Cập nhật tin tức nóng hổi

Đừng nghe Trung Quốc nói, hãy xem cách họ “phản đòn”... kẻ thù

Chìm sâu trong “mớ” bòng bong của một thảm họa nhân đạo bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa, người bệnh tuyệt vọng, dân chúng giận dữ, kinh tế khủng hoảng, nội bộ chia rẽ, các nước “ghẻ lạnh”, và virus Vũ Hán biến thể ngày càng khó lường..., để đối phó, chính quyền Bắc Kinh dường như đã có một “lộ trình” rõ ràng: Đó là phải bằng mọi cách Ổn định dịch bệnh, đánh bóng tên tuổi và đáp trả “kẻ thù”…
Đừng nghe Trung Quốc nói, hãy xem cách họ “phản đòn”... kẻ thù
Chìm sâu trong “mớ” bòng bong của một thảm họa nhân đạo bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa cùng với một loạt các vấn đề nội bộ từ chính quyền đến người dân, để đối phó, Bắc Kinh dường như đã có một “lộ trình” rõ ràng: Đó là phải bằng mọi cách Ổn định dịch bệnh, đánh bóng tên tuổi và đáp trả “kẻ thù”… (Ảnh tổng hợp)

Mài dũa vũ khí

Khắp thế giới, người ta đang đặt câu về việc Trung Quốc làm thế nào để dập dịch bệnh, ổn định tình hình xã hội? Liệu có phải dựa trên các tiêu chuẩn y tế công cộng vốn đang đầy rẫy những thiếu sót, hay dựa trên tiêu chuẩn “kép” đàn áp những người bất đồng chính kiến cùng sự kiểm soát độc đảng để bưng bít sự tái bùng phát của các ổ dịch chưa được kiểm soát?

Bộ máy của ĐCSTQ được mài giũa “vũ khí” sắc bén để hòng đè bẹp mọi tiếng nói bất đồng chính kiến ​​cũng như bóp nghẹt các lời cảnh báo chính đáng. Một hệ thống tuyên truyền được thiết kế tinh vi, chỉ nhằm “phục vụ” riêng cho Đảng và Nhà nước thì không thể dựa vào đó để người dân có được thông tin chính xác và chân thực.

Đó không chỉ còn là vấn đề của riêng người dân Trung Quốc đang sống dở chết dở vì virus Vũ Hán, vì các thảm họa nhân đạo; của các doanh nghiệp đang dần đi đến ngõ cụt phá sản do phải ngừng hoạt động đột ngột, mà còn vì một thế giới đang phải cố gắng đánh giá, phân tích liệu có bao nhiêu SỰ THẬT trong “thành công” của Bắc Kinh đối với việc kiểm soát, ngăn chặn  bệnh dịch quái ác.

Đương nhiên, chính quyền Bắc Kinh chả bao giờ để yên cho SỰ THẬT lên tiếng. Nó đã khởi động cả một chiến dịch dối trá, vu khống và “đánh trả” bất cứ ai hoặc chính thể nào đi ngược lại với luận điểm của ĐCSTQ, từ siêu quyền lực cỡ như nước Mỹ cho đến đoàn nghệ thuật múa truyền thống lẻ loi, hay những thường nhân yếu thế chỉ có điện thoại, máy ảnh và ngòi bút...

Chính quyền Bắc Kinh sẵn sàng khởi động cả một chiến dịch dối trá, vu khống và đánh trả” bất cứ ai hoặc chính thể nào đi ngược lại với luận điểm của chính nó, kể cả cường quốc như Mỹ. (Ảnh: Getty)

Hãy nghe Hoàn cầu Thời báo - cái “loa” của Bắc Kinh hăm dọa nước Mỹ vào ngày 4/2, khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố bất kỳ công dân nước ngoài nào đã từng tới Trung Quốc trong 14 ngày gần nhất đều không được phép nhập cảnh vào Mỹ: “Điều tối quan trọng đối với Trung Quốc là phải nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ lợi ích của nước mình và người dân mình tại hải ngoại, đồng thời thực hiện các bước đi cụ thể để phản ứng với mọi tình huống. Các biện pháp cụ thể này bao gồm việc tặng thưởng cho những việc làm tốt và trừng phạt những hành vi có mục đích xấu” .

