Theo đơn xin giảm nhẹ hình phạt của Vũ Thị Nguyệt (41 tuổi, ở huyện Thạch Thất), sắp tới đây, TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm.
Nguyệt làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà TAND Hà Nội tuyên phạt với bị cáo hồi cuối tháng 9.2019.
Nữ quái lừa đảo có biệt tài giả giọng nam
Theo bản án sơ thẩm, Nguyệt làm việc tại Công ty Meiko Việt Nam do ông chủ người Nhật Bản làm tổng giám đốc từ năm 2013-6.6.2017. Tháng 4.2017, Nguyệt tham gia họp nhóm với các bạn học cùng cấp 2 và gặp chị Đỗ Thị Thanh H.
Nguyệt giới thiệu có khả năng giúp các doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế với công ty này cho chị H. biết. Tưởng thật, chị H. nói lại với anh Nguyễn Văn T. (giám đốc một công ty) và anh Phí Văn P. (Giám đốc một công ty) biết.
Ngày 12.6.2017 (lúc này Nguyệt đã nghỉ làm tại công ty trên), anh T. và chị H. đón Nguyệt đi cà phê và đưa 5 triệu đồng để mời các lãnh đạo của công ty đi ăn. Tối cùng ngày, Nguyệt gọi điện thoại nói với cả hai người này, có một hợp đồng vận tải, song phải chi ra 200 triệu đồng sẽ được ký.
Anh T. tin tưởng đã chuyển trước vào tài khoản của Nguyệt 50 triệu đồng. Ngày 14.6.2017, anh T. lái ôtô cùng chị H. đón Nguyệt để đưa đến công ty gặp lãnh đạo xin ký hợp đồng. Trên đường đi, anh T. đưa tiếp 150 triệu đồng cho Nguyệt để chuyển cho lãnh đạo công ty này.
Khi tới cổng công ty, Nguyệt bảo cả hai đợi bên ngoài, còn cô ta cầm tiền vào và để trong tủ đồ cá nhân (Nguyệt đã nghỉ việc nhưng chưa trả lại tủ đồ cho công ty). Sau đó, Nguyệt ra ngoài nói với hai anh chị này đã đưa tiền cho trưởng phòng hành chính.
Khi về đến nhà, Nguyệt dùng một sim điện thoại gọi cho chị Hà giả giọng nam giới và tự xưng là trưởng phòng nhân sự của công ty Meiko Việt Nam, đồng thời giả giọng người phụ nữ người miền Trung nói là lãnh đạo phòng mua bán của công ty. Theo đó, cô ta xác nhận đã nhận được tiền.
Nguyệt tiếp tục dùng các số điện thoại khác nhau để nói chuyện với hai bị hại nhiều nội dung. Trong đó có nội dung: công ty đang có hợp đồng thu gom xử lý lý phế liệu rác thải bo mạch điện tử tử vi nhưng đang ký kết và thực hiện với các công ty khác. Nếu anh T. chị H. muốn được ký kết thì phải mua lại hợp đồng đồng và chi tiền cho lãnh đạo nhà máy của công ty. Nguyệt còn lập Facebook lấy giả tên của tổng giám đốc công ty và nhắn tin qua lại với hai người này.
Với thủ đoạn trên, từ tháng 6.2017 – 1.2018, Nguyệt đã chiếm đoạt của anh T. và chị H. tổng cộng hơn 22 tỉ đồng.
Liên tiếp lừa đảo
Tháng 8.2017, thông qua chị H., anh P. biết Nguyệt và được cô ta hứa hẹn sẽ tác động cho anh được ký kết hợp đồng cung cấp bao bì sản phẩm với chi phí 3 tỉ đồng. Nguyệt cũng giả giọng nam giới và giọng người phụ nữ miền Trung tự xưng là hai cán bộ của công ty gọi điện thoại và nhắn tin cho anh P. tin tưởng. Sau đó, anh P. đã chuyển 3 tỉ đồng cho Nguyệt.
Sau khi chiếm đoạt tiền của 3 nạn nhân Tân Nguyệt mua hai căn nhà sản nợ và tiêu xài cá nhân hết.
Trong quá trình mình bị khởi tố cấm đi khỏi nơi cư trú, Nguyệt tiếp tục thực hiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cô ta thuê một căn hộ chung cư nhưng sau đó làm giấy tờ rồi lừa bán cho một phụ nữ nữ chiếm đoạt 2 tỉ đồng.
Tổng cộng Nguyệt đã chiếm đoạt của bốn cá nhân hơn 26 tỉ đồng. Kinh tế , Pháp luật , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment