Tình hình bệnh dịch trong và ngoài biên giới Trung Quốc đang phát tán nhanh chóng. Hiện nay hai nửa bán cầu Nam Bắc đã mất kiểm soát. Nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện cho biết tình hình dịch bệnh virus corona mới đang xảy ra tại Trung Quốc và những nước lân cận vẫn chưa được cho là “Sự kiện y tế cộng đồng đột biến được cả thế giới chú ý.” Các nhà phê bình cho rằng đây là sự che đậy hoặc khích lệ biến tướng che giấu thói xấu của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Thượng nghị sỹ Mỹ Rick Scott đã lên tiếng kêu gọi chính phủ TT Trump không được tin chính quyền ĐCSTQ sẽ minh bạch, công khai và ngăn ngừa hiệu quả sự uy hiếp của virus này. Về công bố liên quan tới dịch viêm phổi Vũ Hán, WHO bị chỉ ra đã kéo dài và cố tình giúp chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật. Có nhân sĩ bình luận WHO dưới sự hủ bại nhiều năm của ĐCSTQ sớm đã sụp đổ.
Tính đến ngày 27/1, giới chức Trung Quốc đại lục báo cáo có 2.801 trường hợp nhiễm viêm phổi Vũ Hán, 80 ca tử vong. Bên ngoài Trung Quốc đại lục, số ca lây nhiễm tại các quốc gia, vùng lãnh thổ như sau: Hồng Kông 5 người, Đài Loan 3 người, Thái Lan 5 người, Nhật Bản 3 người, Hàn Quốc 2 người, Mỹ 5 người, Việt Nam 2 người, Singapo 3 người, Nepal 1 người, Pháp 3 người, Úc 4 người, Malaysia 3 người.
Vào ngày 23/1, WHO triệu tập cuộc họp khẩn với 16 chuyên gia tham dự tại Genève, bàn về việc đánh giá dịch bệnh virus corona mới xảy ra tại Trung Quốc và những nước xung quanh liệu có thể cấu thành “Sự kiện y tế cộng đồng đột biến được quốc tế quan tâm” hay không. Sau buổi họp, Tổng giám đốc WHO – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết hiện giờ tuyên bố dịch virus corona mới là “Sự kiện y tế cộng đồng đột biến được quốc tế quan tâm” vẫn còn quá sớm. Ông này cho hay dịch virus corona mới tại Trung Quốc vô cùng cấp bách, nhưng chưa thể cấu thành “sự kiện y tế cộng đồng đột biến” trên phạm vi toàn cầu.
Nguồn tin cho biết, Tổng giám đốc WHO cho rằng hiện giờ Trung Quốc đã áp dụng biện pháp “có khả năng ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh”. Trong buổi họp báo sau cuộc họp, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay hy vọng biện pháp Trung Quốc áp dụng tại Vũ Hán và những thành phố khác có thể hoàn tất trong thời gian ngắn “một cách hiệu quả”.
Về tình hình dịch bệnh virus corona mới của Trung Quốc, WHO dẫu biết rõ rằng dịch bệnh tại Trung Quốc lây qua người nhưng vẫn tin rằng tình hình sẽ chỉ giới hạn trong phạm vi người nhà và nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân.
Ngày 24/1, khi Mỹ xác nhận trường hợp thứ 2 nhiễm viêm phổi Vũ Hán, ông Rick Scott, thượng nghị sỹ Quốc hội Hoa Kỳ đã kêu gọi chính phủ TT Trump công bố virus corona mới gây viêm phổi Vũ Hán là tình trạng y tế cộng đồng khẩn cấp, nhằm bảo vệ người dân Mỹ. Thượng nghị sỹ Rick Scott còn nhấn mạnh, không thể tin tưởng rằng chính quyền ĐCSTQ sẽ công khai, minh bạch thông tin và ngăn ngừa virus hiệu quả.
