk , 2 ca ở thành phố Busan, 1 ca ở thành phố Daejeon, 3 ca ở thành phố Ulsan, 6 ca ở tỉnh Gyeonggi, 1 ca ở tỉnh Gangwon, 19 ca ở tỉnh Chungnam, và 3 ca ở tỉnh Gyeongnam.
Trong hai ngày liên tiếp, Hàn Quốc duy trì số ca nhiễm COVID-19 mới cao nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục. Số ca nhiễm mới tại Hàn Quốc ngày 28/2 là 571 ca, trong khi Trung Quốc chỉ có 327 ca nhiễm mới.
Cũng trong chiều ngày 28/2, Hàn Quốc xác nhận thêm ca không qua khỏi số 14 là một phụ nữ Hàn Quốc, 69 tuổi, đang cư trú tại thành phố Daegu. Điều đáng lo ngại ở đây, là ca số 13 và 14 đều không qua khỏi trong tình trạng tự cách ly tại nhà và chờ đợi do thành phố Daegu đang quá tải giư.ờng bệ.nh với vài trăm ca mới mỗi ngày.
Để khắc phục tình trạng này, thành phố Daegu đang xem xét thay đổi mô hình nhập viện. Các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ sẽ được yêu cầu tự cách ly và các bệnh nhân nặng hơn mới được chuyển đến bệnh viện cách ly và điều trị.
Tính đến ngày 27/2, Hàn Quốc đã có 1.077 phòng cách ly áp suất âm trên cả nước. Đây là điều cần thiết để bệnh nhân nghiêm trọng được điều trị nhằm ngăn ngừa lây nhiễm chéo từ phòng này sang phòng khác.
Ngoài ra, Thị trưởng thành phố Daegu, ông Kwon Young Jin, đã yêu cầu các chính quyền địa phương tiếp nhận một phần các bệnh nhân ở Daegu để giảm tải sức ép cho đội ngũ y tế của thành phố này.
Hiện tại, Daegu đã có hơn 1.500 ca nhiễm, tỉnh Gyeongbuk có 409 ca, tỉnh Gyeonggi 72 ca, Busan 65 ca, Seoul 62 ca, Gyeongnam 49 ca, Chungnam 35 ca, Daejeon 14 ca, Ulsan 14 ca, Gwangju 9 ca, Chungbuk 9 ca, Gangwon 7 ca, Jeonbuk 5 ca, Incheon 4 ca, Jeju 2 ca, Sejong 1 ca, Jeonnam 1 ca.
Số bệnh nhân đã được chữa khỏi hẳn và được dỡ bỏ cách ly mới chỉ là 27 người.
Nhận định về tình hình dịch bệnh, một số chuyên gia y tế tại nước này cho rằng, Hàn Quốc sẽ lên đỉnh dịch vào cuối tuần này và tuần đầu tháng 3/2020. Nếu không nhanh chóng kiểm soát thì 40% dân số Hàn Quốc có thể trở thành nạn nhân của COVID-19.
Một trong những thách thức lớn của chính phủ Hàn Quốc hiện nay là kiểm soát các tín đồ của giáo phái Sincheonji (Tân Thiên Địa). Danh sách ban đầu mà giáo chủ Lee Man Hee công khai với chính phủ chỉ khoảng hơn 200.000 người, nhưng theo điều tra thực tế thì có tới 310.732 tín đồ giáo phái này trên toàn quốc.
Trong ngày 28/2, có 194.781 người trong danh sách này đã được điều tra, 1.638 người trong đó có triệu chứng nghi ngờ và đã được cách ly tại nhà ngay lập tức.
Chính phủ Hàn Quốc vẫn đang tiến hành giám sát linh hoạt với cả những người không có triệu chứng, yêu cầu những tín đồ của Tân Thiên Địa làm các công việc rủi ro cao như tại cơ sở y tế, viện dưỡng lão, không đi làm mà nghỉ tại nhà.
Nguồn: thongtinhanquoc.com Tin quốc tế , Xã hội , Y tế
Theo số liệu cập nhật tới 24:00 ngày 28/2/2020, trên toàn Hàn Quốc đã có tổng cộng 2.931 ca nhiễm, tức tăng hơn 500 ca so với số liệu cập nhật vào ngày trước đó 27/2.
Trong số 256 ca nhiễm mới được xác nhận vào đầu giờ sáng ngày 28/2, có 182 bệnh nhân ở thành phố Daegu. Sau đó là tỉnh Gyeongbuk 49 ca, thủ đô Seoul 6 ca, thành phố Daejeon, tỉnh Gyeonggi, tỉnh Chungnam mỗi nơi 4 ca. Thành phố Gwangju và Ulsan không phát sinh ca nhiễm mới.
315 ca nhiễm mới ghi nhận buổi chiều cùng ngày có 265 ca ở thành phố Daegu, 15 ca ở tỉnh Gyeongbuk , 2 ca ở thành phố Busan, 1 ca ở thành phố Daejeon, 3 ca ở thành phố Ulsan, 6 ca ở tỉnh Gyeonggi, 1 ca ở tỉnh Gangwon, 19 ca ở tỉnh Chungnam, và 3 ca ở tỉnh Gyeongnam.
Trong hai ngày liên tiếp, Hàn Quốc duy trì số ca nhiễm COVID-19 mới cao nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục. Số ca nhiễm mới tại Hàn Quốc ngày 28/2 là 571 ca, trong khi Trung Quốc chỉ có 327 ca nhiễm mới.
Cũng trong chiều ngày 28/2, Hàn Quốc xác nhận thêm ca không qua khỏi số 14 là một phụ nữ Hàn Quốc, 69 tuổi, đang cư trú tại thành phố Daegu. Điều đáng lo ngại ở đây, là ca số 13 và 14 đều không qua khỏi trong tình trạng tự cách ly tại nhà và chờ đợi do thành phố Daegu đang quá tải giư.ờng bệ.nh với vài trăm ca mới mỗi ngày.
Để khắc phục tình trạng này, thành phố Daegu đang xem xét thay đổi mô hình nhập viện. Các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ sẽ được yêu cầu tự cách ly và các bệnh nhân nặng hơn mới được chuyển đến bệnh viện cách ly và điều trị.
Tính đến ngày 27/2, Hàn Quốc đã có 1.077 phòng cách ly áp suất âm trên cả nước. Đây là điều cần thiết để bệnh nhân nghiêm trọng được điều trị nhằm ngăn ngừa lây nhiễm chéo từ phòng này sang phòng khác.
Ngoài ra, Thị trưởng thành phố Daegu, ông Kwon Young Jin, đã yêu cầu các chính quyền địa phương tiếp nhận một phần các bệnh nhân ở Daegu để giảm tải sức ép cho đội ngũ y tế của thành phố này.
Hiện tại, Daegu đã có hơn 1.500 ca nhiễm, tỉnh Gyeongbuk có 409 ca, tỉnh Gyeonggi 72 ca, Busan 65 ca, Seoul 62 ca, Gyeongnam 49 ca, Chungnam 35 ca, Daejeon 14 ca, Ulsan 14 ca, Gwangju 9 ca, Chungbuk 9 ca, Gangwon 7 ca, Jeonbuk 5 ca, Incheon 4 ca, Jeju 2 ca, Sejong 1 ca, Jeonnam 1 ca.
Số bệnh nhân đã được chữa khỏi hẳn và được dỡ bỏ cách ly mới chỉ là 27 người.
Nhận định về tình hình dịch bệnh, một số chuyên gia y tế tại nước này cho rằng, Hàn Quốc sẽ lên đỉnh dịch vào cuối tuần này và tuần đầu tháng 3/2020. Nếu không nhanh chóng kiểm soát thì 40% dân số Hàn Quốc có thể trở thành nạn nhân của COVID-19.
Một trong những thách thức lớn của chính phủ Hàn Quốc hiện nay là kiểm soát các tín đồ của giáo phái Sincheonji (Tân Thiên Địa). Danh sách ban đầu mà giáo chủ Lee Man Hee công khai với chính phủ chỉ khoảng hơn 200.000 người, nhưng theo điều tra thực tế thì có tới 310.732 tín đồ giáo phái này trên toàn quốc.
Trong ngày 28/2, có 194.781 người trong danh sách này đã được điều tra, 1.638 người trong đó có triệu chứng nghi ngờ và đã được cách ly tại nhà ngay lập tức.
Chính phủ Hàn Quốc vẫn đang tiến hành giám sát linh hoạt với cả những người không có triệu chứng, yêu cầu những tín đồ của Tân Thiên Địa làm các công việc rủi ro cao như tại cơ sở y tế, viện dưỡng lão, không đi làm mà nghỉ tại nhà.
Nguồn: thongtinhanquoc.com Tin quốc tế , Xã hội , Y tế
Bắt tạm giam Chánh văn phòng thành ủy Hà Nội liên quan đến Nhật Cường
Chánh Văn phòng thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Tứ vừa bị bắt tạm giam vì liên quan đến buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, rửa tiền, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường.
Chánh Văn phòng thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Tứ
Ngày 28-12, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sáт đιều тʀᴀ Bộ Công an (C03) đang tiến hành đιều tra mở rộng vụ án buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, rửa tiền, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường; Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội và các đơn vị có liên quan. Vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.
Căn cứ kết quả đιều тʀᴀ và tài liệu chứng cứ thu thập được, C03 đã ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét và Lệnh bắt tạm giam hai bị can về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; gồm: Nguyễn Văn Tứ, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội, hiện là Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội; Phạm Thị Thu Hường, Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên, Cơ quan Cảnh sát đιều tra Bộ Công an đã thi hành đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Cơ quan Cảnh sát đιều tra Bộ Công an đang tiếp tục đιều tra triệt để vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước.
theo nhandan.com.vn Kinh tế , Pháp luật , Tin trong nước
Chánh Văn phòng thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Tứ
Ngày 28-12, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sáт đιều тʀᴀ Bộ Công an (C03) đang tiến hành đιều tra mở rộng vụ án buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, rửa tiền, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường; Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội và các đơn vị có liên quan. Vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.
Căn cứ kết quả đιều тʀᴀ và tài liệu chứng cứ thu thập được, C03 đã ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét và Lệnh bắt tạm giam hai bị can về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; gồm: Nguyễn Văn Tứ, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội, hiện là Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội; Phạm Thị Thu Hường, Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên, Cơ quan Cảnh sát đιều tra Bộ Công an đã thi hành đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Cơ quan Cảnh sát đιều tra Bộ Công an đang tiếp tục đιều tra triệt để vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước.
theo nhandan.com.vn Kinh tế , Pháp luật , Tin trong nước
Hải Phòng đề xuất chi 270 tỉ tặng cờ và ấm chén cho dân giúp gì được cho dân?
Những hộ dân được tặng quà bao gồm các hộ có đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng và cả các hộ không có hộ khẩu thường trú nhưng đang sinh sống trên địa bàn thành phố.
Cơ sở tặng quà, theo thành phố là do năm 2020 thành phố kỷ niệm 65 năm Ngày Hải Phòng giải phóng trong điều kiện thành phố đạt được những thành tựu quan trọng có tính đột phá trong sự nghiệp phát triển giai đoạn 2015 -2020, tiềm lực của thành phố được nâng lên một bậc. Vì vậy, việc tặng quà cho nhân dân thành phố là việc làm cần thiết, khả thi và có tác dụng tích cực đối với sự nghiệp phát triển của thành phố.
Đề xuất tặng quà cho nhân dân nhân dịp kỷ niệm 65 năm Hải Phòng giải phóng được nêu tại kỳ họp bất thường HĐND TP Hải Phòng khóa 15 nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra sáng nay (28/2).
Kỳ họp HĐND TP Hải Phòng sáng nay.
Quà tặng là hiện vật trị giá không quá 500.000 đồng/suất gồm 1 bộ ấm chén và 1 lá cờ Tổ quốc. Tổng kinh phí dự kiến 269 tỉ đồng.
Thời gian tặng quà bă’t đầu từ tháng 5/2020 và hoàn thành trong tháng 6/2020. Riêng cờ Tổ quốc tặng trước ngày 13/5/2020, ngày kỉ niệm 65 năm Giải phóng Hải Phòng.
Theo số liệu báo cáo đến ngày 20/2/2020, toàn TP Hải Phòng có 644.324 hộ dân.
Trước đó, thành phố cũng đã từng tặng quà cho nhân dân trong dịp kỷ niệm 30 năm Ngày giải phóng Hải Phòng.
Theo Dân Trí Chính trị , Kinh tế , Tin trong nước
Cơ sở tặng quà, theo thành phố là do năm 2020 thành phố kỷ niệm 65 năm Ngày Hải Phòng giải phóng trong điều kiện thành phố đạt được những thành tựu quan trọng có tính đột phá trong sự nghiệp phát triển giai đoạn 2015 -2020, tiềm lực của thành phố được nâng lên một bậc. Vì vậy, việc tặng quà cho nhân dân thành phố là việc làm cần thiết, khả thi và có tác dụng tích cực đối với sự nghiệp phát triển của thành phố.
Đề xuất tặng quà cho nhân dân nhân dịp kỷ niệm 65 năm Hải Phòng giải phóng được nêu tại kỳ họp bất thường HĐND TP Hải Phòng khóa 15 nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra sáng nay (28/2).
Kỳ họp HĐND TP Hải Phòng sáng nay.
