Cập nhật tin tức nóng hổi

Xử phạt người vi phạm không cần chứng minh: Cú đánh dưới thắt lưng ông Khuất Việt Hùng?

Một phát ngôn của ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia từ 7/3/2019 bất ngờ được "móc" lại và tràn lan trên mạng xã hội.
Xử phạt người vi phạm không cần chứng minh: Cú đánh dưới thắt lưng ông Khuất Việt Hùng?

Xử phạt người vi phạm không cần chứng minh: Cú đánh dưới thắt lưng ông Khuất Việt Hùng?
"TINH THẦN" mà ông Hùng đề xuất vào tháng 3/2019 về XỬ LÝ VI PHẠM TẠI HIỆN TRƯỜNG, mình xin trích đăng trao đổi với ông đêm qua:

"Quy định về NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT PHẢI chứng minh hành vi có lỗi của người bị xử phạt vi phạm hành chính là đúng và rất văn minh và đang được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính của Việt Nam.

Tuy nhiên trong thực thi lại có 2 nhóm người thực hiện.

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN và NGƯỜI XỬ PHẠT

Trong đó lại có những hành vi có thể phạt trực tiếp mà không cần biên bản, dẫn đến NGƯỜI XỬ PHẠT và NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN lại có thể là 1 người.

Do Luật ghi NGƯỜI XỬ PHẠT PHẢI CHỨNG MINH trong khi đó trong Luật lại không định nghĩa luôn về NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM XỬ PHẠT và NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM LẬP BIÊN BẢN mà những khái niệm này lại để hướng dẫn trong hàng chục Nghị định khác nhau, rối rắm.

Điều này làm cho nhiều người hiểu rằng NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN chính là NGƯỜI XỬ PHẠT trong mọi trường hợp, dẫn đến quan niệm sai là phải mang bằng chứng vi phạm ngay tại hiện trường để chứng minh trước mặt người bị xử phạt trước khi lập biên bản vi phạm hành chính. Khi không được thỏa mãn, người vi phạm tranh cãi, gây trở ngại thậm chí chống đối người thi hành công vụ ngay tại hiện trường, gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng tính tôn nghiêm của Pháp Luật.

Hiện tại, ở Việt Nam khi xử phạt hành chính (về vi phạm TTATGT) NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (CSGT) sẽ xác định hành vi vi phạm và ghi vào biên bản vi phạm (đó thực ra là đã chứng minh và mô tả bằng văn bản), người vi phạm có thể ký hoặc không ký vào biên bản xử phạt. Trường hợp ký tức là đồng ý, không ký tức là không đồng ý.

Trên cơ sở biên bản, người có thẩm quyền xử phạt sẽ ra quyết định xử phạt gửi quyết định kèm biên bản cho người bị phạt; khi đó người bị phạt có thể nộp phạt nếu họ đồng ý là mình có hành vi vi phạm như trong biên bản.

Trường hợp không đồng ý họ có thể khiếu nại hành chính hoặc kiện người ra quyết định ra toà.

Trường hợp này người xử phạt (gồm người lập biên bản và người ký quyết định xử phạt) phải mang đầy đủ bằng chứng (được pháp luật công nhận) để CHỨNG MINH hành vi vi phạm của người bị xử phạt trước cấp trên hoặc tại toà.

Mình đề nghị với Ủy ban tư pháp xem xét sửa đổi quy định CHỨNG MINH VI PHẠM để làm rõ và tránh hiểu là chứng minh tại hiện trường trước mặt bên bị phạt.

Mình lấy ví dụ: Mình lái xe vượt đèn đỏ, CSGT yêu cầu dừng xe, mình sẽ dừng xe theo yêu cầu tại vị trí dừng được phép. Mình xuống xe và yêu cầu CSGT chứng minh hành vi vi phạm ngay tại hiện trường. Khi đó nếu tại nút giao có camera để truy xuất ngay dữ liệu thì CSGT có thể thực hiện ngay.

Trường hợp không có camera và chưa thể truy xuất ngay, CSGT sẽ không thể đưa bằng chứng video hay hình ảnh về thời điểm mình chạy qua nút trong trường hợp đèn đỏ. Mình nhất định không đồng ý ký biên bản và nhất định đòi CSGT phải chứng minh nếu không mình sẽ không đi, mình sẽ nói thật lớn, tạo đám đông, gây mất trật tự và ùn tắc giao thông...

Vấn đề là việc không định nghĩa rõ ràng, minh bạch hai nhóm NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM XỬ PHẠT và NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM LẬP BIÊN BẢN ngay từ Luật tạo ra một quan niệm sai về CHỨNG MINH trong xã hội.

Cần sửa để làm rõ và giúp thực thi pháp luật tốt và đúng tinh thần nhân văn"./.

Ý kiến trên thì các tài xế cũng dễ hiểu (và phản biện). Vụ "đánh" mới khó hiểu, và bản thân ông Khuất Việt Hùng cũng tỏ ra bất ngờ, không biết vì sao lại bị "đánh". Hồi đầu 2019, anh em báo chí cũng có phản biện, Tiền Phong sửa lại tựa bài, ông Khuất Việt Hùng cũng giải thích và được dư luận thuận nghe.

Theo Trương Châu Hữu Danh , , ,

No comments:

Post a Comment