Trong một bài phát biểu của mình, thượng nghị sỹ Rick Scott nói: “Chúng ta cần đối đãi nghiêm túc với sự đe doạ cấu thành bởi virus corona từ Trung Quốc. Tôi không tin rằng Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản lại dùng phương thức minh bạch, công khai và hữu hiệu nhằm ngăn ngừa sự uy hiếp của virus này. Do vậy chúng ta cần phải nỗ lực hết mình bảo vệ nhân dân Mỹ. Hôm nay, tôi kêu gọi chính phủ TT Trump tuyên bố tình trạng y tế quốc gia khẩn cấp, nhằm tránh loài virus này lây lan tới Mỹ. Dẫu rằng mọi trường hợp nhiễm bệnh đều liên quan tới du lịch, nhưng chúng ta cần phải áp dụng mọi biện pháp dự phòng.”
Nhà phân tích bình luận chính trị Trần Phá Không nhận định quyết định của WHO khiến người khác không thể giải thích. Một mặt, họ không hề nhắc tới tình trạng khẩn cấp đột biến, mặt khác lại viện hai lý do, thứ nhất là nói rằng truyền nhiễm ở các quốc gia khác hiện giờ chưa nghiêm trọng, trong khi giám đốc Ủy ban sự kiện đột biến của WHO lại thừa nhận rằng ở mức độ khá lớn là nghe theo ý kiến của chính quyền Trung Quốc. Vào cuộc họp ngày 23/1, 50% biểu thị không đồng ý xử lý như một sự kiện khẩn cấp. Điều này cho thấy ý kiến của chính quyền Trung Quốc đã khởi tác dụng rất lớn.
Chính quyền Trung Quốc cho rằng dịch bệnh không quá nghiêm trọng nhưng người dân Trung Quốc đều biết rằng đây là sự che giấu, báo cáo lấp liếm, đẩy trách nhiệm xuống mức thấp nhất. Trên thực tế, chính quyền trung ương trực tiếp lũng đoạn thông tin. Dù nói rằng thông tin công khai, minh bạch, nhưng đều do chính quyền trung ương công bố, do quan chức công bố, nhân dân và những tổ chức khác không được phép công bố, thậm chí chính quyền địa phương cũng không thể có chủ kiến.
Trong tình huống này, WHO lại đặt cược vào uy tín của chính quyền Trung Quốc, để tiến hành thứ gọi là nhận định vô cùng hoang đường. Sự hoang đường này sẽ dẫn tới hai hậu quả. Một là khiến những quốc gia khác buông lỏng cảnh giác, ví như Mỹ nếu chỉ hạn chế du khách tới từ Vũ Hán thì phạm vị này quá nhỏ. Nên nói rằng cần kiểm tra dịch với toàn bộ du khách tới từ Trung Quốc. Bởi có lẽ dịch này đã lan rộng khắp Trung Quốc. Hậu quả thứ hai là rất có thể là hành vi này của WHO đối với chính phủ Trung Quốc mà nói là một sự bao che hoặc khích lệ biến tướng.
Chuyên viên phân tích: Sự hủ bại của ĐCSTQ khiến WHO sớm đã sụp đổ
Tần Bằng, chuyên viên phân tích kinh tế, chính trị tại Hoa Kỳ, lưu ý rằng, tạp chí kinh tế chính trị “Caijing” khi công bố thông tin Tổ chức Y tế Thế giới từ chối liệt bệnh viêm phổi Vũ Hán vào “tình hình y tế khẩn cấp mang tính toàn cầu”, đã đặt riêng những chữ này thành tiêu đề, đồng thời bôi đen đoạn sau: “Cuộc họp thường niên về việc tuyên bố tình trạng y tế quốc tế khẩn cấp sẽ mang tới nhiều vốn và tài nguyên hơn, nhưng cũng có thể khiến việc chính phủ ngoại quốc hạn chế du lịch và thương mại với những khu vực này sẽ bị ảnh hưởng.”
Tần Bằng viết trên Twitter rằng dưới sự hủ bại suốt nhiều năm qua của ĐCSTQ, WHO sớm đã sụp đổ, đăng kèm tấm hình viêm phổi sau khi dịch SARS xâm chiếm:
Ngày 20/1, Tập Cận Bình, lãnh đạo ĐCSTQ, đã công khai ban bố “chỉ thị trọng yếu”. Nội dung chỉ thị tiết lộ sự câu kết hô ứng giữa ĐCSTQ và Tổ chức Y tế Thế giới. Ông Tập yêu cầu “coi trọng cao độ, tăng cường định hướng dư luận” về dịch bệnh, “tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích các biện pháp và chính sách hữu quan, kiên quyết duy hộ sự ổn định trong đại cục xã hội.” Ông Tập còn yêu cầu “phải kịp thời ban bố thông tin dịch bệnh, đẩy mạnh hợp tác quốc tế.”