Ôm hận chờ thời...

Khi virus Vũ Hán bắt đầu lan ra ngoài biên giới Trung Quốc, một loạt các nước và vùng lãnh thổ như Ý, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Nga… đã đóng sầm cánh cửa với quốc gia này. Và ngay cả các nước đồng minh bạn bè tham gia vào “Con đường Tơ lụa mới” của Trung Quốc như Philippines và Kazakhstan cũng ngoảnh mặt làm ngơ.

Bắc Triều Tiên - quốc gia chủ yếu sống “tầm gửi” vào ông anh cả Trung Quốc còn nhanh nhảu hơn, ngoài việc đóng cửa biên giới còn sẵn sàng xử tử bất kỳ ai “dám” ôm bom virus Vũ Hán lăng quăng đi khắp nước.

Ngoài những tác động bất lợi đến chính trị, kinh tế và ngoại giao, Trung Quốc còn phải hứng chịu một làn sóng kỳ thị khắp nơi. Các nhà hàng, khách sạn, địa điểm tham quan... trên khắp thế giới đều từ chối phục vụ người Trung Quốc, và họ bị xa lánh như thể là những người nguy hiểm mang theo virus lây nhiễm.

Với một thể chế độc tài gian trá luôn tìm mọi cách quảng bá một Trung Quốc “mạnh mẽ, tự tin”, “một đối tác hào phóng và có trách nhiệm” nhưng không ngần ngại khoa trương “sức mạnh cơ bắp” và sẵn sàng “vu khống, đốp chát không ngoan nhượng” trên mặt trận truyền thông, Trung Quốc chưa bao giờ nhận phải “quả đắng” đến như vậy.

Truyền thông nhà nước đã đăng tải những bài bình luận nặng nề, buộc tội chủ nghĩa kỳ thị, phân biệt chủng tộc của phương Tây, trong khi các nhà ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng gay gắt đối với các quốc gia đóng cửa biên giới, hủy các chuyến bay hoặc hạn chế đi lại tới nước này.

Trong đó số đó, Hoa Kỳ là quốc gia bị chính quyền Bắc Kinh lên án mạnh mẽ nhất vì đã “gây ra sự sợ hãi và gieo rắc nỗi hoảng loạn” do đã ban hành lệnh cấm nhập cảnh "không cần thiết" đối với du khách Trung Quốc (theo bà Hua Chunying, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc).
Đừng nghe Trung Quốc nói, hãy xem cách họ “phản đòn”... kẻ thù
Theo bà Hoa Xuân Oánh: Hoa Kỳ gây ra sự sợ hãi và gieo rắc nỗi hoảng loạn” do ban hành lệnh cấm nhập cảnh không cần thiết đối với du khách Trung Quốc. (Ảnh: Friends of Europe - Flickr/CC BY 2.0)

Có điều, nói người mà không ngẫm ta, ĐCSTQ không nhận thức ra rằng, các quốc gia trên thế giới chỉ đang lặp lại những gì mà Bắc Kinh đã “đối xử” với người dân tỉnh Hồ Bắc: Phong tỏa, cô lập, kỳ thị những người đến từ tâm dịch Vũ Hán. Khi Trung Quốc “giãy nảy” chỉ trích các quốc gia khác, nào có khác chi người dân Hồ Bắc trong cơn tuyệt vọng chỉ trích lại chính quyền trung ương.

Đánh trả kẻ thù Mỹ quốc

Song song với chiến dịch “lăng xê” các số liệu giả mạo để chứng minh dịch bệnh ổn định, xuất bản sách tự ca ngợi đường lối lãnh đạo “chống dịch” anh minh sáng suốt của Đảng, Trung Quốc bắt đầu “phản đòn” bằng cách trục xuất các nhà báo, tấn công các màn “phân biệt chủng tộc”, phê phán chính phủ các nước phản ứng chậm trễ, và ám chỉ virus Vũ Hán có nguồn gốc từ nơi khác.

“Đòn” phản công đầu tiên nhắm vào tờ Der Spiegel của Đức vì đã “dám” đăng bức ảnh một người đàn ông trong bộ đồ bảo hộ và mặt nạ với chú thích Made in China. Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin đã “cấm cửa” tờ báo và ra tuyên bố: “Không nên sử dụng dịch bệnh như một cái cớ để phân biệt đối xử và bài ngoại”.