Quà tặng là hiện vật trị giá không quá 500.000 đồng/suất gồm 1 bộ ấm chén và 1 lá cờ Tổ quốc. Tổng kinh phí dự kiến 269 tỉ đồng.
Thời gian tặng quà bă’t đầu từ tháng 5/2020 và hoàn thành trong tháng 6/2020. Riêng cờ Tổ quốc tặng trước ngày 13/5/2020, ngày kỉ niệm 65 năm Giải phóng Hải Phòng.
Theo số liệu báo cáo đến ngày 20/2/2020, toàn TP Hải Phòng có 644.324 hộ dân.
Trước đó, thành phố cũng đã từng tặng quà cho nhân dân trong dịp kỷ niệm 30 năm Ngày giải phóng Hải Phòng.
Theo Dân Trí Chính trị , Kinh tế , Tin trong nước
Về nước tránh dịch Virut corona Hàng trăm DHS, LĐ người Việt từ Hàn Quốc bị cách ly tại Nội Bài
Sân bay Nội Bài trải qua một ngày căng thẳng khi có 16 chuyến bay với hàng trăm công dân từ Hàn Quốc về. Quá nửa đêm, lực lượng y tế vẫn chưa thể chuyển hết người về khu cách ly.
Ngày 27/2, công tác đưa người nhập cảnh từ Hàn Quốc về nơi cách ly tiếp tục được lực lượng kiểm dịch tại sân bay Nội Bài thực hiện.
Có 16 chuyến bay từ Hàn Quốc cập cảng Nội Bài trong cả ngày. Hành khách chủ yếu về từ Incheon (Seoul) và Busan. Từ sáng đến chiều, lực lượng kiểm dịch túc trực tại sân bay đón hơn 1.000 người. Khu vực cách ly “dã chiến” tại nhà ga quá tải khi lượng khách dồn về đông.
Chị L.C., người đi trên chuyến bay VJ961 từ Incheon đến Nội Bài lúc 14h ngày 27/2, cho biết toàn bộ hành khách trên chuyến đã được đưa về nơi cách ly tập trung theo quy định.
Máy bay hạ cánh, chờ sẵn tại đây là các nhân viên y tế mặc trang phục bảo hộ toàn thân. Hành khách được yêu cầu nộp lại hộ chiếu, điền tờ khai y tế rồi đi về khu vực cách ly tại nhà ga Nội Bài.
Tại đây, L.C. cho biết đã phải chờ đợi hơn 8 giờ trước khi được làm thủ tục đưa về nơi cách ly. Việc chờ đợi lâu khiến nhiều hành khách là người già và trẻ nhỏ mệt mỏi.
“Dù mệt mỏi nhưng hầu hết hành khách vẫn tuân thủ quy định và bình tĩnh chờ đợi đến khi trường hợp của mình được giải quy.ết”, L.C. nhận xét và cho rằng cách ly là biện pháp cần thiết.
Tình hình có thể sẽ tệ hơn nếu như người từ Hàn Quốc về nhà gặp gỡ gia đình rồi mới được đưa đi cách ly. Khi đó không chỉ cá nhân họ mà cả người thân từng tiếp xúc cũng bị giám sát y tế.
Đến khoảng 20h30, các hành khách mới bắt đầu được đưa về một đơn vị quân đội ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) để cách ly 14 ngày.
Trao đổi với, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết lượ.ng người từ Hàn Quốc dồn về Nội Bài trong ngày 27/2 lên tới hơn 1.000 người. Những người này phải chờ đợi nhiều giờ do mất thời gian ở khâu chuẩn bị xe đưa đón, chuẩn bị nơi ngủ nghỉ tại các đơn vị quân đội.
Đến 3h sáng 28/2, lượng người về từ ngày hôm trước mới được giải tỏa hết khỏi sân bay Nội Bài.
“Dù đã có nhiều biện pháp vận động người Việt yên tâm lao động và cư trú ở Hàn Quốc, chính quyền bên đó có biện pháp phòng dịch đầy đủ, nhưng tâm lý lo lắng vẫn khiến lượ.ng người đổ về Việt Nam tăng đột biến”, vị này cho biết.
Đại diện Trung tâm Kiểm soá.t bệ.nh t.ật Hà Nội cũng cho biết trong hơn 1.000 hành khách nói trên có 38 người Hàn Quốc. Những người này nếu không đến từ 2 vùng dịch của Hàn Quốc được bố trí cho cách ly tại nhà.
Theo lịch bay của Cảng hàng không Nội Bài, 28/2 sẽ tiếp tục là một ngày căng thẳng với việc đón 16 chuyến bay từ Incheon và Busan. TP Hà Nội đang chạy đua với thời gian để chuẩn bị các địa điểm cách ly cho người về từ Hàn Quốc.
Với các chuyến bay từ Hàn Quốc, sau khi hạ cánh, hành khách người Việt sẽ được kiểm tra y tế và vận chuyển bằng ôtô về điểm cách ly tập trung. Việc cách ly tập trung 14 ngày đối với toàn bộ hành khách về từ Hàn Quốc được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 yêu cầu thực hiện b.ắ.t đầu từ 21h ngày 26/2.
Hiện, sân bay Nội Bài chỉ tiếp nhận các hành khách nhập cảnh từ Hàn Quốc nhưng không xuất phát từ 2 địa phương có dịch của nước này là Daegu và Bắc Gyeongsang. Các chuyến bay từ đó sẽ phải hạ cánh tại một trong ba sân bay là Vân Đồn (Quảng Ninh), Phù Cát (Bình Định) và Cần Thơ. Đây cũng là 3 cảng hàng không từng được chỉ định đón khách từ Trung Quốc về nước.
Theo tapchitinviet Tin trong nước , Y tế
Ngày 27/2, công tác đưa người nhập cảnh từ Hàn Quốc về nơi cách ly tiếp tục được lực lượng kiểm dịch tại sân bay Nội Bài thực hiện.
Có 16 chuyến bay từ Hàn Quốc cập cảng Nội Bài trong cả ngày. Hành khách chủ yếu về từ Incheon (Seoul) và Busan. Từ sáng đến chiều, lực lượng kiểm dịch túc trực tại sân bay đón hơn 1.000 người. Khu vực cách ly “dã chiến” tại nhà ga quá tải khi lượng khách dồn về đông.
Chị L.C., người đi trên chuyến bay VJ961 từ Incheon đến Nội Bài lúc 14h ngày 27/2, cho biết toàn bộ hành khách trên chuyến đã được đưa về nơi cách ly tập trung theo quy định.
Máy bay hạ cánh, chờ sẵn tại đây là các nhân viên y tế mặc trang phục bảo hộ toàn thân. Hành khách được yêu cầu nộp lại hộ chiếu, điền tờ khai y tế rồi đi về khu vực cách ly tại nhà ga Nội Bài.
Tại đây, L.C. cho biết đã phải chờ đợi hơn 8 giờ trước khi được làm thủ tục đưa về nơi cách ly. Việc chờ đợi lâu khiến nhiều hành khách là người già và trẻ nhỏ mệt mỏi.
“Dù mệt mỏi nhưng hầu hết hành khách vẫn tuân thủ quy định và bình tĩnh chờ đợi đến khi trường hợp của mình được giải quy.ết”, L.C. nhận xét và cho rằng cách ly là biện pháp cần thiết.
Tình hình có thể sẽ tệ hơn nếu như người từ Hàn Quốc về nhà gặp gỡ gia đình rồi mới được đưa đi cách ly. Khi đó không chỉ cá nhân họ mà cả người thân từng tiếp xúc cũng bị giám sát y tế.
Đến khoảng 20h30, các hành khách mới bắt đầu được đưa về một đơn vị quân đội ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) để cách ly 14 ngày.
Trao đổi với, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết lượ.ng người từ Hàn Quốc dồn về Nội Bài trong ngày 27/2 lên tới hơn 1.000 người. Những người này phải chờ đợi nhiều giờ do mất thời gian ở khâu chuẩn bị xe đưa đón, chuẩn bị nơi ngủ nghỉ tại các đơn vị quân đội.
Đến 3h sáng 28/2, lượng người về từ ngày hôm trước mới được giải tỏa hết khỏi sân bay Nội Bài.
“Dù đã có nhiều biện pháp vận động người Việt yên tâm lao động và cư trú ở Hàn Quốc, chính quyền bên đó có biện pháp phòng dịch đầy đủ, nhưng tâm lý lo lắng vẫn khiến lượ.ng người đổ về Việt Nam tăng đột biến”, vị này cho biết.
Đại diện Trung tâm Kiểm soá.t bệ.nh t.ật Hà Nội cũng cho biết trong hơn 1.000 hành khách nói trên có 38 người Hàn Quốc. Những người này nếu không đến từ 2 vùng dịch của Hàn Quốc được bố trí cho cách ly tại nhà.
Theo lịch bay của Cảng hàng không Nội Bài, 28/2 sẽ tiếp tục là một ngày căng thẳng với việc đón 16 chuyến bay từ Incheon và Busan. TP Hà Nội đang chạy đua với thời gian để chuẩn bị các địa điểm cách ly cho người về từ Hàn Quốc.
Với các chuyến bay từ Hàn Quốc, sau khi hạ cánh, hành khách người Việt sẽ được kiểm tra y tế và vận chuyển bằng ôtô về điểm cách ly tập trung. Việc cách ly tập trung 14 ngày đối với toàn bộ hành khách về từ Hàn Quốc được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 yêu cầu thực hiện b.ắ.t đầu từ 21h ngày 26/2.
Hiện, sân bay Nội Bài chỉ tiếp nhận các hành khách nhập cảnh từ Hàn Quốc nhưng không xuất phát từ 2 địa phương có dịch của nước này là Daegu và Bắc Gyeongsang. Các chuyến bay từ đó sẽ phải hạ cánh tại một trong ba sân bay là Vân Đồn (Quảng Ninh), Phù Cát (Bình Định) và Cần Thơ. Đây cũng là 3 cảng hàng không từng được chỉ định đón khách từ Trung Quốc về nước.
Theo tapchitinviet Tin trong nước , Y tế
Thầy giáo Cà Mau bán khẩu trang trục lợi... 10 ngàn đồng
Ông Võ Lợi - Trưởng phòng GD&ĐT Đầm Dơi (Cà Mau) xác nhận có việc một giáo viên cấp 2 bán khẩu trang y tế cho học sinh không đúng giá.
Theo báo cáo của trường khi kiểm điểm thì thầy đã thu lời gần 10.000 đồng (Mười ngàn đồng tiền Việt Nam chứ không phải đô la Mỹ)!
Đó là thầy Nguyễn Văn Thanh - giáo viên dạy môn Tiếng Anh của Trường THCS Nguyễn Huân, Đầm Dơi.
Ngay khi phát hiện vụ việc, do có người tố cáo thầy bán khẩu trang với giá 3.000-4.000 đồng/cái, nhà trường rất “hăng hái” có cuộc họp xử lý vi phạm của ông Thanh.
Theo báo cáo của Trường THCS Nguyễn Huân, vào ngày 2.2.2020, thầy Thanh đưa con đi học ở thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) về, ghé dọc đường mua 2 hộp khẩu trang y tế (của người bán dạo bằng xe máy) với giá 130.000 đồng/hộp (50 cái). Sau đó, thầy Thanh đem về xã Nguyễn Huân (cách nơi mua khoảng 50km - PV) bán với giá 3.000 đồng/cái.
(Nếu chia 130.000/50 thì mỗi cái khẩu trang là 2.600 đồng. Nhưng học sinh đưa 3.000 đồng thì thầy cũng không đào đâu ra tiền để thối - trừ mấy đứa BOT Cai Lậy).
Như vậy, nếu bán hết một hộp 50 cái, thầy Thanh sẽ thu lãi… 20.000 đồng, tương đương một lít xăng!
Nhưng cũng theo báo cáo, trong 2 ngày 3 và 4.2, thầy chỉ bán lẻ được 20 cái; có lần con gái của thầy bán giá 4.000 đồng/cái do không có tiền lẻ để thối cho khách. Báo cáo của trường ghi rõ, thầy mới bán được 20 cái khẩu trang, tức chỉ lời chưa được 10.000 đồng - mua chưa được 3 gói mì tôm cho con.
Cùng lúc này, nhiều địa phương ở Cà Mau, Kiên Giang… có người tìm mua khẩu trang không có. Tại Cần Thơ, có người phải mua khẩu trang giá 5.000 đồng/cái, thậm chí có nơi bán giá 10.000 đồng/cái. Trong khi thầy giáo ở Cà Mau mua mắc nên bán mắc (nhưng giá vẫn chấp nhận được) - chỉ bán 3.000 đồng/cái, vẫn bị quy tội!
Và cuộc họp của trường, thống nhất: kiểm điểm thầy giáo này và đề nghị nghiêm túc rút kinh nghiệm, không được tái phạm.
Sau đó, thông tin về "sai phạm" của thầy Thanh được cung cấp cho báo chí. Tuy nhiên, phần lớn các phóng viên như tui đều thấy nhà trường và lãnh đạo làm chuyện ruồi bu.
Trần Hồ/Báo Sạch Giáo dục , Kinh tế , Pháp luật , Tin trong nước
Theo báo cáo của trường khi kiểm điểm thì thầy đã thu lời gần 10.000 đồng (Mười ngàn đồng tiền Việt Nam chứ không phải đô la Mỹ)!
Đó là thầy Nguyễn Văn Thanh - giáo viên dạy môn Tiếng Anh của Trường THCS Nguyễn Huân, Đầm Dơi.
