Các bác sĩ Trung Quốc ở tâm dịch Vũ Hán cảnh báo nguy cơ COVID-19 trở nên nguy hiểm chết người hơn nữa đối với bệnh nhân đã hồi phục nhưng tái nhiễm virus Corona chủng mới.
“Một vài bệnh nhân hồi phục lần đầu tiên bằng hệ thống miễn dịch của chính họ. Tuy nhiên,thuốc điều trị có tác dụng phụ gây hại mô tim nhưng mọi người chủ quan không để ý. Khi bị nhiễm lần thứ hai, kháng thể không thể giúp ích gì và bệnh nhân có nguy cơ đột tử vì bệnh suy tim”, bác sĩ nói.
Các bác sĩ ở Vũ Hán đưa ra thông tin này không phải để gây hoang mang mà giúp giới chuyên gia có thêm dữ liệu để nghiên cứu cơ chế lây truyền của virus Corona chủng mới và phát triển thuốc, vắc xin.
Trang tin Taiwan News (Đài Loan) dẫn lời các bác sĩ ở Vũ Hán tiết lộ một số bệnh nhân được xác định hồi phục vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm.
Một bác sĩ cho biết: “Bệnh nhân hồi phục có nguy cơ cao tái nhiễm. Các loại thuốc dùng để điều trị virus Corona chủng mới có tác dụng phụ đối với mô tim bệnh nhân, dẫn đến nguy cơ ngừng tim".
Bác sĩ cho biết thêm virus Corona chủng mới “quá thông minh”, đánh lừa bác sĩ, có thể che giấu các triệu chứng lên đến 24 ngày, lâu hơn thời gian ủ bệnh được cho là 2 tuần.
“Virus Corona chủng mới có thể đánh lừa bộ xét nghiệm. Trong một số trường hợp, ảnh chụp CT cho thấy cả hai phổi đều bị nhiễm trùng nhưng xét nghiệm 4 lần vẫn ra kết quả âm tính với virus Corona chủng mới. Xét nghiệm đến thứ 5 mới có kết quả dương tính”, theo bác sĩ.
Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí y khoa New England Journal of Medicine, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ tìm chứng cứ cho thấy virus Corona chủng mới có cơ chế lây nhiễm nhanh như bệnh cúm hơn là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (cũng do chủng virus Corona gây ra). Kết luận được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu phân tích mẫu bệnh phẩm của 18 bệnh nhân nhiễm virus Corona chủng mới.
Thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) là nơi bùng phát dịch COVID-19, đến nay làm chết 2.112 người và lây nhiễm 74.500 người khắp Trung Quốc đại lục. Số ca tử vong do vì virus Corona chủng mới cao hơn nhiều so với SARS (774 người chết, 2002-2003) và MERS (hơn 850 người tử vong năm 2012).
- fb Hoàng Nguyên Vũ
Tin trong nước
,
Xã hội
,
Y tế
“Một vài bệnh nhân hồi phục lần đầu tiên bằng hệ thống miễn dịch của chính họ. Tuy nhiên,thuốc điều trị có tác dụng phụ gây hại mô tim nhưng mọi người chủ quan không để ý. Khi bị nhiễm lần thứ hai, kháng thể không thể giúp ích gì và bệnh nhân có nguy cơ đột tử vì bệnh suy tim”, bác sĩ nói.
Các bác sĩ ở Vũ Hán đưa ra thông tin này không phải để gây hoang mang mà giúp giới chuyên gia có thêm dữ liệu để nghiên cứu cơ chế lây truyền của virus Corona chủng mới và phát triển thuốc, vắc xin.
Trang tin Taiwan News (Đài Loan) dẫn lời các bác sĩ ở Vũ Hán tiết lộ một số bệnh nhân được xác định hồi phục vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm.
Một bác sĩ cho biết: “Bệnh nhân hồi phục có nguy cơ cao tái nhiễm. Các loại thuốc dùng để điều trị virus Corona chủng mới có tác dụng phụ đối với mô tim bệnh nhân, dẫn đến nguy cơ ngừng tim".
Bác sĩ cho biết thêm virus Corona chủng mới “quá thông minh”, đánh lừa bác sĩ, có thể che giấu các triệu chứng lên đến 24 ngày, lâu hơn thời gian ủ bệnh được cho là 2 tuần.
“Virus Corona chủng mới có thể đánh lừa bộ xét nghiệm. Trong một số trường hợp, ảnh chụp CT cho thấy cả hai phổi đều bị nhiễm trùng nhưng xét nghiệm 4 lần vẫn ra kết quả âm tính với virus Corona chủng mới. Xét nghiệm đến thứ 5 mới có kết quả dương tính”, theo bác sĩ.
Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí y khoa New England Journal of Medicine, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ tìm chứng cứ cho thấy virus Corona chủng mới có cơ chế lây nhiễm nhanh như bệnh cúm hơn là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (cũng do chủng virus Corona gây ra). Kết luận được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu phân tích mẫu bệnh phẩm của 18 bệnh nhân nhiễm virus Corona chủng mới.
Thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) là nơi bùng phát dịch COVID-19, đến nay làm chết 2.112 người và lây nhiễm 74.500 người khắp Trung Quốc đại lục. Số ca tử vong do vì virus Corona chủng mới cao hơn nhiều so với SARS (774 người chết, 2002-2003) và MERS (hơn 850 người tử vong năm 2012).
- fb Hoàng Nguyên Vũ
No comments:
Post a Comment