Tình hình dịch viêm phổi ở Quảng Châu vẫn tiếp tục lan rộng, chính quyền Trung Quốc chĩa mũi nhọn vào người châu Phi tại địa phương, cho rằng họ là nguồn lây nhiễm virus và yêu cầu họ rời khỏi nhà thuê hoặc khách sạn, khiến một lượng lớn phải ngủ lang thang trên đường, ngủ dưới gầm cầu, không có thức ăn nước uống.
Tờ Sahara Reporters của Mỹ đưa tin, người châu Phi ở Trung Quốc xác nhận rằng họ đã bị áp dụng “lệnh đuổi khách”, chính quyền địa phương đang dùng vũ lực ép người ngoại quốc rời khỏi nơi cư trú. Một số người di cư châu Phi cho biết họ bị buộc rời khỏi nơi cư trú và bị từ chối ở trong khách sạn, nhà hàng.
Thông tấn xã Trung ương đưa tin, Tony Mathias, sinh viên trao đổi 24 tuổi gốc Uganda, người đã bị trục xuất khỏi nơi cư trú vài ngày trước, cũng nói rằng anh đã ngủ dưới cầu trong 4 ngày và muốn mua gì đó để ăn đều cực kỳ khó khăn. “Tôi không thể mua thứ gì để ăn ở bất kỳ đâu, không có cửa hàng hay nhà hàng nào mở cửa. Chúng tôi giống như những người ăn xin trên đường phố.”
Một người Nigeria tiết lộ với CNN rằng, là một doanh nhân, ông thường bay sang Trung Quốc và nghỉ tại khách sạn địa phương, nhưng sau khi Trung Quốc đóng cửa biên giới, ông chỉ có thể lang thang trên đường phố, mặc dù ông có mang chứng minh thân phận nhưng không thể tìm thấy một khách sạn nào sẵn sàng để ông nghỉ lại, sau khi tìm đến cảnh sát, tất cả họ đều phớt lờ vấn đề của ông. Cuối cùng ông chỉ có thể ngủ trên đường phố.
Một doanh nhân Nigeria khác nói rằng, ông vốn thuê một căn hộ ở Quảng Châu. Khi dịch bệnh bùng phát, chủ nhà cắt nước và điện căn hộ của ông mà không hề đưa ra một lý do gì. Chủ nhà thậm chí còn kêu gọi các quan chức địa phương yêu cầu ông rời khỏi căn hộ.
Báo cáo chỉ ra rằng hiện tại có một nhóm người châu Phi da đen đang lang thang trên đường phố Quảng Châu. Họ buộc phải ngủ trên đường, bị cảnh sát bắt giữ và trục xuất.
Người dùng internet chỉ ra rằng cộng đồng người Phi ở Quảng Châu đã bị chính quyền ban hành “lệnh đuổi khách”, một số lượng lớn người Phi đang sống lang thang trên các đường phố. (Ảnh: Twitter)
Đồng thời, “người da đen là nguồn lây virus” trở thành chủ đề nóng trên Weibo. Xuất hiện rất nhiều bài phát biểu phân biệt chủng tộc, như “người da đen là tầng lớp thấp nhất”, “Đề nghị xóa sạch người da đen trên toàn thế giới“, “Trước đây tôi từng nghĩ ‘Tại sao một số quốc gia phân biệt đối xử với người da đen?’ Bây giờ tôi đã hiểu. “…
Hoàn cảnh của người châu Phi tại Quảng Châu đã thu hút sự quan tâm của Liên minh châu Phi. Chủ tịch Liên minh Châu Phi Musa-Faki-Mahamat nói rằng ông đã triệu tập ông Lưu Dự Tích, Đại sứ Trung Quốc tại Đại sứ Liên minh châu Phi và bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng”.
Bộ Ngoại giao Kenya cũng đã lên tiếng, tuyên bố rằng: “Có một hiện tượng vô trách nhiệm đối với người nước ngoài tại Quảng Châu, đặc biệt là nhiều chủ doanh nghiệp Quảng Châu đang nhắm mục tiêu đến công dân châu Phi”. Tuyên bố cũng chỉ ra rằng Chính phủ Kenya đã nhận được phản hồi từ đại sứ quán Trung Quốc ở Nairobi. Phía Trung Quốc phản hồi rằng họ “sẽ hành động ngay lập tức để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân châu Phi”.
Đáp lại điều này, Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cũng thừa nhận rằng người dân Trung Quốc có “một số hiểu lầm” về người di cư châu Phi. Chính phủ sẽ cải thiện cơ chế và phương pháp làm việc sớm nhất có thể.
Tuy nhiên, điều đáng nói là chính quyền Bắc Kinh đã tặng vật tư y tế cho 18 quốc gia châu Phi trong tuần này. Hành động hỗ trợ này nhận được sự hoan nghênh ở các nước châu Phi, trái ngược hoàn toàn với tình trạng của người châu Phi ở Quảng Châu.
Eric Olander, tổng biên tập của “Dự án Trung – Phi” cũng chỉ ra trên các phương tiện truyền thông rằng, điều này cho thấy chính quyền trung ương và địa phương có thái độ hành động không thống nhất. “Chúng tôi đã nghe tin tức lạc quan hơn về ngoại giao châu Phi. Nhưng những thương gia người Châu Phi, học sinh và những người quốc tịch khác đã gặp phải những khó khăn ngày càng căng thẳng hơn trong cuộc sống.”