Bệnh viêm phổi Vũ Hán bắt đầu từ thượng tuần tháng 12 năm ngoái, đến cuối tháng thì bị rò rỉ bởi thông tin được chia sẻ trên Weibo của một hộ lý. Nhưng thành phố Vũ Hán và chính quyền Bắc Kinh không những phản ứng chậm chạp mà còn kiểm soát dư luận, mãi tới ngày 20/1 khi Tập Cận Bình bày tỏ thái độ, thì con số lây nhiễm và tử vong mới tăng đột biến.
Đài Truyền hình Quốc tế Pháp bình luận rằng bệnh viêm phổi Vũ Hán xuất hiện rất sớm, người dân đều nói về nó, hải ngoại cũng đều đang theo dõi, chỉ riêng chính quyền vì duy trì ổn định mà né tránh, kết quả khiến số người bị sốt ngày càng nhiều, càng sốt càng cao. Bệnh viện Vũ Hán đều quá tải, hơn nữa còn lan ra cả các tỉnh thành khác tại Trung Quốc, lan ra cả châu Á, lan ra toàn thế giới. Cuối cùng Tập Cận Bình mới đứng ra lên tiếng.
Về chỉ thị của Tập Cận Bình, “Đài phát thanh Hy vọng” dẫn lời bình luận của ông Vương Đốc Nhiên cho rằng kỳ thực câu này của Tập Cận Bình ám chỉ thông tin dịch bệnh không được công bố kịp thời. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế có thể mang hàm nghĩa kép, một là tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh. Một nghĩa khác là có thể là có ý sẽ kiểm soát các tổ chức quốc tế trong câu này.
Năm 2006, trong cuộc bầu cử bổ sung chức vụ tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, ĐCSTQ đã mua chuộc các quốc gia châu Phi để Trần Phùng Phú Trân, cựu bộ trưởng bộ y tế Hồng Kông, trúng cử. Trần Phùng Phú Trân đã mang cả bộ tác phong đó tới WHO. Năm 2014, khi virus Ebola bùng phát tại Tây Phi, WHO đã bị phê phán là vô dụng và phản ứng chậm chạp. Năm 2013, đại lục bùng phát dịch cúm gia cầm, ĐCSTQ che giấu tới khi tình hình dịch bệnh tăng cao. Trần Phùng Phú Trân lại công khai “khen ngợi” ĐCSTQ xử lý dịch bệnh “công khai, minh bạch”. Khi ĐCSTQ “thu hoạch” quy mô lớn nội tạng các học viên Pháp Luân Công, tại hội nghị cấy ghép tạng quốc tế năm 2016, Trần Phùng Phú Trân lại chiếm sân khấu cho hoạt động cấy ghép tạng của ĐCSTQ. Vào tháng 6/2017, Trần Phùng Phú Trân miễn nhiệm. Tổ chức Y tế Thế giới vẫn không phản tỉnh và thay đổi.
Không chỉ trong thời gian Trần Phùng Phú Trân làm tổng giám đốc từ năm 2007 đến năm 2017, WHO đã bật đèn xanh cho ĐCSTQ, mà ngay cả sau khi Trần Phùng Phú Trân rời bỏ chức vụ, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, người Ethiopia, đảm nhiệm chức tổng giám đốc WHO cũng vậy. Suốt 10 năm đào sâu của Trần Phùng Phú Trân tại WHO, tổ chức này đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của ĐCSTQ.
Sau khi miễn nhiệm, Trần Phùng Phú Trân lại đảm nhiệm chức vụ thường ủy Hội nghị Hiệp thương Chính trị ĐCSTQ. Ngày 18/12/2018, giới quan chức báo cáo rằng: Trung ương, Quốc vụ viện ĐCSTQ tặng cho “đồng chí” Trần Phùng Phú Trân danh hiệu cải cách tiên phong, và trao tặng huy chương cải cách tiên phong, và được bình chọn là người thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực y tế “một vành đai, một con đường”.