Ngay khi phát hiện vụ việc, do có người tố cáo thầy bán khẩu trang với giá 3.000-4.000 đồng/cái, nhà trường rất “hăng hái” có cuộc họp xử lý vi phạm của ông Thanh.
Theo báo cáo của Trường THCS Nguyễn Huân, vào ngày 2.2.2020, thầy Thanh đưa con đi học ở thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) về, ghé dọc đường mua 2 hộp khẩu trang y tế (của người bán dạo bằng xe máy) với giá 130.000 đồng/hộp (50 cái). Sau đó, thầy Thanh đem về xã Nguyễn Huân (cách nơi mua khoảng 50km - PV) bán với giá 3.000 đồng/cái.
(Nếu chia 130.000/50 thì mỗi cái khẩu trang là 2.600 đồng. Nhưng học sinh đưa 3.000 đồng thì thầy cũng không đào đâu ra tiền để thối - trừ mấy đứa BOT Cai Lậy).
Như vậy, nếu bán hết một hộp 50 cái, thầy Thanh sẽ thu lãi… 20.000 đồng, tương đương một lít xăng!
Nhưng cũng theo báo cáo, trong 2 ngày 3 và 4.2, thầy chỉ bán lẻ được 20 cái; có lần con gái của thầy bán giá 4.000 đồng/cái do không có tiền lẻ để thối cho khách. Báo cáo của trường ghi rõ, thầy mới bán được 20 cái khẩu trang, tức chỉ lời chưa được 10.000 đồng - mua chưa được 3 gói mì tôm cho con.
Cùng lúc này, nhiều địa phương ở Cà Mau, Kiên Giang… có người tìm mua khẩu trang không có. Tại Cần Thơ, có người phải mua khẩu trang giá 5.000 đồng/cái, thậm chí có nơi bán giá 10.000 đồng/cái. Trong khi thầy giáo ở Cà Mau mua mắc nên bán mắc (nhưng giá vẫn chấp nhận được) - chỉ bán 3.000 đồng/cái, vẫn bị quy tội!
Và cuộc họp của trường, thống nhất: kiểm điểm thầy giáo này và đề nghị nghiêm túc rút kinh nghiệm, không được tái phạm.
Sau đó, thông tin về "sai phạm" của thầy Thanh được cung cấp cho báo chí. Tuy nhiên, phần lớn các phóng viên như tui đều thấy nhà trường và lãnh đạo làm chuyện ruồi bu.
Trần Hồ/Báo Sạch Giáo dục , Kinh tế , Pháp luật , Tin trong nước
Quan hệ tình dục có bị lây nhiễm COVID-19 không?
Cho đến nay đã có hơn 84.000 trường hợp nhiễm virus corona mới, trong đó gần 79.000 người ở Trung Quốc.
Bệnh dịch đã lan ra tới 30 quốc gia, và được tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, với khoảng 2.900 người đã tử vong.
Hỏi: Tôi là công dân Anh sống tại Ý, tôi cần cảnh giác điều gì? câu hỏi của Alex Darlbosco, Milan
Một số thị trấn tại các vùng Veneto và Lombardy ở miền bắc nước này đã được đặt trong tình trạng kiểm dịch, và lễ hội hóa trang Carnival vùng Venice đã bị cắt ngắn.
Khoảng 50.000 người sẽ không được phép ra vào các vùng bị ảnh hưởng trong thời gian hai tuần tới, nếu không có giấy phép đặc biệt.
Với những người sống tại Ý và nhiều ngàn người đi tới nước này, một số bước cần thực hiện để hạn chế nguy cơ nhiễm virus corona.
Virus lây lan thông qua tiếp xúc giữa người với người, qua nước bọt bắn ra khi ho.
Do vậy, điều quan trọng là phải rửa tay thường xuyên bằng nước tẩy có cồn hoặc nước ấm và xà phòng, và tránh đưa tay lên sờ mặt.
Thêm nữa, bạn cần tránh tiếp xúc với những người bị ho, hắt hơi hoặc bị sốt.
Bất kỳ ai nghĩ rằng mình có thể đã bị dính virus corona cần phải báo cho bác sĩ biết ngay qua điện thoại.
Hỏi: Virus corona có lây lan mạnh hơn không so với cúm? Merry Fitzpatrick, Sydney, Úc
Hiện vẫn có quá sớm để so sánh trực tiếp, nhưng chúng tôi biết rằng cả hai loại virus này đều có khả năng lây nhiễm cao.
Tính trung bình, những người nhiễm virus corona sẽ làm lây cho hai đến ba người khác, trong lúc những người bị cúm sẽ lây cho một người.
Tuy nhiên, những người bị cúm có xu hướng bị lây nhiễm cho người khác nhanh chóng hơn, cho nên cả hai loại virus đều lây lan nhanh chóng.
Hỏi: Virus này có thể bị các loài động vật hoang dã làm lây lan không? Robert Scammell, Fareham, Hampshire, Anh
Hầu như chắc chắn là đợt bùng phát virus corona này khởi phát ban đầu ở Trung cộng là có nguồn gốc từ động vật.
Các vụ đầu tiên được truy ra là từ chợ Hoa Nam có bán hải sản, thú vật, gia cầm cùng động vật hoang dã tươi sống như dơi và rắn.
Tuy nhiên, hiện có nghi vấn rằng chỉ một con vật khó có thể là vật chủ gây lây bệnh sang cho người.
Với những người sống ở Anh Quốc thì cơ hội bị lây virus từ động vật sang là cực kỳ thấp.
Chúng ta hiện đang trong giai đoạn khác của bệnh dịch, với các trường hợp lây nhiễm từ người sang người. Đây là mối đe dọa thực sự.
Hỏi: Virus corona có thể lây truyền qua những thứ như tay nắm cửa hay không, và nó có thể sống trên bề mặt đó được bao lâu? Jean Jimenez, Panama
Nếu người bị nhiễm bệnh dùng tay để che khi họ, rồi lại dùng tay chạm vào vật khác, thì họ có thể sẽ làm cho virus dính vào bề mặt mà họ chạm vào. Tay nắm cửa là bề mặt lý tưởng để lây lan theo hình thức này.
Hiện chưa rõ virus corona chủng mới này có thể sống bao lâu trên các bề mặt như thế. Các chuyên gia cho rằng nó tồn tại được vài giờ chứ không phải vài ngày, nhưng tốt nhất là hãy rửa tay thường xuyên để giúp giảm thiểu nguy cơ làm lây lan virus.
Hỏi: Khí hậu và nhiệt độ có ảnh hưởng tới việc truyền nhiễm virus corona không? Ariyana, Märkisch-Oderland, Đức
Chúng ta vẫn chưa hiểu rõ loại virus này. Hiện chưa rõ liệu nhiệt độ thay đổi theo mùa có ảnh hưởng tới mức độ lây lan của nó hay không.
Một số loại virus khác, như cúm, thì lây lan theo mùa với khả năng bị bệnh cao nhất trong các tháng lạnh.
Có một số nghiên cứu nói rằng hội chứng Mers - một loại virus khác cùng họ với virus corona - bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khí hậu, và trở nên phổ biến hơn trong các tháng ấm nóng.
Hỏi: Bạn có thể dính virus không nếu ăn đồ ăn do người đã nhiễm virus này chuẩn bị? Sean McIntyre, Brisbane, Úc
Một số người bị virus corona có khả năng sẽ làm lây sang người khác nếu thức ăn do họ chuẩn bị không được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Virus corona có thể lây lan qua nước bọt bắn dính trên tay. Rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào đồ ăn, trước khi ăn uống sẽ có tác dụng tích cực trong việc chặn lây lan.
Hỏi: Một khi đã từng nhiễm virus corona, ta có trở nên miễn dịch không? Denise Mitchell, Bicester, Oxfordshire, Anh
Khi khỏi bệnh, cơ thể ta sẽ vẫn còn một chút ký ức về cách chống lại bệnh dịch nếu như lại bị virus tấn công trở lại. Tuy nhiên, sự miễn dịch này không phải lúc nào cũng kéo dài vĩnh viễn hoặc hoàn toàn hiệu quả, và có thể suy giảm theo thời gian. Hiện chưa rõ khả năng miễn dịch được duy trì trong bao lâu sau khi nhiễm rồi khỏi bệnh.
Hỏi: Virus corona có lây lan qua đường tình dục không? David Cheong, Singapore
Chưa rõ liệu đây có phải là tuyến lây nhiễm mà chúng ta cần quan ngại hay không. Hiện nay, ho và hắt hơi được cho là nguồn lây lan chính.
Hỏi: Những người bị nhiễm virus corona có bình phục hoàn toàn không? Chris Stepney, Milton Keynes, Anh
Có. Nhiều người nhiễm virus corona sẽ chỉ bị các triệu chứng nhẹ, và hầu hết được trông đợi là sẽ bình phục hoàn toàn.
Tuy nhiên, nó gây nguy hiểm cao hơn đối với người cao tuổi và những người có tiền sử bệnh tật như tiểu đường, hoặc ung thư, hoặc có hệ thống miễn dịch yếu.
Một chuyên gia tại Ủy ban Y tế Quốc gia Trung cộng nói có thể mất một tuần để phục hồi đối với những người bị các triệu chứng virus corona nhẹ. Tin quốc tế , Tin trong nước , Y tế
Bệnh dịch đã lan ra tới 30 quốc gia, và được tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, với khoảng 2.900 người đã tử vong.
Hỏi: Tôi là công dân Anh sống tại Ý, tôi cần cảnh giác điều gì? câu hỏi của Alex Darlbosco, Milan
Một số thị trấn tại các vùng Veneto và Lombardy ở miền bắc nước này đã được đặt trong tình trạng kiểm dịch, và lễ hội hóa trang Carnival vùng Venice đã bị cắt ngắn.
Khoảng 50.000 người sẽ không được phép ra vào các vùng bị ảnh hưởng trong thời gian hai tuần tới, nếu không có giấy phép đặc biệt.
Với những người sống tại Ý và nhiều ngàn người đi tới nước này, một số bước cần thực hiện để hạn chế nguy cơ nhiễm virus corona.
Virus lây lan thông qua tiếp xúc giữa người với người, qua nước bọt bắn ra khi ho.
Do vậy, điều quan trọng là phải rửa tay thường xuyên bằng nước tẩy có cồn hoặc nước ấm và xà phòng, và tránh đưa tay lên sờ mặt.
Thêm nữa, bạn cần tránh tiếp xúc với những người bị ho, hắt hơi hoặc bị sốt.
Bất kỳ ai nghĩ rằng mình có thể đã bị dính virus corona cần phải báo cho bác sĩ biết ngay qua điện thoại.
Hỏi: Virus corona có lây lan mạnh hơn không so với cúm? Merry Fitzpatrick, Sydney, Úc
Hiện vẫn có quá sớm để so sánh trực tiếp, nhưng chúng tôi biết rằng cả hai loại virus này đều có khả năng lây nhiễm cao.
Tính trung bình, những người nhiễm virus corona sẽ làm lây cho hai đến ba người khác, trong lúc những người bị cúm sẽ lây cho một người.
Tuy nhiên, những người bị cúm có xu hướng bị lây nhiễm cho người khác nhanh chóng hơn, cho nên cả hai loại virus đều lây lan nhanh chóng.
Hỏi: Virus này có thể bị các loài động vật hoang dã làm lây lan không? Robert Scammell, Fareham, Hampshire, Anh
Hầu như chắc chắn là đợt bùng phát virus corona này khởi phát ban đầu ở Trung cộng là có nguồn gốc từ động vật.
Các vụ đầu tiên được truy ra là từ chợ Hoa Nam có bán hải sản, thú vật, gia cầm cùng động vật hoang dã tươi sống như dơi và rắn.
Tuy nhiên, hiện có nghi vấn rằng chỉ một con vật khó có thể là vật chủ gây lây bệnh sang cho người.
Với những người sống ở Anh Quốc thì cơ hội bị lây virus từ động vật sang là cực kỳ thấp.
Chúng ta hiện đang trong giai đoạn khác của bệnh dịch, với các trường hợp lây nhiễm từ người sang người. Đây là mối đe dọa thực sự.
Hỏi: Virus corona có thể lây truyền qua những thứ như tay nắm cửa hay không, và nó có thể sống trên bề mặt đó được bao lâu? Jean Jimenez, Panama
Nếu người bị nhiễm bệnh dùng tay để che khi họ, rồi lại dùng tay chạm vào vật khác, thì họ có thể sẽ làm cho virus dính vào bề mặt mà họ chạm vào. Tay nắm cửa là bề mặt lý tưởng để lây lan theo hình thức này.
Hiện chưa rõ virus corona chủng mới này có thể sống bao lâu trên các bề mặt như thế. Các chuyên gia cho rằng nó tồn tại được vài giờ chứ không phải vài ngày, nhưng tốt nhất là hãy rửa tay thường xuyên để giúp giảm thiểu nguy cơ làm lây lan virus.
Hỏi: Khí hậu và nhiệt độ có ảnh hưởng tới việc truyền nhiễm virus corona không? Ariyana, Märkisch-Oderland, Đức
Chúng ta vẫn chưa hiểu rõ loại virus này. Hiện chưa rõ liệu nhiệt độ thay đổi theo mùa có ảnh hưởng tới mức độ lây lan của nó hay không.
Một số loại virus khác, như cúm, thì lây lan theo mùa với khả năng bị bệnh cao nhất trong các tháng lạnh.
Có một số nghiên cứu nói rằng hội chứng Mers - một loại virus khác cùng họ với virus corona - bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khí hậu, và trở nên phổ biến hơn trong các tháng ấm nóng.
Hỏi: Bạn có thể dính virus không nếu ăn đồ ăn do người đã nhiễm virus này chuẩn bị? Sean McIntyre, Brisbane, Úc
Một số người bị virus corona có khả năng sẽ làm lây sang người khác nếu thức ăn do họ chuẩn bị không được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Virus corona có thể lây lan qua nước bọt bắn dính trên tay. Rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào đồ ăn, trước khi ăn uống sẽ có tác dụng tích cực trong việc chặn lây lan.
Hỏi: Một khi đã từng nhiễm virus corona, ta có trở nên miễn dịch không? Denise Mitchell, Bicester, Oxfordshire, Anh
Hỏi: Virus corona có lây lan qua đường tình dục không? David Cheong, Singapore
Chưa rõ liệu đây có phải là tuyến lây nhiễm mà chúng ta cần quan ngại hay không. Hiện nay, ho và hắt hơi được cho là nguồn lây lan chính.
Hỏi: Những người bị nhiễm virus corona có bình phục hoàn toàn không? Chris Stepney, Milton Keynes, Anh
Có. Nhiều người nhiễm virus corona sẽ chỉ bị các triệu chứng nhẹ, và hầu hết được trông đợi là sẽ bình phục hoàn toàn.
Tuy nhiên, nó gây nguy hiểm cao hơn đối với người cao tuổi và những người có tiền sử bệnh tật như tiểu đường, hoặc ung thư, hoặc có hệ thống miễn dịch yếu.
Một chuyên gia tại Ủy ban Y tế Quốc gia Trung cộng nói có thể mất một tuần để phục hồi đối với những người bị các triệu chứng virus corona nhẹ. Tin quốc tế , Tin trong nước , Y tế
Dịch COVID-19 ngày 29-2: Trung Quốc đại lục có 427 người nhiễm mới, số ca chết tăng
Tính đến hết ngày 28-2 toàn Trung Quốc đại lục có thêm 427 ca nhiễm mới, tăng thêm 100 ca so với 327 ca ngày trước đó.
Hãng tin Reuters dẫn số liệu của Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc đại lục là 79.251 ca.
Tổng số người chết tại Trung Quốc đại lục tới nay là 2.835 ca, tăng thêm 47 ca so với ngày trước đó.
Trong ngày 28-2, riêng tỉnh Hồ Bắc cũng đã ghi nhận 423 ca nhiễm mới, tăng so với 318 ca ngày 27-2. Số người chết tăng thêm trong ngày 28-2 là 45 ca (so với 37 ca của ngày trước đó).
Theo báo Guardian, tới nay virus đã lây lan tới 49 quốc gia. Riêng tại Ý có 820 ca nhiễm, 21 người chết, nhưng số người bình phục đã tăng.
Người dân đeo khẩu trang đi qua khu Chinatown ở San Francisco, California, Mỹ ngày 26-2-2020 – Ảnh: REUTERS
California phát hiện ca bệnh thứ 2 không rõ nguồn gốc
Một người dân 65 tuổi tại hạt Santa Clara, bang California vừa dương tính với virus corona bất kể chưa từng có tiền sử đi lại tới quốc gia nào có vùng dịch.
Theo báo Washington Post, hiện chưa có mối liên hệ nào giữa người bệnh mới này với tất cả những người bệnh đã được chẩn đoán mắc COVID-19 khác ở Mỹ.
Trước đó, ngày 26-2 giới chức y tế Mỹ đã thông báo về ca nhiễm virus corona chủng mới lây lan trong cộng đồng đầu tiên. Đó là một phụ nữ ở hạt Solano.
Bà Sara Cody, người phụ trách y tế cộng đồng tại hạt Santa Clara, gần San Francisco, cho biết người bệnh này gần đây không đi đâu và cũng không tiếp xúc với ai bị bệnh COVID-19.
Như vậy, với việc phát hiện người bệnh thứ 2 nhiễm corona không rõ nguồn gốc, có thể thấy virus đã lây lan ít nhất trong hai nhóm dân cư riêng biệt ở California.
Ý có 820 ca nhiễm, 21 người chết vì COVID-19
Theo báo Guardian, tổng số người chết vì COVID-19 tại Ý tính tới sáng nay 29-2 là 21 người, trong khi tổng ca nhiễm là 820.
Tuy nhiên tín hiệu đáng mừng là số người bình phục sau khi nhiễm bệnh cũng đang tăng.
Giới chức Ý cho biết tất cả những người đã chết đều là người lớn tuổi và cũng đã có sẵn các vấn đề bệnh tật khác.
Anh phát hiện ca bệnh COVID-19 thứ 20, xứ Wales có ca nhiễm đầu tiên
Hoãn hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN vì COVID-19
Theo hãng tin Reuters, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại thành phố Las Vegas (Mỹ) dự kiến diễn ra ngày 14- 3 sẽ bị hoãn vì dịch bệnh COVID-19.
Mỹ chỉ còn 1 bệnh nhân corona trong viện
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 28-2 cho biết trong số các ca nhiễm virus corona đã được xác định tại Mỹ, hiện chỉ còn một người vẫn đang điều trị trong viện.
Theo hãng tin Reuters, phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến với Thống đốc bang Florida, ông Ron DeSantis, ông Mike Pence nói những người nhiễm virus corona chủng mới đã được điều trị và tất cả đều đã ổn, chỉ còn một người vẫn trong viện.
Cũng theo ông Pence, tổng cộng Mỹ có 15 ca bệnh COVID-19 đã được xác định, 46 trường hợp khác thuộc số những người được sơ tán từ nước khác về đang được cách ly y tế.
Tuy nhiên thống kê của Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ là 47 trường hợp cách ly.
Phó tổng thống Mỹ cho biết trước khi phát hiện ca bệnh một phụ nữ nhiễm virus corona ở California tuần này, Mỹ đã không ghi nhận ca COVID-19 nào trong hai tuần.
Trong diễn biến mới nhất, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 28-2 nâng mức cảnh báo đi lại tới Ý vì dịch bệnh, khuyến cáo người Mỹ nên cân nhắc khi tới đây trong giai đoạn này.
Đức siết nhập cảnh ngăn virus corona
Ủy ban xử lý khủng hoảng của Đức ngày 28-2 đã kích hoạt các biện pháp an ninh y tế mới nhằm ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 lây lan.
Theo hãng tin Reuters, trong số các biện pháp đó có việc mở rộng các quy định hướng dẫn đi lại xuyên biên giới và hủy bỏ những sự kiện quốc tế lớn.
Họ cũng mở rộng các quy định đặt ra với du khách đi đường không và đường biển, yêu cầu mọi hành khách từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý và Iran phải thông báo tình hình sức khỏe của họ trước khi nhập cảnh.
Trước đây chỉ hành khách từ Trung Quốc mới bị yêu cầu việc này.
Trong diễn biến liên quan, hãng bay Lufthansa của Đức ngày 28-2 cũng thông báo giảm 25% số chuyến bay trong những tuần tới vì ảnh hưởng dịch bệnh.
Lebanon đóng cửa trường học từ 29-2 đến 8-3
Theo Reuters, ngày 28-2 (một ngày sau khi có ca nhiễm thứ 3), chính quyền Lebanon thông báo sẽ đóng cửa các trường học trên cả nước từ 29-2 đến 8-3 để phòng dịch COVID-19.
Cũng theo AFP, Lebanon cũng sẽ cấm nhập cảnh với những người nước ngoài không phải cư dân đến từ 4 nước bị ảnh hưởng dịch COVID-19 nặng nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran và Ý.
Họa Mi/CC Tin quốc tế , Tin trong nước , Y tế
Hãng tin Reuters dẫn số liệu của Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc đại lục là 79.251 ca.
Tổng số người chết tại Trung Quốc đại lục tới nay là 2.835 ca, tăng thêm 47 ca so với ngày trước đó.
Trong ngày 28-2, riêng tỉnh Hồ Bắc cũng đã ghi nhận 423 ca nhiễm mới, tăng so với 318 ca ngày 27-2. Số người chết tăng thêm trong ngày 28-2 là 45 ca (so với 37 ca của ngày trước đó).
Theo báo Guardian, tới nay virus đã lây lan tới 49 quốc gia. Riêng tại Ý có 820 ca nhiễm, 21 người chết, nhưng số người bình phục đã tăng.
Người dân đeo khẩu trang đi qua khu Chinatown ở San Francisco, California, Mỹ ngày 26-2-2020 – Ảnh: REUTERS
California phát hiện ca bệnh thứ 2 không rõ nguồn gốc
Một người dân 65 tuổi tại hạt Santa Clara, bang California vừa dương tính với virus corona bất kể chưa từng có tiền sử đi lại tới quốc gia nào có vùng dịch.
Theo báo Washington Post, hiện chưa có mối liên hệ nào giữa người bệnh mới này với tất cả những người bệnh đã được chẩn đoán mắc COVID-19 khác ở Mỹ.
Trước đó, ngày 26-2 giới chức y tế Mỹ đã thông báo về ca nhiễm virus corona chủng mới lây lan trong cộng đồng đầu tiên. Đó là một phụ nữ ở hạt Solano.
Bà Sara Cody, người phụ trách y tế cộng đồng tại hạt Santa Clara, gần San Francisco, cho biết người bệnh này gần đây không đi đâu và cũng không tiếp xúc với ai bị bệnh COVID-19.
Như vậy, với việc phát hiện người bệnh thứ 2 nhiễm corona không rõ nguồn gốc, có thể thấy virus đã lây lan ít nhất trong hai nhóm dân cư riêng biệt ở California.
Ý có 820 ca nhiễm, 21 người chết vì COVID-19
Theo báo Guardian, tổng số người chết vì COVID-19 tại Ý tính tới sáng nay 29-2 là 21 người, trong khi tổng ca nhiễm là 820.
Tuy nhiên tín hiệu đáng mừng là số người bình phục sau khi nhiễm bệnh cũng đang tăng.
Giới chức Ý cho biết tất cả những người đã chết đều là người lớn tuổi và cũng đã có sẵn các vấn đề bệnh tật khác.
Anh phát hiện ca bệnh COVID-19 thứ 20, xứ Wales có ca nhiễm đầu tiên
Hoãn hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN vì COVID-19
Theo hãng tin Reuters, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại thành phố Las Vegas (Mỹ) dự kiến diễn ra ngày 14- 3 sẽ bị hoãn vì dịch bệnh COVID-19.
Mỹ chỉ còn 1 bệnh nhân corona trong viện
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 28-2 cho biết trong số các ca nhiễm virus corona đã được xác định tại Mỹ, hiện chỉ còn một người vẫn đang điều trị trong viện.
Theo hãng tin Reuters, phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến với Thống đốc bang Florida, ông Ron DeSantis, ông Mike Pence nói những người nhiễm virus corona chủng mới đã được điều trị và tất cả đều đã ổn, chỉ còn một người vẫn trong viện.
Cũng theo ông Pence, tổng cộng Mỹ có 15 ca bệnh COVID-19 đã được xác định, 46 trường hợp khác thuộc số những người được sơ tán từ nước khác về đang được cách ly y tế.
Tuy nhiên thống kê của Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ là 47 trường hợp cách ly.
Phó tổng thống Mỹ cho biết trước khi phát hiện ca bệnh một phụ nữ nhiễm virus corona ở California tuần này, Mỹ đã không ghi nhận ca COVID-19 nào trong hai tuần.
Trong diễn biến mới nhất, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 28-2 nâng mức cảnh báo đi lại tới Ý vì dịch bệnh, khuyến cáo người Mỹ nên cân nhắc khi tới đây trong giai đoạn này.
Đức siết nhập cảnh ngăn virus corona
Ủy ban xử lý khủng hoảng của Đức ngày 28-2 đã kích hoạt các biện pháp an ninh y tế mới nhằm ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 lây lan.
Theo hãng tin Reuters, trong số các biện pháp đó có việc mở rộng các quy định hướng dẫn đi lại xuyên biên giới và hủy bỏ những sự kiện quốc tế lớn.
Họ cũng mở rộng các quy định đặt ra với du khách đi đường không và đường biển, yêu cầu mọi hành khách từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý và Iran phải thông báo tình hình sức khỏe của họ trước khi nhập cảnh.
Trước đây chỉ hành khách từ Trung Quốc mới bị yêu cầu việc này.
Trong diễn biến liên quan, hãng bay Lufthansa của Đức ngày 28-2 cũng thông báo giảm 25% số chuyến bay trong những tuần tới vì ảnh hưởng dịch bệnh.
Lebanon đóng cửa trường học từ 29-2 đến 8-3
Theo Reuters, ngày 28-2 (một ngày sau khi có ca nhiễm thứ 3), chính quyền Lebanon thông báo sẽ đóng cửa các trường học trên cả nước từ 29-2 đến 8-3 để phòng dịch COVID-19.
Cũng theo AFP, Lebanon cũng sẽ cấm nhập cảnh với những người nước ngoài không phải cư dân đến từ 4 nước bị ảnh hưởng dịch COVID-19 nặng nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran và Ý.