Tiếp theo, ba phóng viên của tờ Tạp chí Phố Wall có văn phòng đặt tại Bắc Kinh đã bị Bộ Ngoại giao Trung Quốc trục xuất về nước vì đã đăng bài viết có tiêu đề: “Trung Quốc là gã ốm yếu của châu Á”.

Một mặt khen ngợi các quốc gia thân thiện đã mở cửa đón nhận khách du lịch Trung Quốc trở lại, mặt khác chính quyền Bắc Kinh bắt đầu tiến hành các biện pháp trả đũa các quốc gia đã từng “phong bế” mình bằng cách áp đặt các hạn chế du lịch (gồm 14 ngày cách ly) đối với du khách đến từ Ý, Iran, Hàn Quốc và Nhật Bản khi tới Trung Quốc. Và lệnh cấm này tiếp tục mở rộng cho tất cả các công dân quốc tế bay tới Bắc Kinh, đều phải đối mặt với “số phận” hẩm hiu tương tự bất kể họ khởi hành từ đâu. 

Có điều, chính cái lệnh áp đặt hạn chế du lịch này của Trung Quốc đang “vận dụng” y hệt lệnh cách ly mà Tổng thống Donald Trump áp cho Trung Quốc, mà chính bà phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng phản ứng dữ dội, gọi biện pháp này là “không cần thiết”.
Đừng nghe Trung Quốc nói, hãy xem cách họ “phản đòn”... kẻ thù
Bắc Kinh tiến hành biện pháp trả đũa các quốc gia đã từng phong bế” mình bằng cách áp đặt hạn chế du lịch khi tới Trung Quốc. Nhưng chính lệnh áp đặt hạn chế này của Trung Quốc lại y hệt lệnh cách ly mà Tổng thống Trump áp cho Trung Quốc, điều mà họ gọi là không cần thiết. (Ảnh: Getty)

Tuy nhiên, lệnh áp đặt này của chính quyền Bắc Kinh có phần hơi mỉa mai và châm biếm, bởi lẽ con virus Vũ Hán mà các quốc gia trên thế giới đang phải chống chọi, lại xuất phát từ chính quốc gia này.

Nhưng liệu Trung Quốc có “ngây ngô’’ không khi ban hành lệnh hạn chế du lịch với các công dân quốc tế? Câu trả lời tất nhiên là: Không. Tất cả các động thái này đều nằm trong chiến dịch tuyên truyền của ĐCSTQ: Con virus Vũ Hán có nguồn gốc ở nơi khác.

Trong nước, ĐCSTQ chơi con bài “địa chính trị” với virus, mà thủ thuật đầu tiên của nó là gieo rắc sự nghi ngờ vào đầu người dân Trung Quốc, giúp nuôi dưỡng một loại học thuyết âm mưu đang được các nhà ngoại giao, các quan chức, dư luận viên, các nhà khoa học “o bế” để lan truyền: Con virus Vũ Hán có nguồn gốc từ… Mỹ quốc.

Để hợp thức hóa cho thuyết âm mưu này, bước đầu tiên là cần phải thay tên đổi họ cho “em Covy” khi nó có cái tên “cúng cơm” ban đầu là Viêm phổi Vũ Hán hay Virus Vũ Hán. Với sự “hợp tác” của WHO, Trung Quốc đã hoãn tên đổi họ thành công cho nó bằng cái tên coronavirus, nCoV-19, COVID-19, tiếp đó là SARS-2. Miễn sao từ nay, virus này phải né bằng được cái yếu tố “địa chính trị” lừng danh liên quan đến “Vũ Hán-Trung Quốc”.

Tiếp đến, các nhà ngoại giao, truyền thông nhà nước và các quan chức Trung Quốc tiếp tục khuyến khích ý tưởng rằng virus đến từ Mỹ. Ngày 5/3, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Zhao Lijian đã trả lời úp mở về việc MXH Trung Quốc lan truyền về coronavirus không phải từ Trung Quốc. Ông ta trả lời rằng: ”Không ai biết chắc chắn về nguồn gốc của nó”.