Ngoại giới phát hiện rằng đứng trước làn sóng dịch bệnh bắt đầu bùng phát từ Vũ Hán đã lan ra toàn Trung Quốc và khắp thế giới này, WHO và giới quan chức của ĐCSTQ lại bày tỏ thái độ theo sát nhau. Ngày 14/1/2020, người phát ngôn của WHO đã tiết lộ thứ gọi là “virus corona mới 2019” Vũ Hán bị lây qua người rất hạn chế, giống như kinh nghiệm bùng phát của loại virus corona khác. Nhưng trên trang web của WHO lại không có chứng cứ chứng tỏ điều này. Điều này cho thấy Tổ chức Y tế Thế giới kỳ thực đã áp dụng cách làm của ĐCSTQ, nói rằng không có bằng chứng lây qua người một cách rõ ràng.
Triệu Bồi, bình luận viên thời sự phân tích cho rằng Tổ chức Y tế Thế giới trong đợt “viêm phổi Vũ Hán” lần này áp dụng cách nói của ĐCSTQ đã gặp phải sự chất vấn. Đầu tiên là bệnh viêm phổi lần này liệu có lây qua người hay không. Cục phó Cục quản lý dịch bệnh của Đài Loan nói, có hạn chế, chỉ người tiếp xúc ở cự ly gần, trong thời gian dài, như người nhà, người chăm sóc, rất dễ nhiễm bệnh, không giống như bệnh sởi có sức truyền nhiễm rất mạnh. Hơn nữa có thể còn có nguồn lây lan chủ yếu. Bệnh SARS và hội chứng hô hấp Trung Đông (Mers) trước kia đều thuộc mô thức lây qua người có giới hạn. Câu này đã vạch ra trọng điểm, nếu trong số người nhà có người bị sốt thì cần chú ý biện pháp phòng ngừa. Nói rằng virus “viêm phổi Vũ Hán” tương đồng như SARS, SARS không lây nhiễm qua người, điều này quả thực không ai tin nổi.
Hơn nữa, chỉ nói về số người truyền nhiễm. Vào thời điểm khi ĐCSTQ và WHO tuyên bố số bệnh nhân nhiễm bệnh chỉ có 41 trường hợp thì giáo sư Neil Ferguson, chuyên gia truyền nhiễm của Học viện Hoàng gia London chất vấn, Thái Lan có 2 trường hợp, Nhật Bản có 1 trường hợp, Trung Quốc Đại lục không thể chỉ có 41 trường hợp. Ông ước tính Vũ Hán có khoảng 1.700 người nhiễm bệnh. Vào ngày 23/1, giới quan chức Trung Quốc công bố trường hợp nhiễm viêm phổi Vũ Hán trong cả nước lên tới 571 ca, thì chuyên gia mô hình dịch bệnh này nhận định số người mắc bệnh thực sự tại thành phố Vũ Hán có thể lên tới 4.000 người, trong tình huống xấu nhất thậm chí có thể lên tới 9.700 người.
Triệu Bồi, nhà bình luận thời sự cho rằng, kỳ thực còn có một vấn đề nguy hiểm hơn chính là nguồn gốc của virus. Phân tích mã di truyền của virus corona cho thấy mối quan hệ giữa virus corona và SARS mật thiết hơn so với bất kỳ virus corona nào khác của con người. Có ý kiến rằng virus corona có thể là biến thể của SARS năm xưa. Vậy thì sẽ có vấn đề là, về lý luận virus này chỉ tồn tại trong phòng thực nghiệm sao lại có thể biến thể và lọt ra bên ngoài? ĐCSTQ và WHO đang nợ toàn thế giới một lời giải thích.
Triệu Bồi cho biết cách làm luôn luôn che giấu tình hình bệnh dịch của tổ chức ĐCSTQ này cả thế giới sớm đều đã rõ. Vào năm 2003, Trương Văn Khang, bộ trưởng Bộ y tế ĐCSTQ đã lừa dối toàn thế giới. Bác sỹ Tưởng Ngạn Vĩnh từng tiết lộ sự thực trên mạng xã hội, WHO đã tin theo cách nói của bác sỹ Tưởng Ngạn Vĩnh, đưa ra lời phê bình với ĐCSTQ, một lần nữa liệt Bắc Kinh vào khu dịch bệnh và đưa ra lời cảnh cáo các hoạt động du lịch.