Họa Mi/CC Tin quốc tế , Tin trong nước , Y tế
Ai cũng biết rằng rau củ quả là những nguồn rất dồi dào chất chống ôxy hóa nhưng mới đây các nhà khoa học cho biết bỏng ngô mới là thực phẩm hàng đầu chứa chất này. Các nàng “eo bánh mỳ” vốn coi bỏng ngô là thực phẩm chính trong khẩu phần ăn kiêng vì nó chứa rất ít calo, ngoài ra bỏng ngô thậm chí còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn các loại rau và hoa quả. Chất chống ôxy hóa – thường được biết đến là polyphenols – rất cần đối với cơ thể vì giúp chống lại các phân tử có hại làm phá hủy các tế bào. Các nhà khoa học đã tính ra rằng một phần bỏng ngô có thể chứa đến 300mg chất chống ôxy hóa, trong khi ở phần hoa quả tương tự chỉ có 160mg. Họ cũng phát hiện ra ở lớp vỏ giòn của bỏng ngô còn chứa một lượng đáng kể chất xơ. Các nhà nghiên cứu đến từ trường đại học Scranton ở Pennsylvania (Mỹ) đã gọi bỏng ngô là “thực phẩm màu vàng óng có chứa những chất tuyệt vời”. Tuy vậy, họ cũng khuyên rằng mặc dù chứa hàm lượng chất chống ôxy hóa cao nhưng bỏng ngô lại không chứa các loại vitamin và chất dinh dưỡng như ở các loại rau và trái cây. (Theo Tiền phong//BBC)
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, Cơ quan Quản lý và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đã xác nhận với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc một trường hợp người Việt Nam tại thành phố Daegu, một trong hai tâm dịch COVID-19 ở Hàn Quốc, nhiễm virus SARS-CoV-2.
Theo Điều lệ Y tế quốc tế (IHR), KCDC đã gửi thông tin bệnh nhân này đến Bộ Y tế Việt Nam.
Ngày 28/2, trong cuộc điện đàm giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiến hành điện đàm với Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha; Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha đã nhấn mạnh sẽ hỗ trợ y tế miễn phí theo tiêu chuẩn của WHO đối với công dân Việt Nam tại Hàn Quốc.
Như tin đã đưa, sáng 29/2, Cơ quan Y tế Hàn Quốc thông báo có thêm 594 ca nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này, đưa tổng số trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại nước này lên 2.931 ca.
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Park Yang-woo ngày 28/2 đã phải khẩn thiết kêu gọi các tổ chức tôn giáo kiềm chế hoạt động tụ tập đông người trong thời gian tới, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Chính phủ Hàn Quốc nhận định thời điểm cuối tuần này và cuối tuần sau là bước ngoặt quan trọng trong công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh tại nước này.
Họa Mi (TTXVN) Tin trong nước , Y tế
Theo Điều lệ Y tế quốc tế (IHR), KCDC đã gửi thông tin bệnh nhân này đến Bộ Y tế Việt Nam.
Ngày 28/2, trong cuộc điện đàm giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiến hành điện đàm với Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha; Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha đã nhấn mạnh sẽ hỗ trợ y tế miễn phí theo tiêu chuẩn của WHO đối với công dân Việt Nam tại Hàn Quốc.
Như tin đã đưa, sáng 29/2, Cơ quan Y tế Hàn Quốc thông báo có thêm 594 ca nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này, đưa tổng số trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại nước này lên 2.931 ca.
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Park Yang-woo ngày 28/2 đã phải khẩn thiết kêu gọi các tổ chức tôn giáo kiềm chế hoạt động tụ tập đông người trong thời gian tới, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Chính phủ Hàn Quốc nhận định thời điểm cuối tuần này và cuối tuần sau là bước ngoặt quan trọng trong công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh tại nước này.
Họa Mi (TTXVN) Tin trong nước , Y tế
Quốc hội sẽ xem video clip về thực trạng trẻ em bị xâm hại
Ngày 28/2, đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” họp phiên thứ ba, cho ý kiến về kết quả giám sát. Dự kiến, báo cáo sẽ được trình chiếu trước Quốc hội bằng video clip.
Thông tin về kết quả giám sát, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy cho biết, tại Trung ương cũng như nhiều địa phương, việc theo dõi, thống kê số lượng trẻ em bị xâm hại chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện chưa đầy đủ; bên cạnh đó, với tính chất đặc thù của các vụ việc xâm hại trẻ em dẫn đến số vụ việc xâm hại trẻ em bị phát hiện, xử lý được nêu trong các báo cáo đều chưa phản ánh đúng, đủ tình hình xâm hại trẻ em trên thực tế.
Ngoài các vụ việc xâm hại trẻ em đã bị phát hiện, xử lý nêu trên còn một số lượng lớn trẻ em bị xâm hại bằng các hình thức khác nhưng chưa được Chính phủ thống kê vào số vụ xâm hại trẻ em đã bị phát hiện và xử lý trẻ bị sử dụng lao động trái pháp luật, bị bỏ rơi, bỏ mặc, tảo hôn… Các hành vi xâm hại trẻ em dưới mọi hình thức đều để lại những hậu quả nặng nề, nghiêm trọng, lâu dài với trẻ em cũng như gia đình trẻ em.
Đoàn giám sát cũng cho rằng, một số chế tài xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nhất là xâm hại trẻ em quy định tại các Nghị định chưa bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa chung, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung.
Việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tuy được quan tâm, ban hành văn bản hướng dẫn song chưa đáp ứng yêu cầu. Các ngành tố tụng chưa ban hành văn bản hướng dẫn sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình giải quyết vụ án xâm hại tình dục trẻ em.
Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Trưởng đoàn giám sát lưu ý, cần cân nhắc số liệu bảo đảm tính khách quan, chính xác. Dự kiến báo cáo sẽ được trình chiếu trước Quốc hội bằng video clip. Do vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị hoàn thiện video clip sát với báo cáo và phản ánh đúng thực trạng về tình hình trẻ em bị xâm hại trong thời gian qua cũng như những tồn tại, hạn chế trong việc ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật.
Tại phiên họp trước đó, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Trần Thị Quốc Khánh còn đề nghị “tiêm thuốc” các đối tượng xâm hại trẻ em.
“Ở các nước họ có những loại thuốc mà khi tiêm cho những kẻ ‘bệnh hoạn’ sẽ triệt tiêu ý nghĩ xâm hại phụ nữ và trẻ em. Tôi nghĩ chúng ta làm được, tôi đề nghị giao Bộ Y tế và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu. Chúng ta chỉ xử lý hai, ba ông là xã hội trật tự ngay”, bà Khánh nêu.
Luân Dũng/TPO Pháp luật , Tin trong nước , Xã hội
Thông tin về kết quả giám sát, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy cho biết, tại Trung ương cũng như nhiều địa phương, việc theo dõi, thống kê số lượng trẻ em bị xâm hại chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện chưa đầy đủ; bên cạnh đó, với tính chất đặc thù của các vụ việc xâm hại trẻ em dẫn đến số vụ việc xâm hại trẻ em bị phát hiện, xử lý được nêu trong các báo cáo đều chưa phản ánh đúng, đủ tình hình xâm hại trẻ em trên thực tế.
Ngoài các vụ việc xâm hại trẻ em đã bị phát hiện, xử lý nêu trên còn một số lượng lớn trẻ em bị xâm hại bằng các hình thức khác nhưng chưa được Chính phủ thống kê vào số vụ xâm hại trẻ em đã bị phát hiện và xử lý trẻ bị sử dụng lao động trái pháp luật, bị bỏ rơi, bỏ mặc, tảo hôn… Các hành vi xâm hại trẻ em dưới mọi hình thức đều để lại những hậu quả nặng nề, nghiêm trọng, lâu dài với trẻ em cũng như gia đình trẻ em.
Đoàn giám sát cũng cho rằng, một số chế tài xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nhất là xâm hại trẻ em quy định tại các Nghị định chưa bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa chung, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung.
Việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tuy được quan tâm, ban hành văn bản hướng dẫn song chưa đáp ứng yêu cầu. Các ngành tố tụng chưa ban hành văn bản hướng dẫn sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình giải quyết vụ án xâm hại tình dục trẻ em.
Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Trưởng đoàn giám sát lưu ý, cần cân nhắc số liệu bảo đảm tính khách quan, chính xác. Dự kiến báo cáo sẽ được trình chiếu trước Quốc hội bằng video clip. Do vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị hoàn thiện video clip sát với báo cáo và phản ánh đúng thực trạng về tình hình trẻ em bị xâm hại trong thời gian qua cũng như những tồn tại, hạn chế trong việc ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật.
Tại phiên họp trước đó, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Trần Thị Quốc Khánh còn đề nghị “tiêm thuốc” các đối tượng xâm hại trẻ em.
“Ở các nước họ có những loại thuốc mà khi tiêm cho những kẻ ‘bệnh hoạn’ sẽ triệt tiêu ý nghĩ xâm hại phụ nữ và trẻ em. Tôi nghĩ chúng ta làm được, tôi đề nghị giao Bộ Y tế và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu. Chúng ta chỉ xử lý hai, ba ông là xã hội trật tự ngay”, bà Khánh nêu.
Luân Dũng/TPO Pháp luật , Tin trong nước , Xã hội
“Quan huyện” Phú Thọ tham ô khoảng 40 tỷ tiền làm đường: Ai là đồng phạm?
Ngày 29/2, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, vừa ra kết luận, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Văn Hoà, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ về tội “Tham ô tài sản”.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn (SN 1975) – nguyên Phó phòng TN&MT huyện Thanh Thủy bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ; các bị can Phùng Duy Thuấn (SN 1976) – nguyên Thủ quỹ Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Thanh Thủy (HĐ GPMB) và Vũ Hồng Phương (SN 1986) – nguyên Kế toán HĐ GPMB bị xác định đã phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo kết luận, tháng 10/2015, tỉnh Phú Thọ phê duyệt dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp đường giao thông kết nối quốc lộ 32 và đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 70B tỉnh Phú Thọ đi Hoà Bình, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là hơn 200 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Hoà khi đó là Phó Chủ tịch huyện Thanh Thủy, được giao nhiệm vụ Trưởng ban quản lý dự án, Chủ tịch HĐ GPMB. Đến năm 2018, HĐ GPMB đã chi trả gần 90 tỷ đồng tiền bồi thường.
Điều tra xác định, ông Hòa không chỉ đạo nhân viên lập sổ sách kế toán theo dõi, chứng từ thu chi về số tiền 90 tỷ đồng này. Bị can còn giao nhiều cá nhân quản lý trái quy định rồi chỉ đạo nhân viên dưới quyền rút tiền cho mình sử dụng cá nhân, gây thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng.
Bị can Nguyễn Văn Hoà, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Tiền Phong.
Trao đổi với PV về vấn đề này, luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, với số tiền chiếm đoạt và gây thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng như vậy thì ông Hoà phải đối mặt với mức hình phạt là phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Cụ thể theo quy định tại khoản 4, Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
Để có căn cứ kết tội người đàn ông này về tội tham ô tài sản thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát phải có căn cứ để chứng minh là người này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý từ 2.000.000 đồng trở lên. Với số tiền tham ô trị giá từ 1.000.000.000 đồng trở lên thì hình phạt sẽ ở mức cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Có thể nói rằng, bộ luật hình sự qua các thời kỳ đều quy định tội tham ô là tội đứng đầu trong danh sách các tội phạm về tham nhũng và chức vụ. Đây là tội phạm điển hình trong nhóm tội phạm về tham nhũng nên mức hình phạt với tội danh này rất nghiêm khắc, có thể ở mức cao nhất là tử hình.
Tội tham ô tài sản không những gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước mà còn ảnh hưởng đến đường lối, chính của đảng, niềm tin của nhân dân đối với chính quyền. Tuy nhiên, tội danh này xử lý với người có chức vụ, quyền hạn nên việc phát hiện, đấu tranh, xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Cần phải có sự chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, cơ quan bảo vệ pháp luật thì mới có thể đấu tranh làm rõ và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định pháp luật.
Trung Vương/BKT Pháp luật , Tin trong nước , Xã hội
Ông Nguyễn Quốc Tuấn (SN 1975) – nguyên Phó phòng TN&MT huyện Thanh Thủy bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ; các bị can Phùng Duy Thuấn (SN 1976) – nguyên Thủ quỹ Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Thanh Thủy (HĐ GPMB) và Vũ Hồng Phương (SN 1986) – nguyên Kế toán HĐ GPMB bị xác định đã phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo kết luận, tháng 10/2015, tỉnh Phú Thọ phê duyệt dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp đường giao thông kết nối quốc lộ 32 và đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 70B tỉnh Phú Thọ đi Hoà Bình, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là hơn 200 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Hoà khi đó là Phó Chủ tịch huyện Thanh Thủy, được giao nhiệm vụ Trưởng ban quản lý dự án, Chủ tịch HĐ GPMB. Đến năm 2018, HĐ GPMB đã chi trả gần 90 tỷ đồng tiền bồi thường.
Điều tra xác định, ông Hòa không chỉ đạo nhân viên lập sổ sách kế toán theo dõi, chứng từ thu chi về số tiền 90 tỷ đồng này. Bị can còn giao nhiều cá nhân quản lý trái quy định rồi chỉ đạo nhân viên dưới quyền rút tiền cho mình sử dụng cá nhân, gây thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng.
Bị can Nguyễn Văn Hoà, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Tiền Phong.