Đúng một tuần sau, Zhao Lijian đã “mạnh dạn” tweet rằng, đó có thể là do quân đội Hoa Kỳ đã mang coronavirus đến Trung Quốc. Kể từ thời điểm đó, một thuyết âm mưu được ĐCSTQ “khuyến khích” đã lan truyền rầm rộ trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, mà không phải chịu bất cứ sự kiểm duyệt thường thấy nào trong suốt vài tuần qua.

Thuyết âm mưu nói rằng 300 vận động viên của quân đội Hoa Kỳ đã tới Vũ Hán tham dự Thế Vận hội quân sự lần thứ 7 vào tháng 10/2019 đã mang theo virus và truyền nhiễm cho Trung Quốc. “Hãy minh bạch! Công khai dữ liệu! Mỹ nợ chúng tôi một lời giải thích!”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Zhao Lijian đã viết những lời “trắng trợn” như vậy.
Đừng nghe Trung Quốc nói, hãy xem cách họ “phản đòn”... kẻ thù
Động thái hạn chế du lịch với các công dân quốc tế đều nằm trong chiến dịch tuyên truyền của ĐCSTQ: Con virus Vũ Hán có nguồn gốc ở nơi khác. Từ việc úp mở đến việc công khai tuyên bố Hoa Kỳ là thủ phạm gieo rắc virus vào Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình NTD - Youtube)

Bình luận của Zhao Lijian kèm theo một video từ một phiên điều trần của quốc hội Hoa Kỳ trong đó Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cho biết trong video rằng một số bệnh nhân được chẩn đoán trước đó chết vì cúm được phát hiện đã có thể chết vì coronavirus.

Câu trả lời mơ hồ của ông giám đốc CDC đã được ĐCSTQ “túm” lấy, nạp thêm nhiên liệu cho học thuyết âm mưu của mình, đã giành được sự “đồng cảm” mãnh liệt trong cộng đồng mạng suốt hơn hai tuần qua ở Trung Quốc, khiến nhiều cư dân mạng nước này tin thật rằng: Chủng coronavirus không phải xuất phát từ Trung Quốc . 

“Nguồn gốc thực sự của virus là từ Hoa Kỳ”; “Người Mỹ nợ thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, một lời xin lỗi”; “coronavirus Hoa Kỳ”... là những lời bình luận phổ biến của cư dân mạng Trung Quốc. 

Sự dối trá trắng trợn của Trung Quốc “đổ vấy” nguồn gốc virus cho Mỹ liệu có khởi tác dụng bên ngoài đất nước, khi nhiều quốc gia trên thế giới trong đó các quan chức Mỹ đã gọi thẳng “thuật ngữ” Virus Vũ Hán hay Viêm phổi Vũ Hán mà không hề né tránh, bất chấp sự “ngăn cản” của WHO? Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từng phát biểu trong ngày “đổi tên” (11/2) cho Virus Vũ Hán rằng, cái tên mới này sẽ ngăn chặn mọi người sử dụng các tên khác mà “có thể là không chính xác hoặc gây kỳ thị”.

Câu trả lời là: Dù các quan chức Trung Quốc có hẳn một chiến dịch tuyên truyền cả trong và ngoài đất nước, nhưng mục đích chính trong nỗ lực tuyên truyền luận điệu sai lệch về xuất xứ của con virus chủ yếu là nhằm vào người dân trong nước.

Để giải tỏa áp lực trong nước, khi sự phẫn nộ trong dân chúng đang ngày càng dâng cao, hầu hết người dân đều bày tỏ sự thất vọng nghiêm trọng về cách chính quyền Bắc Kinh xử lý khủng hoảng, và nhằm chặn đứng làn sóng quy kết các quan chức chính phủ là thủ phạm chính gây ra thảm họa chết người: Cách tốt nhất chính là đổ vấy cho “kẻ thù” Mỹ đã tạo ra con virus nguy hiểm này.

Chiến dịch này không chỉ nhằm “chuyển lửa” phẫn nộ của dân chúng ra bên ngoài biên giới cho… kẻ thù “hứng đạn”, mà còn nhằm mục đích đánh lạc hướng công luận để “tẩy trắng” hồ sơ “thí mạng” dân đen của ĐCSTQ.