Năm 2020, WHO sụp đổ đã trở thành chiếc loa của ĐCSTQ, nhưng lại giúp ĐCSTQ thâm nhập trái đắng.
Theo Trí thức VN
Chính trị
,
Tin quốc tế
,
Tin trong nước
,
Y tế
Thượng nghị sỹ Mỹ Rick Scott đã lên tiếng kêu gọi chính phủ TT Trump không được tin chính quyền ĐCSTQ sẽ minh bạch, công khai và ngăn ngừa hiệu quả sự uy hiếp của virus này. Về công bố liên quan tới dịch viêm phổi Vũ Hán, WHO bị chỉ ra đã kéo dài và cố tình giúp chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật. Có nhân sĩ bình luận WHO dưới sự hủ bại nhiều năm của ĐCSTQ sớm đã sụp đổ.
Tính đến ngày 27/1, giới chức Trung Quốc đại lục báo cáo có 2.801 trường hợp nhiễm viêm phổi Vũ Hán, 80 ca tử vong. Bên ngoài Trung Quốc đại lục, số ca lây nhiễm tại các quốc gia, vùng lãnh thổ như sau: Hồng Kông 5 người, Đài Loan 3 người, Thái Lan 5 người, Nhật Bản 3 người, Hàn Quốc 2 người, Mỹ 5 người, Việt Nam 2 người, Singapo 3 người, Nepal 1 người, Pháp 3 người, Úc 4 người, Malaysia 3 người.
Vào ngày 23/1, WHO triệu tập cuộc họp khẩn với 16 chuyên gia tham dự tại Genève, bàn về việc đánh giá dịch bệnh virus corona mới xảy ra tại Trung Quốc và những nước xung quanh liệu có thể cấu thành “Sự kiện y tế cộng đồng đột biến được quốc tế quan tâm” hay không. Sau buổi họp, Tổng giám đốc WHO – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết hiện giờ tuyên bố dịch virus corona mới là “Sự kiện y tế cộng đồng đột biến được quốc tế quan tâm” vẫn còn quá sớm. Ông này cho hay dịch virus corona mới tại Trung Quốc vô cùng cấp bách, nhưng chưa thể cấu thành “sự kiện y tế cộng đồng đột biến” trên phạm vi toàn cầu.
Nguồn tin cho biết, Tổng giám đốc WHO cho rằng hiện giờ Trung Quốc đã áp dụng biện pháp “có khả năng ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh”. Trong buổi họp báo sau cuộc họp, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay hy vọng biện pháp Trung Quốc áp dụng tại Vũ Hán và những thành phố khác có thể hoàn tất trong thời gian ngắn “một cách hiệu quả”.
Về tình hình dịch bệnh virus corona mới của Trung Quốc, WHO dẫu biết rõ rằng dịch bệnh tại Trung Quốc lây qua người nhưng vẫn tin rằng tình hình sẽ chỉ giới hạn trong phạm vi người nhà và nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân.
Ngày 24/1, khi Mỹ xác nhận trường hợp thứ 2 nhiễm viêm phổi Vũ Hán, ông Rick Scott, thượng nghị sỹ Quốc hội Hoa Kỳ đã kêu gọi chính phủ TT Trump công bố virus corona mới gây viêm phổi Vũ Hán là tình trạng y tế cộng đồng khẩn cấp, nhằm bảo vệ người dân Mỹ. Thượng nghị sỹ Rick Scott còn nhấn mạnh, không thể tin tưởng rằng chính quyền ĐCSTQ sẽ công khai, minh bạch thông tin và ngăn ngừa virus hiệu quả.
Trong một bài phát biểu của mình, thượng nghị sỹ Rick Scott nói: “Chúng ta cần đối đãi nghiêm túc với sự đe doạ cấu thành bởi virus corona từ Trung Quốc. Tôi không tin rằng Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản lại dùng phương thức minh bạch, công khai và hữu hiệu nhằm ngăn ngừa sự uy hiếp của virus này. Do vậy chúng ta cần phải nỗ lực hết mình bảo vệ nhân dân Mỹ. Hôm nay, tôi kêu gọi chính phủ TT Trump tuyên bố tình trạng y tế quốc gia khẩn cấp, nhằm tránh loài virus này lây lan tới Mỹ. Dẫu rằng mọi trường hợp nhiễm bệnh đều liên quan tới du lịch, nhưng chúng ta cần phải áp dụng mọi biện pháp dự phòng.”