Theo Trí thức VN
Tin quốc tế
,
Xã hội
,
Y tế
Tờ Sahara Reporters của Mỹ đưa tin, người châu Phi ở Trung Quốc xác nhận rằng họ đã bị áp dụng “lệnh đuổi khách”, chính quyền địa phương đang dùng vũ lực ép người ngoại quốc rời khỏi nơi cư trú. Một số người di cư châu Phi cho biết họ bị buộc rời khỏi nơi cư trú và bị từ chối ở trong khách sạn, nhà hàng.
Thông tấn xã Trung ương đưa tin, Tony Mathias, sinh viên trao đổi 24 tuổi gốc Uganda, người đã bị trục xuất khỏi nơi cư trú vài ngày trước, cũng nói rằng anh đã ngủ dưới cầu trong 4 ngày và muốn mua gì đó để ăn đều cực kỳ khó khăn. “Tôi không thể mua thứ gì để ăn ở bất kỳ đâu, không có cửa hàng hay nhà hàng nào mở cửa. Chúng tôi giống như những người ăn xin trên đường phố.”
Một người Nigeria tiết lộ với CNN rằng, là một doanh nhân, ông thường bay sang Trung Quốc và nghỉ tại khách sạn địa phương, nhưng sau khi Trung Quốc đóng cửa biên giới, ông chỉ có thể lang thang trên đường phố, mặc dù ông có mang chứng minh thân phận nhưng không thể tìm thấy một khách sạn nào sẵn sàng để ông nghỉ lại, sau khi tìm đến cảnh sát, tất cả họ đều phớt lờ vấn đề của ông. Cuối cùng ông chỉ có thể ngủ trên đường phố.
Một doanh nhân Nigeria khác nói rằng, ông vốn thuê một căn hộ ở Quảng Châu. Khi dịch bệnh bùng phát, chủ nhà cắt nước và điện căn hộ của ông mà không hề đưa ra một lý do gì. Chủ nhà thậm chí còn kêu gọi các quan chức địa phương yêu cầu ông rời khỏi căn hộ.
Báo cáo chỉ ra rằng hiện tại có một nhóm người châu Phi da đen đang lang thang trên đường phố Quảng Châu. Họ buộc phải ngủ trên đường, bị cảnh sát bắt giữ và trục xuất.
Người dùng internet chỉ ra rằng cộng đồng người Phi ở Quảng Châu đã bị chính quyền ban hành “lệnh đuổi khách”, một số lượng lớn người Phi đang sống lang thang trên các đường phố. (Ảnh: Twitter)
Đồng thời, “người da đen là nguồn lây virus” trở thành chủ đề nóng trên Weibo. Xuất hiện rất nhiều bài phát biểu phân biệt chủng tộc, như “người da đen là tầng lớp thấp nhất”, “Đề nghị xóa sạch người da đen trên toàn thế giới“, “Trước đây tôi từng nghĩ ‘Tại sao một số quốc gia phân biệt đối xử với người da đen?’ Bây giờ tôi đã hiểu. “…
Hoàn cảnh của người châu Phi tại Quảng Châu đã thu hút sự quan tâm của Liên minh châu Phi. Chủ tịch Liên minh Châu Phi Musa-Faki-Mahamat nói rằng ông đã triệu tập ông Lưu Dự Tích, Đại sứ Trung Quốc tại Đại sứ Liên minh châu Phi và bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng”.
Bộ Ngoại giao Kenya cũng đã lên tiếng, tuyên bố rằng: “Có một hiện tượng vô trách nhiệm đối với người nước ngoài tại Quảng Châu, đặc biệt là nhiều chủ doanh nghiệp Quảng Châu đang nhắm mục tiêu đến công dân châu Phi”. Tuyên bố cũng chỉ ra rằng Chính phủ Kenya đã nhận được phản hồi từ đại sứ quán Trung Quốc ở Nairobi. Phía Trung Quốc phản hồi rằng họ “sẽ hành động ngay lập tức để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân châu Phi”.
Đáp lại điều này, Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cũng thừa nhận rằng người dân Trung Quốc có “một số hiểu lầm” về người di cư châu Phi. Chính phủ sẽ cải thiện cơ chế và phương pháp làm việc sớm nhất có thể.
Tuy nhiên, điều đáng nói là chính quyền Bắc Kinh đã tặng vật tư y tế cho 18 quốc gia châu Phi trong tuần này. Hành động hỗ trợ này nhận được sự hoan nghênh ở các nước châu Phi, trái ngược hoàn toàn với tình trạng của người châu Phi ở Quảng Châu.
Eric Olander, tổng biên tập của “Dự án Trung – Phi” cũng chỉ ra trên các phương tiện truyền thông rằng, điều này cho thấy chính quyền trung ương và địa phương có thái độ hành động không thống nhất. “Chúng tôi đã nghe tin tức lạc quan hơn về ngoại giao châu Phi. Nhưng những thương gia người Châu Phi, học sinh và những người quốc tịch khác đã gặp phải những khó khăn ngày càng căng thẳng hơn trong cuộc sống.”
Theo Trí thức VN
No comments:
Post a Comment