Hẳn nhiên đã dối trá thì phải có cả một chiến dịch dối trá đến tận cùng...
Đừng nghe Trung Quốc nói, hãy xem cách họ “phản đòn”... kẻ thù
Với sự hợp tác” của WHO, Trung Quốc đã hoãn tên đổi họ thành công cho nó bằng cái tên coronavirus, nCoV-19, COVID-19, tiếp đó là SARS-2. Miễn sao từ nay, virus này phải né bằng được cái yếu tố địa chính trị” lừng danh liên quan đến Vũ Hán-Trung Quốc”. (Ảnh: Getty)

“Đối với kẻ thù, chúng ta có súng ngắn!”

Ngày 3/2/2020, khi virus viêm phổi Vũ Hán hoành hành dữ dội khắp Trung Quốc, thì tại Trung Nam Hải, chủ tịch Tập Cận Bình đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với cơ quan quyền lực nhất - Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Chủ đề mà 7 ủy viên quyền lực thảo luận trong ngày hôm ấy chính là làm thế nào để quản lý và lèo lái “dư luận” một cách công khai.

Các quan chức đã “nhất trí” rằng, phải kể một “câu chuyện” về cuộc chiến chống dịch bệnh của ĐCSTQ với tinh thần đoàn kết cao của người dân Trung Quốc. Trong nước thì đã có truyền thông nhà nước và đội quân dư luận viên đông đảo đảm trách, còn ngoài nước sẽ do…. các nhà ngoại giao Trung Quốc lo liệu. Bất cứ ai lên tiếng đi ngược lại với luận điệu của Đảng đều phải “lĩnh đạn” đủ.

Cách “hữu hiệu” để các nhà ngoại giao Trung Quốc chuyển tải thông điệp của chính quyền Bắc Kinh tới chính phủ và người dân thế giới chính là qua Twitter - trớ trêu thay lại là nền tảng đang bị chặn tại Trung Quốc, nhưng giờ lại nhanh chóng trở thành công cụ được ưa chuộng của ĐCSTQ khi nó muốn khuếch đại tiếng nói của mình trên toàn cầu.

Tháng 10/2018, hai học giả là Zhao Alexandre Huang và Rui Wang chuyên nghiên cứu việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ tìm thấy có 17 tài khoản Twitter vào thời điểm đó. Nhưng đến cuối tháng 12/2019, họ nhận thấy các nhà ngoại giao Trung Quốc đã tham gia Twitter với số lượng đông hơn bao giờ hết: 80 tài khoản.

Các quan chức ngoại giao Trung Quốc đã sử dụng Twitter để lặp đi lặp lại những lời khen ngợi đối với các chính sách kiểm soát dịch bệnh của Bắc Kinh. Họ quảng bá công việc anh hùng của các bác sĩ và y tá Trung Quốc trong đại dịch. Họ cũng không quên nhắc là “sẽ không có nỗ lực nào thành công chia rẽ nổi Trung Quốc” và khi cần họ sẵn sàng hăm dọa “những người chơi với lửa sẽ chỉ bị bỏng”.

Trong khi đại sứ tại Anh là Liu Xiaoming hay ông đại sứ tại Hoa Kỳ là Cui Tiankai vào ngày 31/1 tweet những lời tán dương sáo rỗng kiểu: “Đảng cộng sản đã lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn. Giờ chúng ta hợp nhất để chiến đấu chống lại #Nigscoronavirus và chúng ta hoàn toàn tự tin để chiến thắng trong trận chiến này. Đảng tuyệt vời, Nhân dân tuyệt vời…”, thì cũng có ông đại sứ sẵn sàng dùng ngôn ngữ “phường chợ” đe dọa người bình luận.