Trao đổi với PV về vấn đề này, luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, với số tiền chiếm đoạt và gây thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng như vậy thì ông Hoà phải đối mặt với mức hình phạt là phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Cụ thể theo quy định tại khoản 4, Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
Để có căn cứ kết tội người đàn ông này về tội tham ô tài sản thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát phải có căn cứ để chứng minh là người này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý từ 2.000.000 đồng trở lên. Với số tiền tham ô trị giá từ 1.000.000.000 đồng trở lên thì hình phạt sẽ ở mức cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Có thể nói rằng, bộ luật hình sự qua các thời kỳ đều quy định tội tham ô là tội đứng đầu trong danh sách các tội phạm về tham nhũng và chức vụ. Đây là tội phạm điển hình trong nhóm tội phạm về tham nhũng nên mức hình phạt với tội danh này rất nghiêm khắc, có thể ở mức cao nhất là tử hình.
Tội tham ô tài sản không những gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước mà còn ảnh hưởng đến đường lối, chính của đảng, niềm tin của nhân dân đối với chính quyền. Tuy nhiên, tội danh này xử lý với người có chức vụ, quyền hạn nên việc phát hiện, đấu tranh, xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Cần phải có sự chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, cơ quan bảo vệ pháp luật thì mới có thể đấu tranh làm rõ và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định pháp luật.
Trung Vương/BKT Pháp luật , Tin trong nước , Xã hội
Virus corona (Covid-19) sống sót trong nhiệt độ bao nhiêu?
Có rất nhiều đồn đoán rằng, virus corona (Covid-19) có thể sống ở điều kiện nền nhiệt thấp (không quá 25 độ C) và độ ẩm không khí cao. Vì thế, để phòng tránh lây nhiễm virus Covid-19, nhiều người đã lựa chọn bật điều hòa ở nhiệt độ cao và dùng máy sưởi. Vậy thực hư vấn đề này ra sao, Covid-19 sống sót trong nhiệt độ bao nhiêu? Và đâu mới là cách phòng tránh Covid-19 an toàn, hiệu quả? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay trong nội dung bài viết này.
Covid-19 gây biến chứng viêm phổi cấp cho người mắc
Dù khả năng sinh tồn của virus này trong điều kiện nhiệt độ cao bị hạn chế. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ, chính thức nào chứng minh về khả năng tồn tại của Covid-19 ở môi trường ngoài cơ thể với nhiệt độ cao. Với nền nhiệt ở Việt Nam, cụ thể như ở Miền Nam (TP.HCM) thời gian gần đây, nhiệt độ thường trên khoảng 29 độ C khiến cho virus bị hạn chế sinh trưởng và lây lan, đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ dịch bùng phát mạnh hơn. Nhưng ngược lại, ở Miền Bắc nước ta với đặc điểm thời tiết lạnh và mưa nhiều, độ ẩm cao trong không khí là điều kiện thuận lợi cho Covid-19 bùng phát mạnh.
Covid-19 có thể phát triển mạnh trong môi trường lạnh và độ ẩm cao
Hơn nữa, Covid-19 có thể tồn tại đến 3 - 4 ngày trên bề mặt các vật liệu kim loại, gỗ, vải, giấy, da tay, 4 - 5 ngày trong nước bọt và dịch tiết hô hấp của bệnh nhân. Chúng có thể sống và tồn tại với hoạt lực cao ở nhiệt độ thấp 4 - 20 độ C trong 5 ngày, chỉ mất khả năng lây nhiễm ở môi trường ngoài sau 30 phút (ở 56 độ C). Tia cực tím (tia UV) và các hóa chất y tế có tác dụng khử trùng ở nồng độ thường thì có thể tiêu diệt được virus trong vòng 60 phút.
Vì thế, nếu tiếp xúc với nguồn bệnh thì tỷ lệ nhiễm Covid-19 rất lớn. Do đó, mọi người cần nâng cao ý thức phòng bệnh ngay từ sớm, nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Theo chuyên gia Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope, California, Mỹ, khả năng sống của virus Covid-19 sẽ bị giảm hơn 1000 lần ở nhiệt độ cao hơn 38 độ C và độ ẩm trên 95%. Ánh sáng mặt trời cũng là một nguồn năng lượng hữu hiệu khiến virus này trở nên bất hoạt. Tuy nhiên, Covid-19 thường tồn tại và lây truyền nhanh chóng từ vật chủ là cơ thể người. Bình thường, cơ thể chúng ta duy trì dao động nhiệt độ 36,5 - 37 độ C. Một người sốt cao cũng chỉ lên đến 39 - 40 độ C. Nếu ở nền nhiệt này, virus vẫn có thể sống sót. Virus chỉ có thể chết khi hệ miễn dịch cơ thể khỏe mạnh, đủ để nhận diện và tiêu diệt, loại bỏ tế bào chứa virus Covid-19 này ra khỏi cơ thể.
Do đó, việc bật điều hòa cao hơn 25 độ C và dùng máy sưởi là hoàn toàn sai lầm, chúng không có tác dụng triệt để trong việc tiêu diệt virus hay giúp bạn phòng chống Covid-19 hiệu quả. Mặt khác, việc bật điều hòa trên 25 độ C còn khiến không khí khô, thiếu độ ẩm, khiến bị khô da, niêm mạc, virus, vi khuẩn dễ xâm nhập. Bởi vậy, cách tốt nhất là nên áp dụng các phương pháp của Bộ Y tế khuyến cáo trong việc phòng ngừa virus Covid-19 như:
- Tránh đi lại, du lịch nếu đang có hiện tượng sốt, ho hoặc khó thở và cần tới viện kiểm tra ngay.
- Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
- Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
- Khi ho, hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau sử dụng khăn giấy, hãy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay.
- Chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín.
- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.
- Đeo khẩu trang khi đi tới chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Tất cả các biện pháp trên là cần thiết, giúp hạn chế khả năng lây nhiễm virus corona, bảo vệ cơ thể từ bên ngoài. Nhưng để phòng ngừa hiệu quả thì chúng ta cần kết hợp từ ngoài vào trong. Bởi vì việc bảo vệ cơ thể từ bên trong bằng cách TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG chính là yếu tố quyết định giúp chúng ta chống chọi với mọi loại bệnh tật, kể cả virus corona.
Theo y học cổ truyền thì “chính khí tồn nội, tà bất khả can”. Có nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể là “chính khí” có vai trò quan trọng giúp phòng ngừa các bệnh virus, vi khuẩn, trong đó có bệnh do virus corona, “chính khí” có khỏe thì “tà” không thể xâm nhập. Hệ miễn dịch giống như một “tấm khiên” vững chắc, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus và giúp chúng ta chống chọi với các loại bệnh tật.
Hệ thống miễn dịch của con người bao gồm các hạch và cơ quan chạy khắp cơ thể. Các tế bào miễn dịch đều được tạo ra từ tủy xương - nơi có cấu trúc xốp, chứa các tế bào gốc tạo ra chúng. Sau đó, các tế bào này đến những cơ quan miễn dịch như: Tuyến ức, lá lách và các hạch bạch huyết (Lymph node) để được tập huấn và trở thành các tế bào miễn dịch trưởng thành với đầy đủ khả năng chiến đấu, bảo vệ cơ thể, chống lại sự tấn công gây nguy hại cho cơ thể dù là tác nhân ở bên trong hay bên ngoài.
Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi Covid-19
Dựa vào chức năng, các tế bào miễn dịch được chia làm 2 nhóm chính. Nhóm 1 được gọi với tên khoa học là Innate Immunity (miễn dịch tự nhiên hay còn gọi là miễn dịch bẩm sinh – miễn dịch không đặc hiệu). Nhóm này bao gồm các tế bào ở hệ thống da, niêm mạc,… được kích hoạt và đáp ứng rất nhanh. Khi hệ miễn dịch không đặc hiệu khỏe mạnh, có thể chỉ trong vài giờ sau khi các vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể, chúng đã nhận diện và ngăn chặn được đối tượng. Tuy nhiên, hệ miễn dịch này không phân biệt được đó là virus, vi khuẩn, chỉ biết không phải “người quen” là sẽ ngăn chặn lại ngay.
Nhóm thứ 2 được gọi với tên khoa học là Adaptive Immunity (miễn dịch đáp ứng – miễn dịch đặc hiệu), nhóm này gồm các đại thực bào, Lympho-T, Lympho-B... Đặc thù của nhóm này là có thể nhận diện chính xác các đối thủ tấn công cơ thể, sau đó truyền tín hiệu cho nhóm 1. Tuy có phần chậm, nhưng hoạt động của nhóm này rất đặc hiệu và hiệu quả, chúng có thể phát hiện, nhận dạng, phân loại thủ phạm, sau đó tìm kiếm triệt để các tác nhân độc hại ẩn nấp ở tế bào và loại bỏ, tiêu diệt chúng khỏi cơ thể.
Như vậy, muốn phòng virus corona từ bên trong thì cách tốt nhất là tăng cường hệ miễn dịch bằng các biện pháp đơn giản như: Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, protein cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng và các sản phẩm tăng sức đề kháng hàng ngày. Từ đó, sẽ giúp phòng ngừa Covid-19 xâm nhập hoặc gây biến chứng nặng nề cho cơ thể. Hiện nay, trên thị trường khá nhiều các sản phẩm được quảng cáo là giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, sản phẩm nổi tiếng được rất nhiều người chọn lựa và cho kết quả tốt là cốm Subạc.
- Cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, vitamin C, kẽm gluconate, cao lá xoài, cao tạo giác thích,... giúp chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên (kháng sinh thực vật), tiêu diệt vi khuẩn, virus, chống lại các tổn thương da và niêm mạc,... tăng cường hệ miễn dịch không đặc hiệu, từ đó tăng sức đề kháng. Tạo “lá chắn thép” vững chắc, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, trong đó có Covid-19.
Cốm Subạc – giải pháp “vàng” giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống Covid-19
- Vitamin C, kẽm gluconate, L-Lysine, Kali iodid: Giúp tăng cường hoạt động của tế bào bạch cầu, lympho B, lympho T, đại thực bào,... tăng khả năng nhận diện và tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn xâm nhập, trong đó có Covid-19. Đồng thời, sản phẩm còn cung cấp các acid amin, vi chất cần thiết cho sự sản sinh của tế bào miễn dịch, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh, cụ thể trong trường hợp này đó là ngăn chặn sự tấn công của virus corona.
Tóm lại, ở nhiệt độ trên 25 độ C thì Covid-19 vẫn có thể sống sót và gây hại cho con người. Do đó, bạn không nên sử dụng điều hòa hay đèn sưởi mà thay vào đó là tìm giải pháp để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, nhằm ngăn chặn và loại bỏ virus hiệu quả. Để làm được điều này, bạn đừng quên sử dụng sản phẩm có chứa các thảo dược, vitamin, khoáng chất cần thiết nhằm nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể như cốm Subạc. Hãy lựa chọn uống cốm Subạc để yên tâm vượt qua đại dịch Covid-19, bạn nhé!
Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh
Nguồn Tổng hợp Chăm sóc sức khỏe , Tin trong nước , Y tế
Virus corona chủng mới 2019 (Covid-19) là gì?
Hiện nay, virus corona chủng mới 2019 là virus gây biến chứng viêm phổi cấp, chúng được ký hiệu là 2019-nCoV. Hay gần đây nhất, chúng còn được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng với chữ viết tắt Covid-19. Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO giải thích, Covid-19 là ký hiệu của: "Co" là viết tắt của "corona", "vi" của "virus", "d" là "dịch bệnh" (disease), “19” là viết tắt của năm 2019.Covid-19 gây biến chứng viêm phổi cấp cho người mắc
Covid-19 có thể sống sót ở nhiệt độ bao nhiêu?
Trên lý thuyết, Covid-19 có khả năng sống sót trong môi trường bên ngoài cơ thể tương đối bền vững, nhất là ở điều kiện nhiệt độ thấp, thời tiết mát và lạnh, ẩm - thích hợp nhất là dưới 25 độ C – giống đặc tính chung cho cả họ virus corona.Dù khả năng sinh tồn của virus này trong điều kiện nhiệt độ cao bị hạn chế. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ, chính thức nào chứng minh về khả năng tồn tại của Covid-19 ở môi trường ngoài cơ thể với nhiệt độ cao. Với nền nhiệt ở Việt Nam, cụ thể như ở Miền Nam (TP.HCM) thời gian gần đây, nhiệt độ thường trên khoảng 29 độ C khiến cho virus bị hạn chế sinh trưởng và lây lan, đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ dịch bùng phát mạnh hơn. Nhưng ngược lại, ở Miền Bắc nước ta với đặc điểm thời tiết lạnh và mưa nhiều, độ ẩm cao trong không khí là điều kiện thuận lợi cho Covid-19 bùng phát mạnh.
Covid-19 có thể phát triển mạnh trong môi trường lạnh và độ ẩm cao
Hơn nữa, Covid-19 có thể tồn tại đến 3 - 4 ngày trên bề mặt các vật liệu kim loại, gỗ, vải, giấy, da tay, 4 - 5 ngày trong nước bọt và dịch tiết hô hấp của bệnh nhân. Chúng có thể sống và tồn tại với hoạt lực cao ở nhiệt độ thấp 4 - 20 độ C trong 5 ngày, chỉ mất khả năng lây nhiễm ở môi trường ngoài sau 30 phút (ở 56 độ C). Tia cực tím (tia UV) và các hóa chất y tế có tác dụng khử trùng ở nồng độ thường thì có thể tiêu diệt được virus trong vòng 60 phút.