Nhà phân tích bình luận chính trị Trần Phá Không nhận định quyết định của WHO khiến người khác không thể giải thích. Một mặt, họ không hề nhắc tới tình trạng khẩn cấp đột biến, mặt khác lại viện hai lý do, thứ nhất là nói rằng truyền nhiễm ở các quốc gia khác hiện giờ chưa nghiêm trọng, trong khi giám đốc Ủy ban sự kiện đột biến của WHO lại thừa nhận rằng ở mức độ khá lớn là nghe theo ý kiến của chính quyền Trung Quốc. Vào cuộc họp ngày 23/1, 50% biểu thị không đồng ý xử lý như một sự kiện khẩn cấp. Điều này cho thấy ý kiến của chính quyền Trung Quốc đã khởi tác dụng rất lớn.
Chính quyền Trung Quốc cho rằng dịch bệnh không quá nghiêm trọng nhưng người dân Trung Quốc đều biết rằng đây là sự che giấu, báo cáo lấp liếm, đẩy trách nhiệm xuống mức thấp nhất. Trên thực tế, chính quyền trung ương trực tiếp lũng đoạn thông tin. Dù nói rằng thông tin công khai, minh bạch, nhưng đều do chính quyền trung ương công bố, do quan chức công bố, nhân dân và những tổ chức khác không được phép công bố, thậm chí chính quyền địa phương cũng không thể có chủ kiến.
Trong tình huống này, WHO lại đặt cược vào uy tín của chính quyền Trung Quốc, để tiến hành thứ gọi là nhận định vô cùng hoang đường. Sự hoang đường này sẽ dẫn tới hai hậu quả. Một là khiến những quốc gia khác buông lỏng cảnh giác, ví như Mỹ nếu chỉ hạn chế du khách tới từ Vũ Hán thì phạm vị này quá nhỏ. Nên nói rằng cần kiểm tra dịch với toàn bộ du khách tới từ Trung Quốc. Bởi có lẽ dịch này đã lan rộng khắp Trung Quốc. Hậu quả thứ hai là rất có thể là hành vi này của WHO đối với chính phủ Trung Quốc mà nói là một sự bao che hoặc khích lệ biến tướng.
Chuyên viên phân tích: Sự hủ bại của ĐCSTQ khiến WHO sớm đã sụp đổ
Tần Bằng, chuyên viên phân tích kinh tế, chính trị tại Hoa Kỳ, lưu ý rằng, tạp chí kinh tế chính trị “Caijing” khi công bố thông tin Tổ chức Y tế Thế giới từ chối liệt bệnh viêm phổi Vũ Hán vào “tình hình y tế khẩn cấp mang tính toàn cầu”, đã đặt riêng những chữ này thành tiêu đề, đồng thời bôi đen đoạn sau: “Cuộc họp thường niên về việc tuyên bố tình trạng y tế quốc tế khẩn cấp sẽ mang tới nhiều vốn và tài nguyên hơn, nhưng cũng có thể khiến việc chính phủ ngoại quốc hạn chế du lịch và thương mại với những khu vực này sẽ bị ảnh hưởng.”
Tần Bằng viết trên Twitter rằng dưới sự hủ bại suốt nhiều năm qua của ĐCSTQ, WHO sớm đã sụp đổ, đăng kèm tấm hình viêm phổi sau khi dịch SARS xâm chiếm:
Ngày 20/1, Tập Cận Bình, lãnh đạo ĐCSTQ, đã công khai ban bố “chỉ thị trọng yếu”. Nội dung chỉ thị tiết lộ sự câu kết hô ứng giữa ĐCSTQ và Tổ chức Y tế Thế giới. Ông Tập yêu cầu “coi trọng cao độ, tăng cường định hướng dư luận” về dịch bệnh, “tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích các biện pháp và chính sách hữu quan, kiên quyết duy hộ sự ổn định trong đại cục xã hội.” Ông Tập còn yêu cầu “phải kịp thời ban bố thông tin dịch bệnh, đẩy mạnh hợp tác quốc tế.”