Khi bị cư dân mạng nước ngoài hỏi khó rằng: Liệu chủ nhân của những chiếc giường bệnh đang trống là do ĐCSTQ “trừ khử” hay không?, ngài Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Kolkata (Ấn Độ) là Zha Liyou đã tweet (ngày 16/2) rằng: “Theo cách mày nói thì mày sẽ giống như virus và mày sẽ bị trừ khử giống hệt virus!”.
Đừng nghe Trung Quốc nói, hãy xem cách họ “phản đòn”... kẻ thù
Cách hữu hiệu” để các nhà ngoại giao Trung Quốc chuyển tải thông điệp của chính quyền Bắc Kinh tới chính phủ và người dân thế giới chính là qua Twitter - trớ trêu thay lại là nền tảng đang bị chặn tại Trung Quốc. (Ảnh: Needpix)

Ngoài Twitter, các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng đang ngày càng trở nên hiếu chiến. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 2/2020 với tờ The Economist, đại sứ Trung Quốc tại Thụy Điển, ông Gui Congyou đã cảnh báo rằng: “Đối với kẻ thù của chúng tôi, chúng tôi có súng ngắn”.

Còn đại sứ tại Nam Phi Lin Songtian đã chỉ trích ông Ngoại trưởng Mike Pompeo và chính phủ Mỹ như sau: “Kể từ khi ông Pompeo bôi nhọ ĐCSTQ và tấn công hệ thống chính trị của Trung Quốc, tôi không thể không hỏi ông ta 8 câu hỏi sau đây về việc hệ thống của Mỹ có thể làm tương tự hay tốt hơn những gì mà Trung Quốc đạt được. Các câu trả lời rõ ràng rằng Hoa Kỳ không thể và sẽ không làm được”.  Đồng thời, ông cũng không quên tweet thêm vào ngày 8/3: “Mặc dù dịch bệnh bùng phát đầu tiên ở Trung Quốc, nhưng điều đó không nhất thiết là virus có nguồn gốc từ Trung Quốc, chứ đừng nói là ‘sản xuất’ tại Trung Quốc”.

Nguyên do ngài đại sứ Trung Quốc tại Nam Phi “bức xúc” tweet như vậy là vì trước đó 2 ngày, vào ngày 6/3, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi phát biểu trên Fox News và CNBC đã gọi trực tiếp cái tên “Virus VŨ HÁN” (Wuhan virus). Ông Mike Pompeo còn cho biết: “Vi khuẩn Vũ Hán không phải là từ ngữ do tôi đặt ra, mà chính nhà cầm quyền Bắc Kinh đã nói Vũ Hán là nơi khởi đầu của virus”. 

Đối với chính quyền Bắc Kinh, việc bị vạch mặt điểm tên trước bàn dân thiên hạ về nguồn gốc xuất xứ của con virus là điều không thể chấp nhận được. Tất cả những gì ĐCSTQ muốn lúc này là, cần phải cho mối liên quan giữa Trung Quốc và con virus vĩnh viễn… biến mất.

Kẻ thù bao gồm… các nghệ sĩ nước ngoài

Kể từ ngày 31/12 năm ngoái, tin tức về bệnh viêm phổi Vũ Hán và sự lây lan của nó đã trở thành chủ đề thống trị trên MXH Trung Quốc, là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Weibo. Chỉ trong vòng 1 tuần vào cuối tháng Giêng,

Chinese Human Rights Defenders (Người bảo vệ Nhân quyền TQ) đã ghi nhận 254 cư dân mạng đã bị chính quyền Bắc Kinh bắt giữ vì lan truyền “tin đồn nhảm”.

Cảnh sát trên khắp Trung Quốc cũng được huy động để theo dõi, sách nhiễu các nhà hoạt động nhân quyền, những người bất đồng chính kiến và giới luật sư, bác sĩ buộc họ phải im lặng về việc chính phủ xử lý dịch bệnh cũng như đe dọa xử phạt hình sự nếu “dám” chia sẻ tin tức ra bên ngoài Trung Quốc.

Những người bày tỏ sự bất mãn đều có thể bị tống vào tù. Báo chí bị kiểm duyệt trong khi các phóng viên độc lập cố gắng đưa tin đều bị cản trở, giam giữ và các bài viết trên MXH đều bị xóa thẳng tay. Nhân viên y tế bị bịt miệng và các tổ chức thiện nguyện đều bị trấn áp không thể hoạt động trên tuyến đầu để hỗ trợ các bệnh viện và những người dân lâm vào cảnh khốn cùng bởi lệnh phong tỏa của chính quyền Nhà nước.
Đừng nghe Trung Quốc nói, hãy xem cách họ “phản đòn”... kẻ thù
Chính quyền Trung Quốc không cho phép những tiếng nói trái ngược với luận điểm của mình lên tiếng. Bất kỳ ai chống đối đều bị theo dõi, hù dọa, xử phạt hoặc bỏ tù. (Ảnh: Getty)