Vì thế, nếu tiếp xúc với nguồn bệnh thì tỷ lệ nhiễm Covid-19 rất lớn. Do đó, mọi người cần nâng cao ý thức phòng bệnh ngay từ sớm, nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Vậy tăng nhiệt độ điều hòa hay sử dụng đèn sưởi có tiêu diệt virus Covid-19 không?
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ ít nhiều cũng có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động của virus Covid-19, tuy nhiên, không phải cứ nhiệt độ càng cao thì virus này có thể chết hoàn toàn.Theo chuyên gia Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope, California, Mỹ, khả năng sống của virus Covid-19 sẽ bị giảm hơn 1000 lần ở nhiệt độ cao hơn 38 độ C và độ ẩm trên 95%. Ánh sáng mặt trời cũng là một nguồn năng lượng hữu hiệu khiến virus này trở nên bất hoạt. Tuy nhiên, Covid-19 thường tồn tại và lây truyền nhanh chóng từ vật chủ là cơ thể người. Bình thường, cơ thể chúng ta duy trì dao động nhiệt độ 36,5 - 37 độ C. Một người sốt cao cũng chỉ lên đến 39 - 40 độ C. Nếu ở nền nhiệt này, virus vẫn có thể sống sót. Virus chỉ có thể chết khi hệ miễn dịch cơ thể khỏe mạnh, đủ để nhận diện và tiêu diệt, loại bỏ tế bào chứa virus Covid-19 này ra khỏi cơ thể.
Do đó, việc bật điều hòa cao hơn 25 độ C và dùng máy sưởi là hoàn toàn sai lầm, chúng không có tác dụng triệt để trong việc tiêu diệt virus hay giúp bạn phòng chống Covid-19 hiệu quả. Mặt khác, việc bật điều hòa trên 25 độ C còn khiến không khí khô, thiếu độ ẩm, khiến bị khô da, niêm mạc, virus, vi khuẩn dễ xâm nhập. Bởi vậy, cách tốt nhất là nên áp dụng các phương pháp của Bộ Y tế khuyến cáo trong việc phòng ngừa virus Covid-19 như:
- Tránh đi lại, du lịch nếu đang có hiện tượng sốt, ho hoặc khó thở và cần tới viện kiểm tra ngay.
- Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
- Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
- Khi ho, hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau sử dụng khăn giấy, hãy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay.
- Chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín.
- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.
- Đeo khẩu trang khi đi tới chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Tất cả các biện pháp trên là cần thiết, giúp hạn chế khả năng lây nhiễm virus corona, bảo vệ cơ thể từ bên ngoài. Nhưng để phòng ngừa hiệu quả thì chúng ta cần kết hợp từ ngoài vào trong. Bởi vì việc bảo vệ cơ thể từ bên trong bằng cách TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG chính là yếu tố quyết định giúp chúng ta chống chọi với mọi loại bệnh tật, kể cả virus corona.
Tại sao tăng cường miễn dịch lại giúp phòng ngừa Covid-19?
Để ngăn chặn Covid-19 hiệu quả, chúng ta cần có một hệ miễn dịch chắc chắn nhất. Lúc này, cơ thể sẽ được bảo vệ an toàn bởi “hàng rào” hệ thống miễn dịch, khiến virus corona ít có cơ hội gây hại cho dù xâm nhập được vào bên trong.Theo y học cổ truyền thì “chính khí tồn nội, tà bất khả can”. Có nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể là “chính khí” có vai trò quan trọng giúp phòng ngừa các bệnh virus, vi khuẩn, trong đó có bệnh do virus corona, “chính khí” có khỏe thì “tà” không thể xâm nhập. Hệ miễn dịch giống như một “tấm khiên” vững chắc, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus và giúp chúng ta chống chọi với các loại bệnh tật.
Hệ thống miễn dịch của con người bao gồm các hạch và cơ quan chạy khắp cơ thể. Các tế bào miễn dịch đều được tạo ra từ tủy xương - nơi có cấu trúc xốp, chứa các tế bào gốc tạo ra chúng. Sau đó, các tế bào này đến những cơ quan miễn dịch như: Tuyến ức, lá lách và các hạch bạch huyết (Lymph node) để được tập huấn và trở thành các tế bào miễn dịch trưởng thành với đầy đủ khả năng chiến đấu, bảo vệ cơ thể, chống lại sự tấn công gây nguy hại cho cơ thể dù là tác nhân ở bên trong hay bên ngoài.
Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi Covid-19
Dựa vào chức năng, các tế bào miễn dịch được chia làm 2 nhóm chính. Nhóm 1 được gọi với tên khoa học là Innate Immunity (miễn dịch tự nhiên hay còn gọi là miễn dịch bẩm sinh – miễn dịch không đặc hiệu). Nhóm này bao gồm các tế bào ở hệ thống da, niêm mạc,… được kích hoạt và đáp ứng rất nhanh. Khi hệ miễn dịch không đặc hiệu khỏe mạnh, có thể chỉ trong vài giờ sau khi các vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể, chúng đã nhận diện và ngăn chặn được đối tượng. Tuy nhiên, hệ miễn dịch này không phân biệt được đó là virus, vi khuẩn, chỉ biết không phải “người quen” là sẽ ngăn chặn lại ngay.
Nhóm thứ 2 được gọi với tên khoa học là Adaptive Immunity (miễn dịch đáp ứng – miễn dịch đặc hiệu), nhóm này gồm các đại thực bào, Lympho-T, Lympho-B... Đặc thù của nhóm này là có thể nhận diện chính xác các đối thủ tấn công cơ thể, sau đó truyền tín hiệu cho nhóm 1. Tuy có phần chậm, nhưng hoạt động của nhóm này rất đặc hiệu và hiệu quả, chúng có thể phát hiện, nhận dạng, phân loại thủ phạm, sau đó tìm kiếm triệt để các tác nhân độc hại ẩn nấp ở tế bào và loại bỏ, tiêu diệt chúng khỏi cơ thể.
Như vậy, muốn phòng virus corona từ bên trong thì cách tốt nhất là tăng cường hệ miễn dịch bằng các biện pháp đơn giản như: Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, protein cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng và các sản phẩm tăng sức đề kháng hàng ngày. Từ đó, sẽ giúp phòng ngừa Covid-19 xâm nhập hoặc gây biến chứng nặng nề cho cơ thể. Hiện nay, trên thị trường khá nhiều các sản phẩm được quảng cáo là giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, sản phẩm nổi tiếng được rất nhiều người chọn lựa và cho kết quả tốt là cốm Subạc.
Tại sao cốm Subạc lại giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa Covid-19 hiệu quả?
Cốm Subạc giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng hiệu quả là nhờ vào thành phần chứa các thảo dược, vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, chúng tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch tự nhiên và miễn dịch đặc hiệu. Cụ thể:- Cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, vitamin C, kẽm gluconate, cao lá xoài, cao tạo giác thích,... giúp chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên (kháng sinh thực vật), tiêu diệt vi khuẩn, virus, chống lại các tổn thương da và niêm mạc,... tăng cường hệ miễn dịch không đặc hiệu, từ đó tăng sức đề kháng. Tạo “lá chắn thép” vững chắc, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, trong đó có Covid-19.
Cốm Subạc – giải pháp “vàng” giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống Covid-19
- Vitamin C, kẽm gluconate, L-Lysine, Kali iodid: Giúp tăng cường hoạt động của tế bào bạch cầu, lympho B, lympho T, đại thực bào,... tăng khả năng nhận diện và tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn xâm nhập, trong đó có Covid-19. Đồng thời, sản phẩm còn cung cấp các acid amin, vi chất cần thiết cho sự sản sinh của tế bào miễn dịch, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh, cụ thể trong trường hợp này đó là ngăn chặn sự tấn công của virus corona.
Tóm lại, ở nhiệt độ trên 25 độ C thì Covid-19 vẫn có thể sống sót và gây hại cho con người. Do đó, bạn không nên sử dụng điều hòa hay đèn sưởi mà thay vào đó là tìm giải pháp để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, nhằm ngăn chặn và loại bỏ virus hiệu quả. Để làm được điều này, bạn đừng quên sử dụng sản phẩm có chứa các thảo dược, vitamin, khoáng chất cần thiết nhằm nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể như cốm Subạc. Hãy lựa chọn uống cốm Subạc để yên tâm vượt qua đại dịch Covid-19, bạn nhé!
Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh
Nguồn Tổng hợp Chăm sóc sức khỏe , Tin trong nước , Y tế
Chân dung gia cảnh của bé gái lớp 5 viết bức thư đẫm lệ ước ao một lần được mẹ đi họp phụ huynh
Mẹ ơi, con là kim Chi – con gái của mẹ đây!” – cô bé lớp 5 tha thiết mở đầu bức thư của mình. Trong 3 trang vở học sinh, em chỉ nhắn nhủ ước ao duy nhất: “Mẹ hãy hiểu còn một đứa con gái là con, nếu có thể, mẹ hãy gửi em và về họp phụ huynh cho con mẹ nhé!”
Em Lữ Thị Kim Chi và bà nội tại bản Minh Tiến, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An
Ngày 27/2, bức thư gửi mẹ của bé gái người dân tộc Thái – Lữ Thị kim Chi (học sinh lớp 5B, Trường tiểu học Châu Hanh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội đã lấy đi nước mắt, quan tâm, đồng cảm của nhiều người.
Bức thư viết cho mẹ của em kim Chi với nét chữ nắn nót, rõ ràng
Trong lá thư, với nét chữ nắn nót, cô bé tâm sự về hoàn cảnh éo le khi từ năm 2 tuổi, mẹ đã đi làm ăn xa để bé ở quê cùng bố và ông bà nội. Mẹ nói đi kiếm tiền về làm nhà mới, nhưng cho đến tận bây giờ, em vẫn ở trong ngôi nhà cũ cùng ông bà.
Vì nhiều lý do, bố mẹ mỗi người một nơi tiếp tục kiếm sống mưu sinh, còn kim Chi ở nhà cùng bà nội. Sau đó, mẹ có gia đình mới và kim Chi có thêm em, cô bé đôi lúc không tránh khỏi ghen tị với em vì được sống cùng mẹ.
Vậy nhưng trong suốt quãng thời gian dài ấu thơ thiếu thốn cả về tình cảm và vật chất ấy, kim Chi vẫn cố gắng chăm chỉ học tập, và khoe với mẹ “năm nào con cũng được giấy khen”.
Kim Chi và chị gái hiện đang sống cùng ông bà nội già yếu
Thỉnh thoảng mẹ về thăm và mua quà, mua sữa, bánh kẹo cho con gái, nhưng cô bé chỉ “muốn được ở bên mẹ, được cảm nhận cuộc sống bên cạnh mẹ như thế nào”. Dù mới chỉ 10 tuổi, học lớp 5 nhưng lời lẽ trong thư của cô bé mạch lạc, tình cảm khiến nhiều người xúc động.
Đặc biệt, em không đòi hỏi mẹ bất cứ điều gì, mà chỉ ước ao “được mẹ hỏi học hành như thế nào. Mẹ có thể đến thăm trường con, đến hỏi cô giáo của con như biết bao bố mẹ của bạn khác họ vẫn đến gặp cô giáo để hỏi về học tập của con”.
Nội dung bức thư của cô bé lớp 5 khiến nhiều người không kìm nổi xúc động
Lời nhắn nhủ phía cuối bức thư, cô bé mong mẹ hãy hiểu còn một đứa con gái là con, nếu có thể, mẹ hãy gửi em và về họp phụ huynh cho con mẹ nhé”!
Cô Võ Thị Thúy (Hiệu trưởng Trường tiểu học Châu Hạnh 1, Quỳ Châu, Nghệ An) xác nhận đây là bức thư do em Lữ Thị kim Chi (HS lớp 5B) viết dự thi viết thư quốc tế UPU năm 2020. Khi tập hợp lại thư của học sinh nhà trường viết, các cô trong trường đã rất xúc động với bức thư viết cho mẹ của em kim Chi. Hoàn cảnh gia đình em thực sự giống như những gì em viết.
Bà nội hằng ngày vẫn đi chợ bán rau kiếm thêm tiền nuôi các cháu
“Gia đình hộ nghèo, em Chi và chị gái hiện đang học lớp 12 sống cùng ông bà nội già yếu. Ông bị tai biến phải chăm sóc, bà nội hằng ngày hái rau đem ra chợ bán. Bố của em sức khỏe cũng yếu, bị bệnh tim nên không làm được việc nặng nhọc”, cô Thúy cho hay.
Hiệu trưởng nhà trường cũng chia sẻ thêm: Dù hoàn cảnh như vậy nhưng những năm qua kim Chi luôn đạt học sinh tiên tiến, là học sinh chăm chỉ, ngoan ngoãn, có năng khiếu hát múa và sống tình cảm. Sáng nay 27/2, hiệu trưởng và công đoàn nhà trường cũng đã đến nhà thăm hỏi cô học trò nhỏ và ông bà.
Ngôi nhà gỗ treo đầy giấy khen của 2 chị em Lữ Thị kim Chi
“Ở tuổi của em mà ấp ủ những cảm xúc đó thì giáo viên nhà trường cần quan tâm, hỏi han để kịp thời chia sẻ, động viên tinh thần em. Khi đọc xong bức thư, bản thân tôi thấy rất cảm động và thương học sinh của mình quá. Vì vậy, tôi đã chụp bức thư và đăng lên mạng xã hội để nếu bố mẹ em có đọc được thì hiểu và chia sẻ với nỗi niềm, mong ước nhỏ nhoi của con gái.