Bệnh viêm phổi Vũ Hán bắt đầu từ thượng tuần tháng 12 năm ngoái, đến cuối tháng thì bị rò rỉ bởi thông tin được chia sẻ trên Weibo của một hộ lý. Nhưng thành phố Vũ Hán và chính quyền Bắc Kinh không những phản ứng chậm chạp mà còn kiểm soát dư luận, mãi tới ngày 20/1 khi Tập Cận Bình bày tỏ thái độ, thì con số lây nhiễm và tử vong mới tăng đột biến.
Đài Truyền hình Quốc tế Pháp bình luận rằng bệnh viêm phổi Vũ Hán xuất hiện rất sớm, người dân đều nói về nó, hải ngoại cũng đều đang theo dõi, chỉ riêng chính quyền vì duy trì ổn định mà né tránh, kết quả khiến số người bị sốt ngày càng nhiều, càng sốt càng cao. Bệnh viện Vũ Hán đều quá tải, hơn nữa còn lan ra cả các tỉnh thành khác tại Trung Quốc, lan ra cả châu Á, lan ra toàn thế giới. Cuối cùng Tập Cận Bình mới đứng ra lên tiếng.
Về chỉ thị của Tập Cận Bình, “Đài phát thanh Hy vọng” dẫn lời bình luận của ông Vương Đốc Nhiên cho rằng kỳ thực câu này của Tập Cận Bình ám chỉ thông tin dịch bệnh không được công bố kịp thời. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế có thể mang hàm nghĩa kép, một là tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh. Một nghĩa khác là có thể là có ý sẽ kiểm soát các tổ chức quốc tế trong câu này.
Năm 2006, trong cuộc bầu cử bổ sung chức vụ tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, ĐCSTQ đã mua chuộc các quốc gia châu Phi để Trần Phùng Phú Trân, cựu bộ trưởng bộ y tế Hồng Kông, trúng cử. Trần Phùng Phú Trân đã mang cả bộ tác phong đó tới WHO. Năm 2014, khi virus Ebola bùng phát tại Tây Phi, WHO đã bị phê phán là vô dụng và phản ứng chậm chạp. Năm 2013, đại lục bùng phát dịch cúm gia cầm, ĐCSTQ che giấu tới khi tình hình dịch bệnh tăng cao. Trần Phùng Phú Trân lại công khai “khen ngợi” ĐCSTQ xử lý dịch bệnh “công khai, minh bạch”. Khi ĐCSTQ “thu hoạch” quy mô lớn nội tạng các học viên Pháp Luân Công, tại hội nghị cấy ghép tạng quốc tế năm 2016, Trần Phùng Phú Trân lại chiếm sân khấu cho hoạt động cấy ghép tạng của ĐCSTQ. Vào tháng 6/2017, Trần Phùng Phú Trân miễn nhiệm. Tổ chức Y tế Thế giới vẫn không phản tỉnh và thay đổi.
Không chỉ trong thời gian Trần Phùng Phú Trân làm tổng giám đốc từ năm 2007 đến năm 2017, WHO đã bật đèn xanh cho ĐCSTQ, mà ngay cả sau khi Trần Phùng Phú Trân rời bỏ chức vụ, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, người Ethiopia, đảm nhiệm chức tổng giám đốc WHO cũng vậy. Suốt 10 năm đào sâu của Trần Phùng Phú Trân tại WHO, tổ chức này đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của ĐCSTQ.
Sau khi miễn nhiệm, Trần Phùng Phú Trân lại đảm nhiệm chức vụ thường ủy Hội nghị Hiệp thương Chính trị ĐCSTQ. Ngày 18/12/2018, giới quan chức báo cáo rằng: Trung ương, Quốc vụ viện ĐCSTQ tặng cho “đồng chí” Trần Phùng Phú Trân danh hiệu cải cách tiên phong, và trao tặng huy chương cải cách tiên phong, và được bình chọn là người thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực y tế “một vành đai, một con đường”.