Không chỉ coi một bộ phận người dân trong nước là kẻ thù “khó bảo”,  các nhiếp ảnh gia, họa sĩ truyện tranh, các vũ công và đoàn nghệ thuật ở bên ngoài lãnh thổ đại lục mà Bắc Kinh coi là thù địch cũng phải đối mặt với sự kiểm duyệt và bôi nhọ từ các hành động trực tiếp của Bắc Kinh, hay bị kiểm duyệt bởi các nhà tổ chức sự kiện chịu áp lực từ ĐCSTQ.

Ngày 19/2, hongkong fp báo cáo, trang web Giải thưởng Nhiếp ảnh Thế giới Sony đã gỡ bỏ những bức ảnh liên quan đến cuộc biểu tình ở Hồng Kong của các nhiếp ảnh gia Ko Chung-ming, David Butlow và Adam Ferguson với lời giải thích là do “tính chất nhạy cảm”.

“Tính chất nhạy cảm” nằm ở chỗ, 10 bức ảnh trong bộ sưu tập mang tên Vết thương của Hồng Kông của nhiếp ảnh gia Ko Chung-ming đã khắc họa chân thực các vết thương và vết sẹo mà người dân Hồng Kông phải chịu đựng từ sự đàn áp của hắc cảnh Hồng Kông - tay sai của ĐCSTQ, trong các cuộc biểu tình đòi quyền tự do và dân chủ cho quốc đảo.

Ko Chung-ming cũng là một trong số tác giả vào lọt vào vòng chung kết của hạng mục ảnh Tư liệu. Động thái gỡ bỏ các bức này đã làm dấy lên mối lo ngại về “bàn tay” kiểm duyệt của ĐCSTQ, gây áp lực lên ban tổ chức Giải thưởng Nhiếp ảnh Thế giới.

Ngày 7/2, một cuộc triển lãm nghệ thuật của tổ chức phong trào dân chủ Hồng Kông đã diễn ra tại New South Wales (Úc). Tuy nhiên, chủ sở hữu phòng trưng bày đã yêu cầu ban tổ chức phải loại bỏ các tác phẩm của nghệ sĩ bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc Baidiucao. Điều này đã khiến người ta liên tưởng đến việc chủ sở hữu phòng tranh có thể bị các quan chức Trung Quốc tại Úc đe dọa.

Tháng 3/2020, tại Perth (Úc), giám đốc một trung tâm sân khấu của Perth Theatre Trust là ông Glenn Hall đã phải xin lỗi trực tiếp các quan chức tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở East Perth sau khi “dám” tổ chức một buổi biểu diễn múa truyền thống của Đoàn nghệ thuật múa truyền thống Shen Yun.

Còn tại Hoa Kỳ, các quan chức y tế công cộng nước này đã phải vất vả bác bỏ những tin đồn sai lệch, rằng những người tham dự buổi biểu diễn múa Shen Yun có nguy cơ bị nhiễm virus Vũ Hán từ các vũ công gốc Trung Quốc. Cần lưu ý rằng, đây là đoàn nghệ thuật biểu diễn văn hóa nghệ thuật Trung Hoa cổ truyền có trụ sở đặt tại New York (Mỹ), nhưng lại bị đặc vụ và quan chức của ĐCSTQ thường xuyên quấy rối, phá hoại.
Đừng nghe Trung Quốc nói, hãy xem cách họ “phản đòn”... kẻ thù
Bắc Kinh nhúng tay can thiệp tung tin đồn hiểm họa lây nhiễm virus Vũ Hán cho cộng đồng, khi tham dự các chương trình biểu diễn của Đoàn nghệ thuật Shen Yun, nhằm gây tác động cản trở, mục đích cuối cùng là để khiến các chương trình này bị hủy bỏ. (Ảnh: Epoch Times)

Nhân viên tại một số nhà hát trên khắp Hoa Kỳ, nơi đoàn biểu diễn Shen Yun dự kiến ​​biểu diễn đã nhận được rất nhiều cú điện thoại từ Trung Quốc gọi đến, đưa ra những tin đồn cáo buộc sai lệch này. Nhân viên nhà hát cũng nhận được các email cá nhân có tên Trung Quốc cũng đưa ra tuyên bố không có thật tương tự.