Ngoài ra, trong trường còn có rất nhiều hoàn cảnh học sinh tương tự như vậy, nhà nghèo, bố mẹ đi làm ăn xa để con lại cho ông bà già yếu. Tôi cũng mong bức thư của em học trò có thể phần nào đó gửi lời cảnh tỉnh đến bố mẹ học sinh. Có thể cuộc sống Kinh tế vất vả khó khăn nhưng hãy dành sự quan tâm đến tình cảm, học tập của các con”, cô Võ Thị Thúy chia sẻ.
Dưới đây là nội dung bức thư:
Gửi mẹ của con!
Mẹ à, con là kim Chi – con gái của mẹ đây. kim Chi của mẹ năm nay đã học lớp 5 rồi. Con đang cố gắng từng ngày để bố mẹ không buồn lòng vì con. Mẹ ạ, từ ngày sinh con được hai tuổi, mẹ để con ở nhà với bố và bà nội rồi mẹ đi kiếm tiền ở xa. Lúc ấy, người ta bảo mẹ đi xa lắm tiền lắm (nhiều tiền lắm – PV). Mẹ gọi điện về bảo kiếm tiền về xây nhà, mua quần áo đẹp cho con.
Nhưng hiện nay con vẫn ở nhà cũ của bà nội. Mẹ đi làm đã 6 năm rồi, khi con học lớp 4 mẹ về nhà. Con được ở với mẹ đúng một tuần rồi mẹ mang vali về nhà ông bà ngoại. Sau đó, bố mẹ ly hôn. Và từ năm đó con chẳng được sống cùng mẹ. Thỉnh thoảng đi xa về mẹ chỉ đến đón con, mẹ mua sữa, mua quần áo cho rồi rồi mẹ lại vội đi.
Mẹ à, có lẽ mẹ không biết được rằng con ao ước được mẹ hỏi học hành như thế nào. Mẹ có thể đến thăm trường con, đến hỏi cô giáo của con như biết bao bố mẹ của bạn khác họ vẫn đến gặp cô giáo để hỏi về học tập của con.
Ngày thông báo họp phụ huynh con cũng khóc mẹ ạ. Con gái khóc thật yếu đuối nương khi nào họp cô cũng dặn phải bảo bố mẹ đi nhé. Nhiều bạn có ông bà đi (họp phụ huynh – PV) cô nói nghe không hiểu, về nói lại bố mẹ không rõ tranh luận.
5 năm học con chưa bao giờ được mẹ đi họp phụ huynh. Bố lúc nào cũng bận đi làm kiếm tiền, còn mẹ đi làm xa cũng để kiếm tiền, chỉ có bà nội thôi. Con biết, bố mẹ không ở với nhau nữa thì con làm gì có quyền đòi hỏi bố mẹ phải cùng đi họp cho con. Nhưng mẹ con, con ước ao một lần để mẹ đi họp cho con.
Con vẫn cố gắng từng ngày, năm nào con cũng được giấy khen. Bà bảo học giỏi, sau này đi học đại học để không vất vả như bố đi làm xa vất vả. Nhưng bà có đối xử tốt với con như thế nào thì cũng không bằng mẹ, con xem trên Facebook mẹ rồi, mẹ lại có thêm em nữa. Con thật ghen tị với hai em vì được ở bên mẹ suốt ngày, được mẹ cho đi chơi, giá mà con cũng được ở bên mẹ như thế thì tốt biết bao nhiêu.
Mẹ ơi, mẹ hạnh phúc lắm phải không. Con chỉ mong mẹ hãy hiểu, mẹ vẫn còn một đứa con gái là con đang sống cùng bà nội mẹ nhé.
Lần tới mẹ về không phải mua sữa cho con đâu vì dạo này con không uống sữa nữa. bố đi làm ăn xa chẳng có thời gian chăm con, nhưng mẹ cũng ít về nhỉ. Con lại có thêm em nữa. Nhưng cứ có thêm một em nữa chắc bố sẽ không còn yêu con đâu giống như mẹ ấy. Con chỉ ao ước được ở bên mẹ, được cảm nhận cuộc sống ở cạnh mẹ như thế nào. Mẹ ơi, nếu có thể, lần họp phụ huynh sắp tới mẹ gửi em và về họp phụ huynh cho con nhé!
(Lữ Thị kim Chi – lớp 5B – Trường tiểu học Châu Hạnh 1, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) Giáo dục , Tin trong nước
Em Lữ Thị Kim Chi và bà nội tại bản Minh Tiến, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An
Ngày 27/2, bức thư gửi mẹ của bé gái người dân tộc Thái – Lữ Thị kim Chi (học sinh lớp 5B, Trường tiểu học Châu Hanh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội đã lấy đi nước mắt, quan tâm, đồng cảm của nhiều người.
Bức thư viết cho mẹ của em kim Chi với nét chữ nắn nót, rõ ràng
Trong lá thư, với nét chữ nắn nót, cô bé tâm sự về hoàn cảnh éo le khi từ năm 2 tuổi, mẹ đã đi làm ăn xa để bé ở quê cùng bố và ông bà nội. Mẹ nói đi kiếm tiền về làm nhà mới, nhưng cho đến tận bây giờ, em vẫn ở trong ngôi nhà cũ cùng ông bà.
Vì nhiều lý do, bố mẹ mỗi người một nơi tiếp tục kiếm sống mưu sinh, còn kim Chi ở nhà cùng bà nội. Sau đó, mẹ có gia đình mới và kim Chi có thêm em, cô bé đôi lúc không tránh khỏi ghen tị với em vì được sống cùng mẹ.
Vậy nhưng trong suốt quãng thời gian dài ấu thơ thiếu thốn cả về tình cảm và vật chất ấy, kim Chi vẫn cố gắng chăm chỉ học tập, và khoe với mẹ “năm nào con cũng được giấy khen”.
Kim Chi và chị gái hiện đang sống cùng ông bà nội già yếu
Thỉnh thoảng mẹ về thăm và mua quà, mua sữa, bánh kẹo cho con gái, nhưng cô bé chỉ “muốn được ở bên mẹ, được cảm nhận cuộc sống bên cạnh mẹ như thế nào”. Dù mới chỉ 10 tuổi, học lớp 5 nhưng lời lẽ trong thư của cô bé mạch lạc, tình cảm khiến nhiều người xúc động.
Đặc biệt, em không đòi hỏi mẹ bất cứ điều gì, mà chỉ ước ao “được mẹ hỏi học hành như thế nào. Mẹ có thể đến thăm trường con, đến hỏi cô giáo của con như biết bao bố mẹ của bạn khác họ vẫn đến gặp cô giáo để hỏi về học tập của con”.
Nội dung bức thư của cô bé lớp 5 khiến nhiều người không kìm nổi xúc động
Lời nhắn nhủ phía cuối bức thư, cô bé mong mẹ hãy hiểu còn một đứa con gái là con, nếu có thể, mẹ hãy gửi em và về họp phụ huynh cho con mẹ nhé”!
Cô Võ Thị Thúy (Hiệu trưởng Trường tiểu học Châu Hạnh 1, Quỳ Châu, Nghệ An) xác nhận đây là bức thư do em Lữ Thị kim Chi (HS lớp 5B) viết dự thi viết thư quốc tế UPU năm 2020. Khi tập hợp lại thư của học sinh nhà trường viết, các cô trong trường đã rất xúc động với bức thư viết cho mẹ của em kim Chi. Hoàn cảnh gia đình em thực sự giống như những gì em viết.
Bà nội hằng ngày vẫn đi chợ bán rau kiếm thêm tiền nuôi các cháu
“Gia đình hộ nghèo, em Chi và chị gái hiện đang học lớp 12 sống cùng ông bà nội già yếu. Ông bị tai biến phải chăm sóc, bà nội hằng ngày hái rau đem ra chợ bán. Bố của em sức khỏe cũng yếu, bị bệnh tim nên không làm được việc nặng nhọc”, cô Thúy cho hay.
Hiệu trưởng nhà trường cũng chia sẻ thêm: Dù hoàn cảnh như vậy nhưng những năm qua kim Chi luôn đạt học sinh tiên tiến, là học sinh chăm chỉ, ngoan ngoãn, có năng khiếu hát múa và sống tình cảm. Sáng nay 27/2, hiệu trưởng và công đoàn nhà trường cũng đã đến nhà thăm hỏi cô học trò nhỏ và ông bà.
Ngôi nhà gỗ treo đầy giấy khen của 2 chị em Lữ Thị kim Chi
“Ở tuổi của em mà ấp ủ những cảm xúc đó thì giáo viên nhà trường cần quan tâm, hỏi han để kịp thời chia sẻ, động viên tinh thần em. Khi đọc xong bức thư, bản thân tôi thấy rất cảm động và thương học sinh của mình quá. Vì vậy, tôi đã chụp bức thư và đăng lên mạng xã hội để nếu bố mẹ em có đọc được thì hiểu và chia sẻ với nỗi niềm, mong ước nhỏ nhoi của con gái.
Ngoài ra, trong trường còn có rất nhiều hoàn cảnh học sinh tương tự như vậy, nhà nghèo, bố mẹ đi làm ăn xa để con lại cho ông bà già yếu. Tôi cũng mong bức thư của em học trò có thể phần nào đó gửi lời cảnh tỉnh đến bố mẹ học sinh. Có thể cuộc sống Kinh tế vất vả khó khăn nhưng hãy dành sự quan tâm đến tình cảm, học tập của các con”, cô Võ Thị Thúy chia sẻ.
Dưới đây là nội dung bức thư:
Gửi mẹ của con!
Mẹ à, con là kim Chi – con gái của mẹ đây. kim Chi của mẹ năm nay đã học lớp 5 rồi. Con đang cố gắng từng ngày để bố mẹ không buồn lòng vì con. Mẹ ạ, từ ngày sinh con được hai tuổi, mẹ để con ở nhà với bố và bà nội rồi mẹ đi kiếm tiền ở xa. Lúc ấy, người ta bảo mẹ đi xa lắm tiền lắm (nhiều tiền lắm – PV). Mẹ gọi điện về bảo kiếm tiền về xây nhà, mua quần áo đẹp cho con.
Nhưng hiện nay con vẫn ở nhà cũ của bà nội. Mẹ đi làm đã 6 năm rồi, khi con học lớp 4 mẹ về nhà. Con được ở với mẹ đúng một tuần rồi mẹ mang vali về nhà ông bà ngoại. Sau đó, bố mẹ ly hôn. Và từ năm đó con chẳng được sống cùng mẹ. Thỉnh thoảng đi xa về mẹ chỉ đến đón con, mẹ mua sữa, mua quần áo cho rồi rồi mẹ lại vội đi.
Mẹ à, có lẽ mẹ không biết được rằng con ao ước được mẹ hỏi học hành như thế nào. Mẹ có thể đến thăm trường con, đến hỏi cô giáo của con như biết bao bố mẹ của bạn khác họ vẫn đến gặp cô giáo để hỏi về học tập của con.
Ngày thông báo họp phụ huynh con cũng khóc mẹ ạ. Con gái khóc thật yếu đuối nương khi nào họp cô cũng dặn phải bảo bố mẹ đi nhé. Nhiều bạn có ông bà đi (họp phụ huynh – PV) cô nói nghe không hiểu, về nói lại bố mẹ không rõ tranh luận.
5 năm học con chưa bao giờ được mẹ đi họp phụ huynh. Bố lúc nào cũng bận đi làm kiếm tiền, còn mẹ đi làm xa cũng để kiếm tiền, chỉ có bà nội thôi. Con biết, bố mẹ không ở với nhau nữa thì con làm gì có quyền đòi hỏi bố mẹ phải cùng đi họp cho con. Nhưng mẹ con, con ước ao một lần để mẹ đi họp cho con.
Con vẫn cố gắng từng ngày, năm nào con cũng được giấy khen. Bà bảo học giỏi, sau này đi học đại học để không vất vả như bố đi làm xa vất vả. Nhưng bà có đối xử tốt với con như thế nào thì cũng không bằng mẹ, con xem trên Facebook mẹ rồi, mẹ lại có thêm em nữa. Con thật ghen tị với hai em vì được ở bên mẹ suốt ngày, được mẹ cho đi chơi, giá mà con cũng được ở bên mẹ như thế thì tốt biết bao nhiêu.
Mẹ ơi, mẹ hạnh phúc lắm phải không. Con chỉ mong mẹ hãy hiểu, mẹ vẫn còn một đứa con gái là con đang sống cùng bà nội mẹ nhé.
Lần tới mẹ về không phải mua sữa cho con đâu vì dạo này con không uống sữa nữa. bố đi làm ăn xa chẳng có thời gian chăm con, nhưng mẹ cũng ít về nhỉ. Con lại có thêm em nữa. Nhưng cứ có thêm một em nữa chắc bố sẽ không còn yêu con đâu giống như mẹ ấy. Con chỉ ao ước được ở bên mẹ, được cảm nhận cuộc sống ở cạnh mẹ như thế nào. Mẹ ơi, nếu có thể, lần họp phụ huynh sắp tới mẹ gửi em và về họp phụ huynh cho con nhé!
(Lữ Thị kim Chi – lớp 5B – Trường tiểu học Châu Hạnh 1, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) Giáo dục , Tin trong nước
Subscribe to:
Posts (Atom)