Ngoại giới phát hiện rằng đứng trước làn sóng dịch bệnh bắt đầu bùng phát từ Vũ Hán đã lan ra toàn Trung Quốc và khắp thế giới này, WHO và giới quan chức của ĐCSTQ lại bày tỏ thái độ theo sát nhau. Ngày 14/1/2020, người phát ngôn của WHO đã tiết lộ thứ gọi là “virus corona mới 2019” Vũ Hán bị lây qua người rất hạn chế, giống như kinh nghiệm bùng phát của loại virus corona khác. Nhưng trên trang web của WHO lại không có chứng cứ chứng tỏ điều này. Điều này cho thấy Tổ chức Y tế Thế giới kỳ thực đã áp dụng cách làm của ĐCSTQ, nói rằng không có bằng chứng lây qua người một cách rõ ràng.
Triệu Bồi, bình luận viên thời sự phân tích cho rằng Tổ chức Y tế Thế giới trong đợt “viêm phổi Vũ Hán” lần này áp dụng cách nói của ĐCSTQ đã gặp phải sự chất vấn. Đầu tiên là bệnh viêm phổi lần này liệu có lây qua người hay không. Cục phó Cục quản lý dịch bệnh của Đài Loan nói, có hạn chế, chỉ người tiếp xúc ở cự ly gần, trong thời gian dài, như người nhà, người chăm sóc, rất dễ nhiễm bệnh, không giống như bệnh sởi có sức truyền nhiễm rất mạnh. Hơn nữa có thể còn có nguồn lây lan chủ yếu. Bệnh SARS và hội chứng hô hấp Trung Đông (Mers) trước kia đều thuộc mô thức lây qua người có giới hạn. Câu này đã vạch ra trọng điểm, nếu trong số người nhà có người bị sốt thì cần chú ý biện pháp phòng ngừa. Nói rằng virus “viêm phổi Vũ Hán” tương đồng như SARS, SARS không lây nhiễm qua người, điều này quả thực không ai tin nổi.
Hơn nữa, chỉ nói về số người truyền nhiễm. Vào thời điểm khi ĐCSTQ và WHO tuyên bố số bệnh nhân nhiễm bệnh chỉ có 41 trường hợp thì giáo sư Neil Ferguson, chuyên gia truyền nhiễm của Học viện Hoàng gia London chất vấn, Thái Lan có 2 trường hợp, Nhật Bản có 1 trường hợp, Trung Quốc Đại lục không thể chỉ có 41 trường hợp. Ông ước tính Vũ Hán có khoảng 1.700 người nhiễm bệnh. Vào ngày 23/1, giới quan chức Trung Quốc công bố trường hợp nhiễm viêm phổi Vũ Hán trong cả nước lên tới 571 ca, thì chuyên gia mô hình dịch bệnh này nhận định số người mắc bệnh thực sự tại thành phố Vũ Hán có thể lên tới 4.000 người, trong tình huống xấu nhất thậm chí có thể lên tới 9.700 người.
Triệu Bồi, nhà bình luận thời sự cho rằng, kỳ thực còn có một vấn đề nguy hiểm hơn chính là nguồn gốc của virus. Phân tích mã di truyền của virus corona cho thấy mối quan hệ giữa virus corona và SARS mật thiết hơn so với bất kỳ virus corona nào khác của con người. Có ý kiến rằng virus corona có thể là biến thể của SARS năm xưa. Vậy thì sẽ có vấn đề là, về lý luận virus này chỉ tồn tại trong phòng thực nghiệm sao lại có thể biến thể và lọt ra bên ngoài? ĐCSTQ và WHO đang nợ toàn thế giới một lời giải thích.
Triệu Bồi cho biết cách làm luôn luôn che giấu tình hình bệnh dịch của tổ chức ĐCSTQ này cả thế giới sớm đều đã rõ. Vào năm 2003, Trương Văn Khang, bộ trưởng Bộ y tế ĐCSTQ đã lừa dối toàn thế giới. Bác sỹ Tưởng Ngạn Vĩnh từng tiết lộ sự thực trên mạng xã hội, WHO đã tin theo cách nói của bác sỹ Tưởng Ngạn Vĩnh, đưa ra lời phê bình với ĐCSTQ, một lần nữa liệt Bắc Kinh vào khu dịch bệnh và đưa ra lời cảnh cáo các hoạt động du lịch.
Năm 2020, WHO sụp đổ đã trở thành chiếc loa của ĐCSTQ, nhưng lại giúp ĐCSTQ thâm nhập trái đắng.
Theo Trí thức VN
No comments:
Post a Comment