Tin đồn virus Vũ Hán lây lan trở nên tồi tệ ở thành phố Salt Lake đến nỗi Bộ Y tế Utah đã đưa ra một dòng tweet trấn an mọi người rằng: “Chúng tôi biết một số tin đồn liên quan đến các buổi biểu diễn của đoàn nghệ thuật múa Shen Yun ở SLC. Chúng tôi đã điều tra và không có lý do gì để tin rằng bất kỳ thành viên nào trong đoàn múa Shen Yun bị nhiễm virus Vũ Hán. Những màn trình diễn này không gây rủi ro cho cư dân Utah”.

Theo báo cáo của tờ Daily Beast, phát ngôn viên của Bộ Y tế công cộng Philadelphia nói rằng, những tuyên bố sai lầm đến từ Trung Quốc đó là một sự xấu hổ, đoàn nghệ thuật múa Shen Yun không phải là mối đe dọa.

Không chỉ ở Úc hay Hoa Kỳ, chiến dịch tung tin đồn về virus Vũ Hán còn được các nhà ngoại Trung Quốc áp dụng y hệt ở Hàn Quốc. Người quản lý một nhà hát tại Hàn Quốc cho biết, ông đã nhận được cuộc gọi từ một phóng viên - người đã được nhân viên lãnh sự quán Trung Quốc cung cấp thông tin rằng, “một số nghệ sĩ của đoàn nghệ thuật Shen Yun đến từ tâm chấn Vũ Hán, và thật nguy hiểm khi cho phép Shen Yun biểu diễn”.

Những tin đồn này rõ ràng được dàn dựng bởi các đặc vụ và quan chức ngoại giao Trung Quốc, những người đã sử dụng một loạt các mánh khóe dối trá và vu khống trong suốt nhiều năm nhằm phá hoại đoàn nghệ thuật Shen Yun. Thật xấu hổ, ĐCSTQ thậm chí đã “tận dụng” mối nguy hiểm của virus Vũ Hán để lan truyền những tin đồn nhằm phá hoại “kẻ thù” của nó.

Mâu thuẫn ở chỗ, trong khi chính quyền Bắc Kinh phản ứng dữ dội tư tưởng bài Trung Quốc, chối đây đẩy nguồn gốc bệnh dịch xuất phát từ Vũ Hán và “bơm” vào đầu người dân trong nước về virus xuất xứ tại Mỹ, thì ngược lại ở nước ngoài, họ lại dùng đúng cái tên virus Vũ Hán để lan truyền tin đồn thất thiệt, trong nỗ lực kích động sự phân biệt đối xử, bắt người dân thế giới phải nơm nớp sợ hãi nó, và buộc các “đối tác” muốn làm ăn với Trung Quốc phải “cắt đứt” mọi liên hệ với “kẻ thù” của ĐCSTQ.

Lạ một điều, Shen Yun là đoàn nghệ thuật được thành lập vào năm 2006 bởi các nghệ sĩ Mỹ gốc Hoa, những người muốn hồi sinh nền văn hóa đích thực, truyền cảm hứng về nền văn hóa truyền thống từng một thời rực rỡ huy hoang của Trung Hoa chia sẻ ra với toàn thế giới. Vậy mà đoàn nghệ thuật  này bị ĐCSTQ điên cuồng chống phá, ngay cả trong mùa dịch virus Vũ Hán.

Bất cứ một sự kiện gì xảy ra, chính quyền Bắc Kinh sẽ có ngay một chiến dịch dối trá, vu khống. Nhưng sau mỗi sự kiện, đều càng làm bộc lộ ra bản chất lừa lọc trắng trợn, giấu đầu hở đuôi của nó. Bất kỳ ai không đồng quan điểm với ĐCSTQ, đều “dễ dàng” trở thành kẻ thù của họ. Vậy nên, “kẻ thù” của Trung Quốc có mặt ở khắp muôn nơi....

Xuân Trường/NTDVN , ,

No comments:

Post a Comment