Các tin tức về việc Trung Quốc phải phong tỏa trở lại một huyện miền trung làm dấy lên câu hỏi rằng liệu Đảng Cộng sản Trung Quốc có quá vội vã trong khi tuyên bố chiến thắng dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, và điều đó thể gây tác động gì đến các nước đã sử dụng số liệu của Trung Quốc làm tham chiếu?
Ông Tập Cận Bình đeo khẩu trang vẫy tay với người dân ở đang ở trên ban công tòa nhà cao tầng tại quân Triều Dương ngày 10/2 (Ảnh cắt từ video)
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence hôm thứ Năm (2/4) nói rằng nếu Trung Quốc thực sự đã minh bạch về COVID-19, thế giới chắc chắn đã phải có một sự chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với đại dịch này.
“Đơn giản là không ai có thể nghi ngờ việc Trung Quốc không thẳng thắn với thế giới về dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn tới cách thế giới phản ứng”, ông Pence nói trong cuộc phỏng vấn với một kênh radio của Fox News.
Cùng ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi họp báo công khai cũng tỏ ra nghi ngờ số liệu thống kê của Trung Quốc. Ông nói:
“Con số của họ dường như hơi thấp một chút, và tôi rất tế nhị khi nói như vậy, một cách tương đối với những gì chúng ta chứng kiến và những gì được báo cáo”.
“Còn về con số của họ có đúng hay không? Tôi không phải là kế toán của Trung Quốc”, ông Trump nói với phóng viên.
Bình luận của tổng thống và phó tổng thống Mỹ xuất hiện sau khi Bắc Kinh phải ra lệnh phong tỏa trở lại huyện Giáp, thuộc tỉnh Hà Nam, nằm kế tỉnh Hồ Bắc – trung tâm của đại dịch ở Trung Quốc, trong bối cảnh người Trung Quốc ngày càng lo ngại về làn sóng lây nhiễm virus corona mới thứ hai đang xuất hiện tại nước này.
Tờ SCMP của Hồng Kông đưa tin rằng toàn bộ 600.000 người dân tại huyện Giáp được lệnh phải ở yên trong nhà trừ những nhiệm vụ bất khả kháng.
Việc đặt trở lại phong tỏa có nghĩa là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trừ cửa hàng thực phẩm, bệnh viện, quầy thuốc và trạm xăng đều phải đóng cửa. Chính quyền địa phương nói rằng đã có những người mới bị lây nhiễm sau khi tiếp xúc với 2 bác sĩ tại huyện Giáp có kết quả dương tính mặc dù họ không có triệu chứng.
Trong thời gian qua Trung Quốc đã nỗ lực hết sức để xóa đi hình ảnh của một nơi mà đại dịch bắt nguồn và lan rộng.
Thậm chí khi ông Tập tiến hành chuyến công du khải hoàn của mình tại Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, các y tá giấu tên đã nói với tờ Financial Times rằng con số báo cáo của Bắc Kinh là không chính xác.
Họ cảnh báo “các ca nhiễm ẩn” không được tính đến và cho đến tận tuần này, Trung Quốc vẫn loại bỏ những người nhiễm virus không triệu chứng ra khỏi con số thống kê chính thức. Việc này đã làm dấy lên nghi ngờ về số liệu lây nhiễm chính thức, cũng việc Bắc Kinh sẵn sàng làm những gì để khởi động lại nền kinh tế và tự họa mình là kẻ đánh bại được dịch bệnh COVID-19.
“Những bác sĩ tôi biết đều nói lại với tôi rằng bệnh viện và Ủy ban Y tế Quốc gia sử dụng tất cả các phương tiện họ có để kiểm soát cách thống kê số ca mới”, một y tá giấu tên nói với Financial Times.
“Nó cực kỳ đáng ngại khi tiếp tục khoe khoang ‘không có ca bệnh mới’. Cũng vô cùng rủi ro và có thể sẽ biến những hy sinh tại Vũ Hán và toàn bộ tỉnh Hồ Bắc trở thành vô nghĩa”.
Sự lo ngại trong công chúng về làn sóng lây nhiễm thứ hai tại Trung Quốc đã nổi lên gần đây, trong bối cảnh Trung Quốc bắt đầu nới lỏng hạn chế ở nhiều nơi.
Các hành động của Trung Quốc đặt ra thách thức cơ bản cho giới khoa học và y tế thế giới khi họ đang cố gắng tìm hiểu về COVID-19. Một số người đã học được rằng điều Trung Quốc nói không phải luôn luôn trở thành sự thật và đôi khi những báo cáo không thành thật này đem đến hậu quả chết người.
Cựu cố vấn an ninh Quốc gia John Bolton đã liên tục cáo buộc Trung Quốc nói dối về số lượng ca nhiễm và tử vong vì virus corona Vũ Hán.
“Sự dối trá và che giấu dữ liệu của Trung Quốc đe dọa của nước Mỹ và toàn bộ thế giới”, ông Bolton viết trên Twitter hôm thứ Năm.
Trong một tweet khác, ông viết: “Số lượng người chưa được báo cáo đã chết một cách không cần thiết bởi vì hành động của chế độ độc tài Bắc Kinh. Nền kinh tế thế giới đã phải chịu đựng sự thụt lùi mang tính thảm họa mà vốn có thể được giảm nhẹ đáng kể nếu Trung Quốc trung thực”.
Bình luận của ông Bolton phản ánh lại nhận xét của bác sĩ Deborah Birx, chuyên gia y tế hàng đầu trong chiến dịch chống đại dịch của ông Trump. Bà Birx hôm thứ Ba nói rằng báo cáo của Trung Quốc đã ảnh hưởng tới nhận định của quốc gia khác về tính chất của dịch bệnh này.
“Cộng đồng y tế thế giới đã diễn giải dữ liệu của Trung Quốc như sau: Đây là một dịch bệnh nghiêm trọng, nhưng nó có quy mô nhỏ hơn nhiều điều bất cứ ai dự đoán bởi vì tôi cho rằng chúng ta bị bỏ mất một phần lớn số liệu. Bây giờ những gì chúng ta chứng kiến đã xảy ra với Ý và Tây Ban Nha”, bà Birx nói.
Về phần mình, Trung Quốc luôn quyết liệt lên án bất kỳ ai nói con số báo cáo của họ là giả. Hôm thứ Năm, Bắc Kinh đã cáo buộc Mỹ đang dùng Trung Quốc làm “thế thân” cho sai lầm của chính mình.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh khẳng định Trung Quốc luôn luôn “cởi mở và minh bạch” trong báo cáo của họ và tố cáo bản tin của Bloomberg, trong đó nói rằng tình báo Mỹ kết luận Trung Quốc nói dối về số liệu thương vong, mới thực sự là một lời nói dối.
“Một số quan chức Mỹ muốn đẩy tội ra bên ngoài”, bà Hoa nói tại Bắc Kinh. “Thực ra chúng tôi không muốn bị cuốn vào tranh cãi với họ, nhưng khi phải đối mặt với những lời phỉ báng vô đạo đức liên tục từ họ, tôi cảm thấy mình có trách nhiệm phải dành thời gian và nói rõ sự thật một lần nữa”.
Trọng Đức (theo Fox News)/TrithucVN Chính trị , Tin quốc tế , Y tế
No comments:
Post a Comment